Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bao lâu thì lành

Ngày nay, chị em khi sinh thường hay bị rạch tầng sinh môn để quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn. Vậy rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành và có thể quan hệ lại được? Đây chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu chuẩn bị bước vào phòng sinh thắc mắc.

1. Vì sao phải rạch tầng sinh môn?

Theo chia sẻ của các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tầng sinh môn là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn, dài khoảng 3-5 cm và có vai trò quan trọng trong quá trình chị em vượt cạn. Trong quá trình chị em rặn đẻ, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn để đảm bảo tính thẩm mỹ và sức khỏe cho các mẹ.

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật giúp các mẹ bầu sinh bé được dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy cơ tầng sinh môn tự rách gây sẹo xấu và biến chứng bị nhão về sau.

Nếu bác sĩ không rạch tầng sinh môn mà để nó rách một cách tự nhiên khi chị em rặn đẻ thì vết sẹo để lại sẽ xấu xí. Bên cạnh đó, khi để tầng sinh môn tự rách sẽ ảnh hưởng tới nút thớ trung tâm đáy chậu. Điều này khiến tầng sinh môn bị nhão, mất khả năng co hồi. Chị em có nguy cơ bị sa tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang.

Vì vậy, những chị em đi sinh mà bị rạch tầng sinh môn thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Bác sĩ sẽ luôn làm những gì tốt nhất cho các mẹ.

>> Tìm hiểu: Muốn đẻ thường không bị rạch tầng sinh môn, mẹ bầu hãy lưu ý điều sau

2. Rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành lại?

Nhắc đến chuyện rạch, mổ là nhiều mẹ sẽ lo sợ đau đớn. Trong thực tế, vết rạch tầng sinh môn được thực hiện trong lúc mẹ đang đau đẻ nên mẹ sẽ chẳng cảm nhận được gì cả. Thêm vào đó, với tay nghề giỏi như các bác sĩ tại bệnh viện Thu Cúc thì mẹ hoàn toàn yên tâm, không sợ đau đớn.

Sau khi quá trình vượt cạn đã diễn ra, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết rạch tầng sinh môn. Việc này kéo dài khoảng 15-20 phút. Đến khi thuốc tê hết tác dụng thì mẹ sẽ chỉ cảm thấy đau nhẹ, hơi bứt rứt một chút.

Tham khảo bài đọc sau: Ca sinh mổ mất bao lâu

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, các chị em khi sinh thường sẽ được khâu thẩm mỹ tầng sinh môn.

Nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, vết rạch tầng sinh môn sẽ mất khoảng 2-3 tuần để lành lại và sau 1 tháng thì mẹ hoàn toàn phục hồi. Khi sinh tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, chị em sẽ được khâu thẩm mỹ tầng sinh môn nên không phải lo lắng về sẹo xấu sau này.

Nếu sau 1 tháng mà mẹ vẫn còn thấy đau ở vết rạch tầng sinh môn thì hãy đến bệnh viện kiểm tra lại, rất có thể vết khâu bị nhiễm trùng hoặc khâu quá chặt gây biến chứng.

3. Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?

Vấn đề này không chỉ được chị em quan tâm mà cả các anh nhà cũng rất muốn biết. Tầng sinh môn bị rạch khi sinh, hoặc có thể tự rách trong quá trình rặn đẻ. Như đã nói ở trên, sau 2-3 tuần thì vết khâu tầng sinh môn sẽ lành lại. Nhưng chị em cần khoảng 4-6 tuần để quan hệ tình dục trở lại.

Tầng sinh môn khi được chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ thì sau khoảng 2-3 tuần sẽ lành lại và sau 4-6 tuần chị em có thể quan hệ tình dục.

Để tầng sinh môn mau lành, chị em cần tuân thủ một số lưu ý chăm sóc như sau:

– Vệ sinh vết khâu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, giữ khu vực này luôn khô ráo, sạch sẽ.

– Không để băng vệ sinh chà xát lên vết khâu, thay băng thường xuyên để vết khâu được sạch khô.

– Khi đi vệ sinh dùng khăn giấy mềm đặt lên vết thương để không bị xót.

Khi đi vệ sinh, chị em nên dùng khăn dấy sạch đặt lên vết rạch tầng sinh môn để tránh bị đau xót.

– Chị em nên sử dụng các loại quần lót bằng cotton thoáng mát hoặc đồ lót dùng 1 lần.

– Đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, vết rạch nhanh lành.

– Tăng cường ăn rau quả, trái cây, uống nhiều nước để phòng táo bón. các vấn đề sau sinh

Trên đây là một số thông tin về thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì về chủ đề này thì hãy liên hệ tới đường dây nóng 1900 55 88 96 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ.

Tin liên quan

  • Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không
  • Chậm kinh 2 ngày liệu có thai không
  • Quan hệ ngày đèn đỏ cần lưu ý những gì

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Thứ ba, 28/02/2017, 19:41 GMT+7

THẨM MỸ TẦNG SINH MÔN “BÍ QUYẾT THĂNG HOA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH”

1. Tại sao chị em cần thẩm mỹ tầng sinh môn?

Tầng sinh môn [âm đạo] là khu vực đáy chậu, bao gồm các phần mềm cơ, dây chằng dưới khung chậu, có nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phân quan trọng như bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Trong suốt quá trình sinh nở, tầng sinh môn phải giãn nở để thai nhi chào đời.

Sau sinh nở, tầng sinh môn bị nhão rộng, khó có thể đàn hồi trở lại kích thước ban đầu.

Việc âm đạo giãn rộng kích thước, không đủ dịch nhờn để bôi trơn, không kiểm soát được co thắt sẽ làm mất khoái cảm tình dục cho cả hai bên. Chính vì lẽ đó, phẫu thuật thẩm mỹ tầng sinh môn là nhu cầu không thể thiếu của nhiều chị em phụ nữ ngày nay.

2. May tầng sinh môn ở thời điểm nào hợp lý?

Theo các chuyên gia, sau sinh khoảng 3 tháng chính là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành may thẩm mỹ tầng sinh môn. Bởi đây chính là khoảng thời gian tối thiểu để vùng âm hộ, âm đạo của chị em sau sinh có thể ổn định và hồi phục giúp cho quá trình phẫu thuật đạt được kết quả như mong muốn.

Sau sinh 3 tháng là thời điểm lý tưởng để chị em tiến hành may thẩm mỹ tầng sinh môn

Ngoài thời điểm được áp dụng cho sản phụ sau khi sinh thì đối với những trường hợp khác, các chuyên gia nhận định nên tiến hành sau khoảng 3-5 ngày đã sạch kinh nguyệt. Các bác sỹ cũng nhấn mạnh, chị em không nên may tầng sinh môn trước chu kì kinh nguyệt vì dễ làm vết mổ bị nhiễm trùng nếu ngày kinh xuất hiện khi vết thương chưa lành.

Thủ thuật may tầng sinh môn không ảnh hưởng đến việc thụ thai và có con của phụ nữ. Nhưng chị em nên chú ý: Khi lựa chọn phẫu thuật may tầng sinh môn, bạn nên chắc chắn rằng sẽ không quyết định mang thai và đẻ thêm vì lần lâm bồn sau buộc phải tiến hành may lại lần nữa.

3. May tầng sinh môn chỉ định trong trường hợp nào?

Theo nhận định của giới chuyên gia, phẫu thuật may thẩm mỹ tầng sinh môn được chỉ định trong những trường hợp sau:

May tầng sinh môn giúp chị em “thắp lửa yêu” trong hạnh phúc hôn nhân gia đình

– Ống âm đạo rộng do mang thai đẻ nhiều lần, liên tiếp.

– Ống âm đạo rộng bẩm sinh ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng

– Sai lệch cấu trúc do phục hồi sau chửa đẻ, phẫu thuật vùng tầng sinh môn, sa tử cung.

– Tổn thương âm đạo do chấn thương, tai nạn…

Không nên áp dụng may tầng sinh môn với các trường hợp sau :

– Phụ nữ mang thai

– Đang trong kỳ kinh nguyệt

– Bị nhiễm khuẩn, nấm bộ phận sinh dục

– Mắc các bệnh mãn tính: lao, đái tháo đường, bệnh tim mạch..

– Bất thường về tâm lý.

4. Phẫu thuật may tầng sinh môn có đau không?

Phẫu thuật may tầng sinh môn đòi hỏi bác sỹ thực hiện phải có tay nghề chuyên môn cao

Toàn bộ quá trình thẩm mỹ, bạn sẽ được gây tê nên sẽ hoàn toàn không đau đớn. Một ca phẫu thuật mất khoảng 30 – 40 phút trong môi trường vô trùng, các bác sĩ sẽ xem xét vị trí tổn thương, độ rộng âm đạo, khả năng co giãn của tầng sinh môn mà tiến hành thu nhỏ, làm hẹp vùng kín. Sau khi phẫu thuật, chị em có thể di chuyển hoạt động nhẹ nhàng bình thường.

5. Những lưu ý khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh

Sau khi sinh, vết khâu ở tầng sinh môn cũng giống như những vết khâu khác trên cơ thể khi bị thương. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến các vết khâu càng lâu lành, thậm chí còn có thể dẫn tới đứt chỉ [bục vết may], nhiễm trùng, không lành sẹo, co cơ… Chính vì vậy, khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà sau sinh, chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chăm sóc:

Trong 3 ngày đầu, dùng dung dịch Povidone thấm ướt bông gòn, bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày một lần. Băng vệ sinh nên thay ít nhất 6g/lần và quan sát xem sản dịch có ra nhiều không, màu gì, có hôi không? Nếu có mùi hôi, sản dịch đã bị nhiễm trùng.

Để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh đúng cách tốt nhất là không tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo, kinh nhiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Sát khuẩn vết khâu tầng sinh môn sau sinh bằng dung dịch Povidone

Vệ sinh: Mỗi lần đi vệ sinh, dùng nước ấm [có thể dùng vòi sen], xối nhẹ lên vết thương từ trên xuống. Sau đó, dùng khăn bông mềm chậm nhẹ lại cho khô vết thương. Bạn có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu. Riêng việc đại tiện có thể trì hoãn được vài ngày sau sinh nên không đáng ngại lắm.

Cố gắng đi lại nhẹ nhàng: Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm khả năng vết khâu tầng sinh môn bị sưng và giúp vết thương mau lành.

Sử dụng thực phẩm nhuận tràng cho bà mẹ sau sinh

Chế độ ăn uống: Ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón. Tình trạng táo bón khiến bạn phải rặn mạnh có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành.

Kiểm tra thường xuyên: Hàng ngày nên kiểm tra vết khâu tầng sinh môn có bị sưng đỏ không, có bị chặt cứng và tiết dịch không. Nếu bị nhiễm trùng nên kịp thời đến bệnh viện để bác sĩ xử lý và sớm rút chỉ khâu.

Quan hệ vợ chồng: Tốt nhất nên kiêng quan hệ vợ chồng cho tới khi vết may lành hẳn, không còn đau để tránh nguy cơ nhiễm trùng, rò âm đạo – hậu môn, mất tự chủ trong tiểu tiện…

Thẩm mỹ Tầng sinh môn “Bí quyết thăng hoa cho hạnh phúc gia đình” với một chi phí vô cùng hấp hấp dẫn  tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang chỉ 4.000.000đ.

Chúng tôi rất hân hạnh được tư vấn và giải đáp các thắc mắc của bạn :

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang tất cả cho sức khỏe của bạn !

Video liên quan

Chủ Đề