Khái niệm nhà giáo là gì

Hiểu đúng về chức danh giáo viên, giảng viên, nhà giáo

  • 1. Nhà giáo, giáo viên, giảng viên là gì
  • 2. So sánh giáo viên và giảng viên

Nhà giáo, giảng viên, giáo viên đều là những tên chức danh để gọi những người trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Vậy sự khác nhau giữa giáo viên và giảng viên là gì và gọi như thế nào cho đúng? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên.

Nhà giáo, giáo viên, giảng viên tưởng chừng chỉ là những cụm từ hết sức bình thường chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày; tuy nhiên thực tế lại có rất nhiều người vẫn gọi sai so với quy định của pháp luật. Vậy gọi thế nào mới đúng?

1. Nhà giáo, giáo viên, giảng viên là gì

Về vấn đề này, Điều 70 Luật giáo dục 2005 [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014] có quy định cụ thể như sau:

- Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

- Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông [tiểu học, THCS, THPT], giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên.

- Nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.

Ngoài ra, Luật Giáo dục 2019 [bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2020] cũng có quy định về vấn đề này:

- Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục [trừ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập để đào tạo tiến sĩ].

- Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên;

- Nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

Như vậy:

[1] Nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên.

[2] Trước ngày 01/7/2020, thực hiện theo Luật giáo dục 2005, việc xác định, phân biệt ai là giáo viên, đối tượng nào là giảng viên sẽ dựa vào việc người đó giảng dạy ở đâu.

[3] Từ ngày 01/7/2020, thực hiện theo Luật giáo dục 2019, việc xác định, phân biệt ai là giáo viên, giảng viên có sự thay đổi đó là: Việc xác định ai được gọi là giảng viên sẽ dựa vào việc người đó giảng dạy trình độ gì chứ không phải giảng dạy ở đâu.

2. So sánh giáo viên và giảng viên

Giáo viên

Giảng viên

Khái niệm

Là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.

Giáo viên tại các trường công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.

Chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng.

Trình độ

Trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ

Đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc chia theo từng bậc học

+Tiểu học

+Trung học

+ Trung học cơ sở

>>> 42 tuần

Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ và được xác định theo năm học.

Định mức giảng dạy

Được Tính theo Tiết dạy với từng cấp khác nhau

Giờ chuẩn giảng dạy

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học, Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học

Được phân theo từng hạng [3 hạng] Mỗi hạng giảng viên sẽ có những yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn phù hợp.

Ví dụ: Hạng 1 thì có nhiệm vụ:

Giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học trở lên; hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp cao đẳng, đại học; hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; chủ trì hoặc tham gia các hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo,,..

- Đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức và trình bày báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo,...

Lương và hệ số lương

Hiện nay mức lương cơ sở là 1.390.000 x hệ sô lương của giáo viên tùy theo trình độ và "hạng" mà hệ số khác nhau:

Ví dụ:

Hệ số lương Đại học: 2.34

Hệ số lương Cao đẳng: 2.10

Hệ số lương Trung cấp: 1.86

Tùy theo từng vùng mà Mức lương tối thiểu được thỏa thuận khác nhau:

Vùng 1: 3.980.000

Vùng 2: 3.530.000

Vùng 3: 3.090.000

Vùng 4: 2.760.000

+ Với các trường tư : Nhà trường trả lương cho giáo viên theo nhiệm vụ công tác.

Ngoài lương theo ngạch bậc từ nguồn ngân sách Nhà nước, các giảng viên giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ đều có thêm nguồn thu từ việc nhà trường được phép thực hiện tự chủ tài chính

Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

+ Ở các trường tư: mức lương tùy theo trình độ và khả năng tài chính

Chế độ nghỉ hèThời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng [bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động], được hưởng nguyên lương và các phụ cấp [nếu có];Được nghỉ hè theo học kỳ, tùy theo chế độ học của từng trường mà thời gian nghỉ hè được phân chia khác nhau.

Xem thêm

  • Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên
  • Quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học

Chủ Đề