Rừng thiêng nước độc có nghĩa là gì

Phóng to
Một góc khu rừng ma với cây cối mọc kín mít - Ảnh: Xuân Dũng

Bí ẩn rừng ma

Lần đầu lên miền núi Quảng Trị vào thập niên 1980, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Lúc ấy nạn đốt rừng làm rẫy còn tràn lan. Đó là tập quán phát - đốt - cuốc - trỉa của đồng bào miền ngược, di chứng của lối sống du canh du cư từ cả ngàn năm trước. Nhưng có một điều lạ là bên cạnh những núi đồi bị đốt trụi lại có những cụm rừng nguyên sinh xanh thẳm nổi lên như một cù lao, thậm chí có những cánh rừng già cây cối cao vút um tùm như không hề có bàn tay con người đụng đến. Thấy tôi ngơ ngác không hiểu, một cán bộ người Kinh giải thích đó là chỗ chôn người chết của đồng bào Vân Kiều. Người sống không dám lai vãng chứ đừng nói đến chuyện phá rừng. Người ta gọi nôm na là rừng ma. Tôi nhờ anh cán bộ người Kinh đưa vào rừng ma, anh hốt hoảng từ chối và khuyên tôi đừng rước vạ vào thân.

Anh Lê Văn Quang, một thanh niên Cam Lộ, buôn bán gỗ mít, thường hay lên miền núi mua hàng. Lần ấy, vì gấp việc anh đã đi tắt qua một cánh rừng cho nhanh. Vừa mới qua khỏi, chợt có tiếng quát: ”Này, ai cho anh đi qua đây? Muốn chết hả?”. Rồi xuất hiện trước mặt mấy người Vân Kiều mặt mũi hầm hầm, xem chừng tức giận sôi gan. Quang giải thích vì gấp việc phải đi qua đây, có làm gì sai trái đâu mà bà con la mắng. Một người Vân Kiều nói chỗ chôn người chết không ai được đến gần, nhất là người lạ. Nếu ai vi phạm sẽ phải cúng một con heo dài năm gang và ba con gà cùng với rượu để tạ tội với thần linh, để ma rừng yên ổn không quấy phá người sống. Quang nghe xong là ù tai, cố sức phân trần.Thấy bộ dạng anh hiền lành, nói năng thật thà nên sau cùng họ bỏ qua. Kể lại chuyện này, Quang vẫn còn rụt cổ: ”Em khiếp đến già luôn anh ơi”. Quang kể lúc đi qua khu rừng ma không thấy nhà mồ gì cả, chỉ có một lối mòn nhỏ giữa cây cối rậm rạp mà họ bảo là nơi ở của người chết.

Tôi đem chuyện này hỏi ông Hồ Văn Cường, người xã Mò Ó [huyện Đakrông, Quảng Trị]. Ông Cường cho hay đồng bào Vân Kiều khi chết được đưa ra chôn ở ngoài rừng và nơi đó thường xa chỗ ở. Mai táng xong người chết, họ bỏ chạy một mạch về nhà, không được ngoái cổ lại đằng sau. Theo quan niệm của người Vân Kiều, người ta dù chết đi vẫn còn linh hồn, nếu để hồn ma biết đường trở về nhà sẽ bắt người sống phải ốm đau bệnh tật, phải chết theo với mình. Vì vậy, chỗ chôn người chết là cách biệt hẳn và bất khả xâm phạm. Người sống, ngay cả người nhà, cũng hầu như không dám viếng thăm lãnh địa của những linh hồn. Lâu ngày mồ chôn biến thành đất bằng, cây rừng mặc sức mọc lên. Dân tộc Vân Kiều thường chôn người chết thành từng chỗ riêng theo gia tộc. Khi chôn họ thường chôn theo chiếu, chén bát, nồi niêu... dành cho người đã khuất núi. Họ quan niệm người chết vẫn sống bình thường ở một thế giới khác, thế giới của những hồn ma. Họ gọi nơi đó là lùm cu múi [nghĩa là rừng ma].

Tôi muốn đến đó một lần cho biết nhưng ông Cường lắc đầu quầy quậy: “Không được đâu, làng phạt đấy!”.

Phóng to
Những đồ vật được người sống “chia” cho người chết trong rừng ma - Ảnh: Xuân Dũng

Vào rừng ma

Tôi bàn với Lập, anh chàng lái buôn vốn rất thân quen với người Vân Kiều, phải tìm cách một lần vào được rừng ma. Lập hiến kế nên đi vào nửa buổi chiều, lúc ấy thường vắng người, hi vọng không gặp rắc rối. Nhưng anh chàng này hơi sợ, nên chỉ nhận nhiệm vụ trinh sát và cảnh giới phòng bất trắc, còn thì mặc tôi xoay xở. Tôi liền đồng ý.

Chúng tôi gặp cán bộ xã Hướng Hiệp trình bày ý định và nhờ giúp cho một cán bộ trẻ dẫn đường. Chính quyền xã cử ngay bí thư xã đoàn người Vân Kiều tên Hồ Văn Nhiên dẫn đường. Dọc đường đi, tôi dạm hỏi về chuyện rừng ma, Nhiên vẫn vui vẻ kể chuyện. Nhưng khi tôi đề nghị Nhiên dẫn tôi vào rừng ma để tìm hiểu rõ hơn về văn hóa miền núi thì bí thư xã đoàn hoảng hốt: “Thật tình em cũng muốn giúp anh, nhưng vào rừng ma thì không dám. Người Vân Kiều kiêng kỵ vào rừng ma, nhất là người lạ”.Tôi kiên trì thuyết phục, cuối cùng Nhiên đồng ý chỉ đường tới gần rừng ma rồi anh quay ngay về xã.

Đến nơi, Lập vội... núp vào một lùm cây um tùm ven đường. Nhìn kỹ bốn phía không thấy ai, tôi nhanh chóng rẽ vào một lối mòn, cây cối hai bên rậm rạp, chứng tỏ lâu ngày không có người vào. Đi chừng nửa cây số, hiện ra một khoảng trống giữa bốn bề rậm rạp. Rừng ma đây rồi! Tôi ngồi xuống quan sát, xung quanh lặng ngắt, không khí u tịch, nặng nề. Trước mặt tôi có một chiếc chiếu đã rách, cạnh bên là chiếc bát. Bỗng dưng tôi thấy lạnh sau gáy. Chính vào lúc này bằng trải nghiệm của bản thân, tôi mới thấm thía một sự thật mang dáng dấp nghịch lý: có những điều mình không tin có thực mà nhiều khi vẫn sợ, một nỗi sợ in sâu trong tiềm thức, khi có cơ hội sẽ bùng lên. Đang lúc nghĩ ngợi miên man thì bỗng “soạt” một cái, tôi giật mình. Hóa ra chỉ là tiếng vỗ cánh của con chim.

Rồi đột nhiên thấy hình như xa xa trong rừng ma nhô lên một tấm bia mộ. Lạ thật, người Vân Kiều làm gì có chuyện dựng bia mộ. Tôi khom lưng đi tới gần nhìn cho rõ. Đúng là một tấm bia mộ, ghi rõ tên người chết là một cán bộ người Vân Kiều. Có lẽ người nhà anh cán bộ này học cách dựng bia mộ của người Kinh. Đó là kết quả của việc giao lưu văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược vẫn diễn ra từng ngày ở đây. Tôi chụp mấy kiểu ảnh rừng ma và nhanh chóng rút khỏi “lãnh địa bất khả xâm phạm”...

Vì sao người Vân Kiều chỉ mang họ Hồ?

Đến vùng miền núi Quảng Trị [và Thừa Thiên - Huế], bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy người dân tộc thiểu số nào ở đây cũng mang họ Hồ. Họ là người dân tộc Vân Kiều và Pacô [một dân tộc có nhiều điểm tương đồng với dân tộc Vân Kiều], vốn chỉ có tên mà không có họ. Nhưng vì sao người Vân Kiều và Pacô lại mang họ Hồ?

Năm 1946, từ chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã cử cán bộ vào Nam thăm hỏi đồng bào vùng cao Quảng Trị. Đoàn có gửi tặng bà con Vân Kiều, Pacô những tấm hình của Bác và áo lụa đẹp cho những người già đã sống trên 90 tuổi. Đồng bào Vân Kiều, Pacô cảm động lắm. Một thời gian sau thì diễn ra cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cán bộ làm công tác bầu cử khi ghi danh cử tri đã hỏi đồng bào họ gì? Từ thuở khai thiên lập địa, cha sinh mẹ đẻ ai nào có biết cái họ là gì, nay nghe hỏi vậy không khỏi bất ngờ và lúng túng. Có người đề nghị: xin lấy họ của Bác Hồ làm họ của mình.

Thế rồi vào ngày 26-6-1946, dưới sự tổ chức của Mặt trận Liên Việt, các già làng Vân Kiều, Pacô đã tụ họp dưới chân núi Coc Tăng [Quảng Trị] tổ chức cắt máu ăn thề, rằng người Vân Kiều, Pacô mãi mãi đi theo Bác Hồ. Các đầu làng đồng thanh quyết định lấy họ Chủ tịch Hồ Chí Minh làm họ chung cho cả hai dân tộc Vân Kiều, Pacô. Từ đó, ngày 26-6-1946 được xem là ngày đồng bào Vân Kiều, Pa Cô chính thức mang họ Hồ. Năm 1957, khi biết tin Bác Hồ vào thăm tỉnh Quảng Bình, đồng bào dân tộc vùng cao Quảng Trị sống ở đặc khu Vĩnh Linh liền cử ông Hồ Ray ra để đề đạt nguyện vọng của đồng bào.

[Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị]

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Kỳ 1: Chiếc lá tránh thaiKỳ 2:Thầy lang núi và phương thuốc lạKỳ 3:Cà răng, căng taiKỳ 4: Huyền thoại về “ngải độc”

PHẠM XUÂN DŨNG

"Lạnh người" thám hiểm rừng thiêng

Bước chân vào thế giới của người M’Nông sống ven hồ Lắk luôn là điều mới lạ, huyền bí đối với người miền xuôi bởi nó luôn phảng phất nhiều dấu ấn của thuở hồng hoang.

  • Vì sao người mẹ nhốt con trong ‘ngục tối’ suốt 10 năm?

  • Cuộc gặp gỡ định mệnh của thiếu phụ 2 con

  • Thực hư về sói lửa trên "cao nguyên trắng"

Buổi chiều ở vùng núi thẳm trời nắng như đổ lửa, giọng già Y Vé Nhơm vẫn đều đều vang lên: Khu rừng ấy [rừng mộ ché] có từ rất lâu rồi, già cũng không xác định được tuổi của nó, chỉ biết rằng từ trước thời cố nội đã có khu rừng, đến giờ hơn 300 năm. Những câu chuyện liên quan đến khu rừng đang dần phai mờ trong tâm thức của người dân ở buôn làng này, vì người già đã về với Yang [thần linh]. Bây giờ khu rừng không còn riêng của dòng họ già mà thuộc sự quản lý của nhà nước.

Chết xấu và con ngải ma

Theo già Y Vé Nhơm và bà con trong buôn đó là chuyện của nhiều năm về trước, bây giờ có thể vào rừng bình thường. Nhưng không được chặt cây làm điều xấu trong rừng.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được vào khu rừng thiêng thì các già làng lưỡng lự, họ phân trần: Trong đó chỉ có bụi tre và những ngôi mộ, có gì đâu mà vào. Sau hồi thuyết phục, các cụ già trao đổi bằng tiếng bản địa, quyết định để ông Y Vế Liêng [SN 1967], nguyên Bí thư chi bộ buôn dẫn đi.

Lần đầu vào chốn được cho là nơi của những hồn ma bóng quế, chúng tôi nghĩ ngay đến những ngôi nhà ma rệu rã vì thời gian và nắng gió, tượng nhà mồ bạc phếch theo năm tháng, tài sản người sống chia cho người chết giữa lau lách cỏ cây… Nhưng không như chúng tôi nghĩ, rừng ma ở buôn M’Liêng không hoang sơ, thâm u. Ngay rìa bìa rừng, bên con đường mòn nhỏ, một số ngôi mộ tráng men mới tinh, cạnh bên là chiếc ché chôn xuống đất một nửa. Đây là những ngôi mộ của dòng họ Nhơm được chôn cách đây mấy năm đang còn rất mới. Ông Y Vế Liêng nhấc từng bước cẩn trọng trên con đường mòn, giọng trầm đều đủ để chúng tôi nghe thấy: Nơi đây có những ngôi mộ khoảng 300 tuổi gắn liền với khu rừng, huyệt mộ không đào sâu, những ngôi mộ chỉ đắp đất nhô cao hơn gang tay. Đi sâu hơn nữa chúng tôi nhận thấy nhiều con đường nhỏ được tõe ra từ đường mòn chính. Chỉ có một số ít cây cổ thụ cao chót vót đứng hiên ngang giữa đất trời. Phủ hết khu rừng là những bụi tre lớn um tùm choáng hết lối đi. Vài ba ngôi mộ bên trên có tấm xi măng dựng đứng, dòng chữ khắc trên đó bị xóa nhòa theo năm tháng, chỉ có những chiếc ché chôn bên cạnh vẫn còn mới. Có những ngôi mộ là một ụ đất trồi lên cao được bao bọc bởi những cây lớn xung quanh. Tiến đến sát gần ngôi mộ, như có dòng điện chạy dọc sống lưng khi thấy trong chiếc ché đôi rắn hổ mang chúa trên đỉnh đầu có hình vầng trăng khuyết nằm khoanh tròn. Trong đầu tôi hiện lên những suy nghĩ về bùa ngải của người M’Nông. Có lẽ ché là vật thiêng người M’Nông dùng để trấn yểm hay gắn với nghi thức thiêng liêng kỳ bí nào đó.

Tôi lẽo đẽo theo già tiếp tục vào cấm địa rừng già. Mang thắc mắc hỏi già về điều nhìn thấy, già ái ngại nhìn tôi không nói, tiếp tục bước đi. Ra đến ven bờ hồ Lắk, gặp cụ bà đang phơi phân bò, những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt đen sạm vì nắng, cụ H’Gông [70 tuổi] nói dè dặt: Chuyện liên quan đến bùa ngải vẫn có. Những người “có ngải ma” có thể làm cho người mà họ bực tức đang khỏe mạnh, đau bệnh không rõ lý do. Cũng theo cụ H’Gông, người đàn ông nào được cô gái miền sơn cước đem lòng yêu thương sẽ bị thư ếm quên hết mọi chuyện của mình, cam tâm tình nguyện sống suốt đời suốt kiếp cùng sơn nữ. Các cụ nói rằng, nếu kẻ nào làm phật lòng người vùng cao sẽ bị trù ếm đau bệnh triền miên không thầy thuốc nào chữa được và sau cùng thì chết trong đau đớn. Vì thế người M’Nông rất sợ những cái chết xấu, họ sẽ mang lại nhiều điều kinh khủng như dịch bệnh, cái chết cho người thân và dân làng. Một làng có người chết xấu, kiêng uống nguồn nước, cấm người lạ vào làng trong suốt 7 ngày và ngược lại. Không được giã gạo bởi âm thanh sẽ dẫn ác ma về làng hại người. Người chết xấu khi an táng, phải làm các nghi lễ hiến sinh, phải giết dê, gà, heo, chó, mèo để cúng tế cho các ác ma và thần linh.

Cận cảnh những chiếc ché quý trong rừng ma.

Kẻ sử dụng bùa ngải yếm hại người mắc tội nặng không kém gì tội ma lai. Hình phạt rất nghiêm khắc có khi phải đền mạng. Trong luật tục M’Nông đoạn trị tội yểm bằng bùa ngải nói rõ điều này: “Người nuôi ma ngải chính là ma lai, dân làng bị chết đổ thừa cho nó, bắt vợ con nó đền mạng người”. “Người nuôi ngải chữa bệnh cũng có tội, chính nó làm lại bảo nó chữa, phải phạt nặng bằng ché, bằng trâu, buôn làng bị chết, nó phải chịu tội”.

Anh Y Đel [sinh 1987, buôn M’Liêng] trấn an tôi bằng minh chứng: Nghe những người già kể chuyện thư ếm bằng bùa ngải, người miền xuôi nói đồng bào dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt người M’Nông ở Đắk Lắk nắm trong tay những thuật bùa ngải khủng khiếp. Anh quyết tìm hiểu và phát hiện đó là màn diễn của thầy cúng, thầy bùa. Cuộc sống nơi rừng sâu nước độc khiến người M’Nông trước đây thường mắc các bệnh: Sốt rét, tiêu chảy, ghẻ lở, đậu mùa… Khi mắc những bệnh này người ta nghĩ mình bị yểm bùa ngải nên người bệnh hay thân nhân chỉ biết cậy nhờ thầy cúng làm lễ trục xuất bệnh tật bằng phép thuật ma mị hút các chất độc ra khỏi cơ thể. Kết thúc màn chữa trị thầy cho người bệnh uống nước phép, đang đau đớn tự nhiên hết bệnh nhờ thầy, lòng tin của họ càng cao hơn.

Và cũng vì sống nơi rừng thiêng nước độc, các vị thầy cúng có nhiều công thức tạo chất độc, các loại chất độc được lấy từ một số mủ cây độc trên rừng như nấm độc…, mủ trên da đầu rắn độc, con cóc, tất cả những thứ này hòa lẫn với nhau. Khi bực tức hay muốn hãm hại một ai chỉ cần sử dụng thuốc này, người bị thuốc này rơi vào sẽ bị bệnh tật hành hạ vô phương cứu chữa, chẳng ai biết hóa giải độc tố trừ người tạo ra nó.

Khu rừng được hồ Lắk bao bọc.

Thần nước bao bọc

Bây giờ khu rừng không còn rộng lớn như ngày xưa, chỉ còn khoảng mười mấy hecta, bên rìa khu rừng bà con đã khai hoang để trồng lúa và hoa màu, nhưng họ chỉ dám làm phía rìa không dám mạo phạm vào trong rừng. Phía bên kia rừng được bao bọc bởi hồ Lắk trong veo, những ruộng lúa xanh mát. Tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình, nếu không có những câu chuyện xoay quanh nó thì không ai nghĩ đây là khu rừng một thuở không ai dám đặt chân vào.

Người dân ở đây lưu truyền những câu chuyện truyền thuyết về hồ Lắk: Từ thuở xa xưa ở bản làng nọ, có 2 bà cháu nghèo khổ, họ bị các tù trưởng nhà giàu coi khinh, hằng ngày phải đi mò cua, bắt cá để nuôi sống nhau qua ngày. Một ngày nọ, hai bà cháu bắt được một con lươn. Đứa cháu mừng quýnh toan làm thịt, bà ngăn lại đưa lươn bỏ vào chiếc ché để nuôi. Lươn lớn nhanh như thổi, nó vùng vẫy làm vỡ ché. Hai bà cháu ra phía sau đào một cái hố rất to, ngày ngày đi xách nước đổ vào cho lươn. Cứ thế mỗi lần lươn vùng vẫy cái hố được nới rộng ra, lâu dần đã thành một cái hồ lớn [là hồ Lắk] bây giờ. Khi biết việc này, các vị thần khác đến thử sức và đánh vật con lươn chết. Hai bà cháu thương tiếc khóc cạn nước mắt. Đêm đó bà mơ thấy lươn hiện về báo mộng: Lấy bộ xương của lươn đốt thành tro và bỏ vào 4 ống để ở 4 chân giường. Bà lão liền dậy thực hiện ngay. Sau đêm đó tỉnh dậy thấy khung cảnh khác lạ. Nơi đây như một bản làng mới, có đàn bà dệt vải, đàn ông đan gùi, các chàng trai trẻ đánh chiêng, những cô gái đệm lời bằng những câu hát của núi rừng. Và từ đó hai bà cháu cai quản buôn làng một cách yên bình.

Cũng có một truyền thuyết khác kể rằng: Từ thuở lâu lắm rồi, cuộc chiến quyết liệt giữa thần lửa và thần nước kéo dài nhiều mùa rẫy. Sau khi thần lửa chiến thắng buôn làng người M’Nông chìm trong đại hạn. Một chàng trai M’Nông được sinh ra trong rừng này [rừng ma] từ cuộc tình vụng trộm của một sơn nữ M’Nông và thần lửa. Để chuộc tội cho mẹ, chàng ra đi tìm nguồn nước cứu dân làng. Sau khi vượt nhiều núi non hiểm trở chàng trai ngồi nghỉ chợt thấy một chú lươn nhỏ nằm kẹt trong khe đá. Chàng cứu lươn thoát nạn, lươn dẫn chàng trai đi đến một hồ nước mênh mông đó là hồ Lắk ngày nay.

Theo Tiền Phong

Video liên quan

Chủ Đề