Khi nào cần dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Máy đo nồng độ oxy trong máu được dùng để kiểm tra xem máu của bạn đang mang bao nhiêu oxy.Thiết bị thường có hình dáng một chiếc kẹp nhỏ được đeo vào đầu ngón tay của bạn. Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu rất đơn giản. Dưới đây là các bước bạn cần nắm vững để tiến hành đo chính xác. 

Máy đo nồng độ oxy trong máu hoạt động như thế nào?

Máy đo nồng độ oxy trong máu chiếu một chùm ánh sáng qua da. Nó ước tính mức oxy của bạn bằng cách đo phần trăm máu đang mang oxy. Mức oxy [hoặc độ bão hòa oxy, SpO2] hiển thị trên màn hình hiển thị.

Máy đo nồng độ oxy trong máu được sử dụng trong các văn phòng bác sĩ và bệnh viện. Bác sĩ có thể cho rằng bạn nên sử dụng thiết bị tại nhà. Điều này có thể xảy ra đối với những người có tình trạng ảnh hưởng đến mức oxy của họ. Ví dụ bao gồm những người có vấn đề về tim hoặc phổi lâu dài hoặc nhiễm trùng như COVID-19.

Máy đo nồng độ oxy trong thường được sử dụng tại nhà

Tại sao nên sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu?

Thông thường, nồng độ oxy trong máu thấp gây ra các triệu chứng như mệt mỏi hoặc khó thở. Nhưng với một số vấn đề sức khỏe, bạn có thể không có các triệu chứng do lượng oxy trong máu thấp. Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra lượng oxy của bạn vào những thời điểm khác nhau. Điều này có thể giúp bạn biết khi nào bạn cần được chăm sóc y tế ngay cả khi bạn không có triệu chứng.

Sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu như thế nào?

- Bật máy đo nồng độ oxy trong máu. 

- Kiểm tra xem nó có pin hay không. 

- Kẹp nó vào đầu ngón tay. 

- Móng tay của bạn phải hướng lên trên. 

- Nhấn nút và giữ yên tay. Bạn sẽ thấy kết quả sau vài giây.

Thiết bị cho hai kết quả: nồng độ oxy trong máu [SpO2] và nhịp tim [PR] của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn biết những con số nào là bình thường đối với bạn. 

*Lưu ý: Thiết bị có thể không hiển thị bất kỳ kết quả nào nếu bạn bị lạnh tay, sơn móng tay hoặc móng tay giả. Làm ấm bàn tay của bạn, loại bỏ sơn móng tay trước khi tiến hành đo hoặc thử một ngón tay khác.

Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra mức oxy của bạn vào những thời điểm khác nhau, trong khi tập thể dục hoặc bất cứ lúc nào các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy ghi lại các mức độ của bạn trong trường hợp bạn cần đưa nó cho bác sĩ của bạn.

Sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu rất đơn giản

Khi nào cần tìm đến bác sĩ?

Bác sĩ có thể đã cho bạn biết những con số cần theo dõi khi bạn sử dụng máy đo oxy trong mạch. Theo dõi chặt chẽ những thay đổi về sức khỏe của bạn và nhớ liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn:

- Mức oxy trong máu [SpO2] của bạn giảm xuống dưới 95%. Điều này đúng ngay cả khi con số chỉ giảm xuống khi bạn đang hoạt động.

- Nếu bạn có một số vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như COPD, mức oxy của bạn có thể luôn thấp hơn 95%. Hỏi bác sĩ của bạn số lượng oxy mà bạn nên mong đợi khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu của bạn. Tìm ra số nào là dấu hiệu cho thấy bạn nên gọi để được giúp đỡ.

Bạn nên tìm đến bác sĩ nếu chỉ số SPO2 xuống dưới 95%

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu rất đơn giản, chỉ cần bạn nắm được một số lưu ý nhỏ để thực hiện đo chính xác. Hùng Hy mong rằng bài viết trên sẽ có ích cho bạn và chúc bạn áp dụng thành công!

Máy đo nồng độ Oxy trong máu là thiết bị đo sự bão hòa Oxy [SpO2] trong mạch máu và nhịp tim, giúp người dùng kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể và đưa ra cách xử lý nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe.

Hình dáng của máy đo nồng độ Oxy trong máu

2. Công dụng của máy đo nồng độ Oxy trong máu

Cơ thể con người có 5 dấu hiệu sinh tồn cơ bản là nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim và nồng độ Oxy trong máu. Máy đo nồng độ Oxy trong máu dùng để đo nồng độ Oxy trong máu và đo nhịp tim.

Trong đại dịch COVID-19, có nhiều bệnh nhân được bệnh viện tiếp nhận với tình trạng Oxy xuống thấp đến mức nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nặng hay thậm chí là tử vong. Hơn nữa, kể cả khi không trong quá trình chiến đấu với dịch bệnh, các bác sĩ cũng khuyến khích mỗi gia đình nên chuẩn bị một thiết bị để theo dõi sức khỏe và kịp thời ứng biến.

Chọn máy đo nồng độ Oxy trong máu để theo dõi sức khỏe

Vì vậy, máy đo nồng độ Oxy trong máu là một sự lựa chọn thông minh để nhận ra kịp thời các triệu chứng bất thường của cơ thể. Không chỉ dành cho việc kiểm tra các nguy cơ nhiễm virus Corona, bạn còn có thể sử dụng máy này để theo dõi các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, khó thở hay thậm chí là các bệnh về tim mạch.

Xử lý các triệu chứng bất thường của cơ thể

3. Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động máy đo SpO2

Cấu tạo

Đây là một thiết bị nhỏ thường được thiết kế với hình dáng trông giống một chiếc kẹp hoặc một chiếc ghim quần áo cỡ lớn. Tuy nhiên sẽ có nhiều kiểu khác nhau nhưng về cơ bản các thiết bị đều có màn hình hiển thị chỉ số và đầu dò đo mạch.

Cấu tạo của máy đo SpO2 cầm tay

Nguyên lý hoạt động

Để tiến hành đo nồng độ Oxy trong máu, bạn đặt đầu ngón tay vào giữa hai khe và màn hình sẽ hiển thị chỉ số nồng độ Oxy trong máu sau vài giây. Máy đo nồng độ Oxy trong máu hoạt động dựa trên cơ chế quang phổ kế [sắc ký] và cơ chế xung động kế [xung động ký].

Sở dĩ máy có thể đưa ra các thông số về sức khỏe của bạn chính xác và nhanh chóng chỉ qua đầu ngón tay là nhờ vào công nghệ quang điện. Khi đặt một đầu ngón tay vào bộ phận thăm dò, phần nhựa trên [tiếp xúc với móng tay] sẽ tạo ra ánh sáng phát quang và phần nhựa dưới [tiếp xúc với da tay] là bộ phận dò ảnh, chúng kết hợp tạo thành bộ phận đầu dò.

Khi máy hoạt động, chúng sẽ tạo ra xung điện từ gồm 2 chùm tia có bước sóng khác nhau xuất phát từ phần nhựa trên móng tay qua ngón tay xuống bộ phận dò ảnh. Đặc biệt, 2 chùm tia này hội tụ tại điểm kẹp ở đầu ngón tay.

Cuối cùng, bộ phận thăm dò sẽ tiếp nhận tín hiệu và hình ảnh từ bộ phận dò ảnh. Các thông tin và hình ảnh được xử lý qua các mạch điện và bộ vi xử lý để cho ra kết quả hiển thị trên màn hình máy đo.

Nguyên lý hoạt động của máy đo SpO2

4. SpO2 bình thường bao nhiêu?

Hầu hết những người có sức khỏe tốt sẽ có chỉ số Oxy trong máu nằm ở khoảng từ 95-100%. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ thấp hơn đối với người có bệnh về đường hô hấp và phổi. Nếu màn hình hiển thị thông số dưới 95%, bạn cần đi đến các cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán và xử lý.

Chỉ số bình thường của nồng độ Oxy trong máu

5. Các loại máy đo SpO2 hiện nay

Dựa theo đặc điểm cấu tạo và thiết kế, có thể chia máy đo nồng độ Oxy trong máu thành các loại sau đây:

- Máy đo nồng độ Oxy trong máu cầm tay

Đúng như cụm từ "cầm tay", loại máy này có thiết kế nhỏ, gọn, nhẹ, dễ dàng mang theo bên mình và thích hợp dùng cho cá nhân hoặc gia đình. Đặc biệt, sản phẩm cầm tay còn được chia thành 2 loại bao gồm:

+ Máy có màn hình và đầu dò tách biệt, kết nối với nhau thông qua dây dẫn.

+ Máy có màn hình và đầu dò gắn liền với nhau, gần giống một chiếc kim bấm giấy.

Máy đo SpO2 cầm tay phổ biến hiện nay

- Máy đo nồng độ Oxy trong máu để bàn

Đây là máy đo nồng độ Oxy có kích thước khá lớn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chúng tại các môi trường chuyên môn như bệnh viện hay phòng khám y tế.

Máy đo SpO2 để bàn

6. Nên mua máy đo SpO2 hay đồng hồ có đo SpO2?

Tuy máy đo nồng độ Oxy trong máu và đồng hồ có đo SpO2 đều không hoàn toàn chính xác nhưng nhìn chung, máy đo nồng độ Oxy trong máu được khuyến khích sử dụng nhiều hơn vì máy đo được đảm bảo ở cấp độ lâm sàng và đồng hồ chỉ dừng có cấp độ người tiêu dùng.

Nếu bạn muốn sử dụng tính năng đo nồng độ Oxy trong máu trên đồng hồ thông minh, bạn được yêu cầu phải đứng yên, không vận động và ổn định trong một khoảng thời gian máy mới cho ra kết quả. Vì vậy, Smartwatch là biểu hiện của sự không nhất quán trong các chỉ số đưa ra. Trong khi đó, máy đo nồng độ Oxy, dù không đưa ra kết quả hoàn hảo nhưng chúng đảm bảo tính nhất quán của các chỉ số. Hơn nữa, các đồng hồ không đảm bảo về chất lượng thậm chí sẽ không hiển thị kết quả.

Máy đo SpO2 đảm bảo tính nhất quán của các chỉ số

Tuy nhiên, việc đầu tư một chiếc Smartwatch tốt sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho quá trình theo dõi sức khỏe vì bạn không phải loay hoay chuẩn bị nhiều cho việc đo bằng máy. Dù vậy, bạn chỉ nên xem các chỉ số hiển thị trên đồng hồ với giá trị tương đương, không phải giá trị chính xác.

Các chỉ số trên Smartwatch chỉ mang tính chất tham khảo

7. Đồng hồ đo nồng độ Oxy trong máu [SpO2] dưới 4 triệu

Bên cạnh các sản phẩm của Apple Watch, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm như Realme Watch 2 Pro, Amazfit GTS 2 mini, Xiaomi Mi Watch,... có tích hợp tính năng đo SpO2 với giá phải chăng đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động.

Ngoài ra, bài viết Top 10 Đồng hồ đo nồng độ Oxy trong máu [SpO2] dưới 4 triệu tại TGDĐ sẽ giới thiệu đến bạn nhiều sản phẩm khác, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn.

Huami Amazfit GTS 2 mini

Bài viết thông tin đến bạn những thông tin cơ bản về máy đo nồng độ Oxy trong máu. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!

Video liên quan

Chủ Đề