Khi thiết kế một mạng máy tính cần quan tâm đến những yếu tố nào

Ở phần thứ hai mình đã giới thiệu đến các bạn một số thành phần chính trong hệ thống mạng, và trong phần thứ ba này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược một chút các yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế hệ thống mạng

  • Ở bài trước chúng ta đã biết:
    • Hai thiết bị kết nối và chia sẻ dữ liệu được coi là một mạng máy tính [mạng ngang hàng – peer-to-peer]
    • Hệ thống mạng bao gồm: các thiết bị mạng [network devices], phương tiện mạng [network media] và giao thức mạng [network protocol – phần này bài trước mình chưa giới thiệu]
    • Một số thiết bị cơ bản trong hệ thống mạng: Router, Switch, Access Point, Firewall,…
    • Một số phương tiện mạng: Cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang, không dây, NIC,…

Khi thiết kế một hệ thống mạng thì chúng ta cần phải chú ý tới rất nhiều yếu tố, tuỳ theo từng case [trường hợp] cụ thể để có thể xây dựng một hệ thống mạng hoàn chỉnh. Bên dưới đây là các yếu tố hay còn biết tới là Characteristics of Network [đặc trưng của một hệ thống mạng] mà khi thiết kế chúng ta cần phải chú ý tới

  • Đối với các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp không phải cung cấp về IT Services và thuộc nhóm SME thì vấn đề chi phí thường là vấn đề được đặt lên hàng đầu, vì ngân sách cho xây dựng hệ thống, hạ tầng,… sẽ khá bị “eo hẹp”
  • Vấn đề chi phí dẫn tới việc lựa chọn thiết bị, và kéo theo các vấn đề khác
  • Ngược lại với trường hợp trên, đối với các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn, hoặc các công ty chuyên cung cấp về IT Services thì vấn đề bảo mật được đặt lên hàng đầu, vì nó quyết định tính bảo mật dữ liệu của khách hàng – cũng là uy tín của cả doanh nghiệp
  • Tính sẵn sàng hay khả dụng của hệ thống mạng cũng rất quan trọng, vì trong môi trường production việc xảy ra sự cố đối với hệ thống mạng mang lại thiệt hại cực kỳ lớn. Thử tưởng tượng: một ngân hàng đang giao dịch mà xảy ra sự cố về mạng, thiệt hại trong vòng vài phút là một con số cực kỳ lớn, chưa kể nó ảnh hưởng tới trải nghiệm cũng như sự tin tưởng của người dùng đối với doanh nghiệp
  • Vì yếu tố này, khi xây dựng hệ thống mạng, tuỳ case mà dựng các hệ thống HA, Load balance, tăng độ sẵn sàng cho mạng
  • Khi thiết kế một hệ thống mạng, cần xem xét tới yếu tố mở rộng [scale up], tuỳ vào độ phát triển và mở rộng của doanh nghiệp, cần lên được phương án thiết kế để có thể dễ dàng mở rộng trong tương lai mà hạn chế tối đa thời gian downtime của hệ thống
  • Khi thiết kế cần phải xem xét đến độ tin cậy của hệ thống mạng, ví dụ: việc phân quyền, phân chia subnet cho từng phòng ban, xác thực users qua radius hay xử dụng các giao thức có tính tin cậy cao
  • Tốc độ là một yếu tố cần phải xem xét kỹ năng, nếu hệ thống mạng truyền tải FileServer thì việc lựa chọn các thiết bị đảm bảo đường truyền cao 1Gbp/s là cần thiết,…
  • Việc xây dựng mô hình mạng là công việc cần phải xem xét tất cả các yếu tố trên và tình huống của doanh nghiệp, sau đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất, xây dựng mô hình đảm bảo yêu cầu đề ra và tối đa hoá được các đặc trưng của hệ thống mạng

BÀI 20. MẠNG MÁY TÍNH

1. Mạng máy tính

- Mạng máy tính gồm ba thành phần:

  • Các máy tính
  • Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau.
  • Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính

2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính

* Phương tiện truyền thông:

- Kết nối có dây

  • Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang,…
  • Để tham gia vào mạng, máy tính cần có vỉ mạng được kết nối với cáp mạng nhờ giắc cắm.
  • Một số thiết bị kết nối có dây: Hub, Bridge, Switch, Router…
  • Kiểu bố trí các máy tính trong mạng: có 3 kiểu cơ bản là đường thẳng, vòng, hình sao.

- Kết nối không dây

  • Dùng sóng rađiô, bức xạ hồng ngoại, truyền thông qua vệ tinh…
  • Các thiết bị kết nối mạng không dây:
    • Thiết bị WAP [Wireless Access Point]: có chức năng kết nối các máy tính trong mạng và kết nối với mạng có dây.
    • Mỗi máy tính phải có vỉ mạng không dây [Wireless Netwrork Card]
    • Người ta còn dùng bộ định tuyến không dây [Wrieless Router] ngoài chức năng như điểm truy cập không dây còn có chức năng định tuyến đường truyền.

* Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế mạng:

  • Số l­ượng máy tính tham gia mạng
  • Tốc độ truyền thông trong mạng
  • Địa điểm lắp đặt mạng
  • Khả năng tài chính

* Giao thức [Protocol]:

  • Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.
  • Bộ giao thức trong mạng toàn cầu Internet là: TCP/IP

3. Phân loại mạng máy tính

* Theo phân bố địa lí

  • Mạng cục bộ [LAN – Local Area Network]: Là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, Ví dụ: trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp….
  • Mạng diện rộng [ WAN – Wide Area Network]: Là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn. Mạng diện rộng th­uờng liên kết các mạng cục bộ.

* Theo môi trường truyền thông:

  • Mạng có dây và không dây.

* Theo chức năng: 

  • Mạng ngang hàng và mạng khách - chủ.

4. Các mô hình mạng

- Xét theo chức năng, có thể phân mạng thành hai mô hình chủ yếu sau:

  • Mô hình ngang hàng [Peer to Peer]:
    • Trong mô hình này tất cả các máy đều bình đẳng với nhau, nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác trong mạng.
    • Mô hình này có ­ưu điểm là xây dựng và bảo trì đơn giản, song chỉ thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ, dữ liệu phân tán.
  • Mô hình khách chủ [Client - Server]:
    • Client – Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.
    • Server – Máy chủ là máy tính đảm bảo phục vụ các máy khác bằng cách điều khiển việc phân bố tài nguyên.
    • Mô hình này có ­ưu điểm dữ liệu đ­ược quản lí tập trung, chế độ bảo mật tốt, thích hợp với các mạng có quy mô trung bình và lớn. 

Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.

1. Mạng máy tính là gì?

- Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.

-  Mạng máy tính bao gồm ba thành phần:

• Các máy tính;

• Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau;

• Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.

- Phạm vi kết nối: trong 1 phòng, 1 tòa nhà, toàn cầu,…

- Ý nghĩa của việc kết nối các máy tính:

   + Cần sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc sao chép bằng đĩa mềm, thiết bị nhớ flash hoặc đĩa CD không đáp ứng được.

   + Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, các thiết bị, phần mềm hoặc tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao,...

2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính

a] Phương tiện truyền thông [media]

Để kết nối các máy tính trong mạng, cần kết nối có dây và không dây.

• Kết nối có dây: cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang.

Để tham gia vào mạng, máy tính cần có: vỉ mạng được nối với cáp mạng nhờ giắc cắm; bộ khuếch đại và chuyển tiếp [Repeater], bộ chuyển mạch đơn [Hub], bộ chuyển mạch [Switch], bộ định tuyến [Router]....

Kiểu bố trí các máy tính trong mạng: đường thẳng, vòng, hình sao.

• Kết nối không dây: sóng rađiô, bức xạ hồng ngoại, truyền thông qua vệ tinh. Để tổ chức một mạng không dây cần có: Điểm truy cập không dây WAP

[Wireless Access Point], vỉ mạng không dây WNC [Wireless Network Card].

* Khi thiết kế mạng cần quan tâm đến các yếu tố sau:

- Số lượng máy tính tham gia mạng;

- Tốc độ truyền thông trong mạng;

- Địa điểm lắp đặt mạng;

- Khả năng tài chính.

b] Giao thức [Protocol]

- Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.

- Bộ giao thức truyền thông phổ biến hiện nay được dùng trong mạng toàn cầu Internet là TCP/IP [Transmission Control Protocol/Internet Protocol].

3. Phân loại mạng

Mạng máy tính có thể được phân thành: mạng cục bộ [LAN], mạng diện rộng [WAN], mạng toàn cầu [Internet]...

• Mạng cục bộ

   - Tên gọi: LAN [Local Area Network]

   - Đặc điểm: kết nối các máy tính gần nhau, như trong 1 tòa nhà, trường học, công ty.

• Mạng diện rộng

   - Tên gọi: WAN [Wide Area Network]

   - Đặc điểm: kết nối những máy tính ở khoảng cách lớn, thường liên kết các mạng cục bộ lại với nhau

4. Các mô hình mạng

a] Mô hình ngang hàng [Peer – to – Peer]

• Đặc điểm:

   - Tất cả các máy đều bình đẳng

   - 1 máy có thể vừa sử dụng tài nguyên và cung cấp tài nguyên với máy khác.

• Ưu điểm:

   - Thích hợp với mạng quy mô nhỏ

   - Tài nguyên được quản lí phân tán

• Nhược điểm:

   - Chế độ bảo mật kém

   - Bảo trì đơn giản

b] Mô hình khách – chủ [ Client – Server]

• Đặc điểm:

   - Máy chủ quản lí tài nguyên, có cấu hình mạnh lưu trữ lượng lớn thông tin.

   - Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.

• Ưu điểm:

   - Dữ liệu quản lý tập trung;

   - Chế độ bảo mật tốt;

   - Phù hợp với mô hình mạng trung bình và lớn.

• Nhược điểm:

   - Chi phí cao;

   - Cấu trúc phức tạp.

 Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề