Nghị định 115 về doanh nghiệp khoa học công nghệ

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19-5-2007 của chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Trích yếu nội dung: Số ban hành: Ngày ban hành: Cơ quan ban hành: Loại văn bản: Tên mục: Địa chỉ web: Số đến: Ngày đến: Tải file:

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05-9-2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19-5-2007 của chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ

96/2010/NĐ-CP
20/09/2010
Chính phủ
Nghị định
Tổ chức - Cán bộ
//thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-96-2010-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-115-2005-ND-CP-vb111990.aspx
01/07/2013

Sau 10 năm triển khai Nghị định số 115/2005/NĐ-CP với tinh thần đổi mới và giao quyền tự chủ mạnh mẽ cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập, nhất là các quyền về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân lực, nhiều tổ chức khoa học và công nghệ đã chuyển đổi thành công, khẳng định được vị thế, thương hiệu của đơn vị trên thị trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ khoa học.

Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP đến nay chưa có nhiều kết quả, các đơn vị chưa tự chủ được nguồn kinh phí bảo đảm tiền lương; kết quả nghiên cứu về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội...

Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Nghị định này quy định quyền tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập bao gồm quyền tự chủ về tài chính, thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, quản lý và sử dụng tài sản.

Theo Nghị định, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được phân loại theo mức độ tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư gồm: 1- Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 2- Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên [Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi đầu tư]; 3- Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên [Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi đầu tư]; 4- Tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên [Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi đầu tư].

Cơ chế tự chủ

Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định rõ tự chủ về tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên.

Cụ thể, nguồn tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên gồm nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết và nguồn thu hợp pháp khác; nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại để chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí; nguồn thu từ ngân sách nhà nước nếu được cơ quan có thẩm quyền giao để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, dịch vụ sự nghiệp công; nguồn thu từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên nếu được cơ quan có thẩm quyền giao; nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định hiện hành.

Nguồn tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên gồm: nguồn thu từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, dịch vụ sự nghiệp công; nguồn thu từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên; nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại để chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí; nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định hiện hành; nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết và nguồn thu khác theo quy định hiện hành.

Chính sách thuế, tín dụng

Nghị định cũng quy định chính sách ưu đãi đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Theo đó, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành. Cụ thể, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp thì được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm, được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.

Ngoài ra, tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.

Phương Nhi

NGHỊ ĐỊNH 115 LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trước những bức xúc của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong mấy năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai xây dựng nhiều chính sách mới nhằm đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. Nổi bật trong số đố có các đề án được dư luận rất quan tâm như: Đề án “Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ” ban hành kèm theo Quyết định số 172/2004/QĐ-TTg ngày 31/12/2004 của Thủ trướng Chính phủ; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập [gọi tắt là Nghị định 115]

Nghị định 115, Nghị định 80 và Nghị định 96 sửa đổi, bổ sung nghị định 115 của Chính phủ là 03 giải pháp quan trọng về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học, quy định việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao nhất cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập [nhiều năm qua được hưởng kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách Nhà nước theo cơ chế của doanh nghiệp như các nghị quyết của Đảng đã yêu cầu. Theo Nghị định 115, Nhà nước cho phép các tổ chức khoa học và công nghệ được lựa chọn 3 loại hình tổ chức:

Thứ nhất là tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chính sách phục vụ quản lý Nhà nước, được ngân sách tiếp tục đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng sử dụng theo phương thức khoán tương ứng với nhiệm vụ được giao. Loại hình tổ chức này về cơ bản vẫn được Nhà nước “bao cấp” như trước đây nhưng với mức độ tự chủ cao hơn.

Thứ hai là tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động [gọi tắt là tổ chức chuyển đổi], được hiểu là đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên [quỹ lương và chi hoạt động bộ máy], sau khi chuyển đổi vẫn là một tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ và đầu tư phát triển, đồng thời nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì được hưởng những quyền lợi khác như doanh nghiệp mới thành lập.

Thứ ba là doanh nghiệp khoa học và công nghệ, được hiểu là doanh nghiệp đã sở hữu mới khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ theo Luật Doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, bí quyết công nghệ, kết quả ươm tạo công nghệ, được hưởng chính sách ưu đãi cao của Nhà nước trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển.

Tự chủ về tài chính, được giao tài sản để chủ động sử dụng cho nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý cán bộ viên chức và ba vấn đề vướng mắc nhất trong hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ nhiều năm qua, làm cản trở sự phát triển của tổ chức khoa học và công nghệ và cần tháo gỡ.

Những thuận lợi của tổ chức KH&CN khi thực hiện Nghị định 115 đó là:

  • Được tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính
  • Được giao tài sản, kể cả giá trị quyền sử dụng đất
  • Được chủ động nâng lương cho cán bộ, viên chức, người lao động đúng hạn, trước thời hạn và vượt bậc trong cùng ngạch; được quyền tuyển dụng và bổ nhiệm ngạch cho viên chức, giải quyết mọi chế độ cho viên chức theo quy định của pháp luật
  • Được hỗ trợ đầu tư phát triển khi tăng trưởng tốt, khi chuyển đổi sớm và có dự án khả thi
  • Không giới hạn thu nhập, quỹ lương được tính vào chi phí hợp lý trước thuế
  • Riêng tổ chức khoa học và công nghệ chuyển đổi thành tổ chức tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên được quyền sản xuất kinh doanh, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp, được hưởng các quyền lợi khác của doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp

Để có giải pháp đột phá trong cơ chế hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ, đồng thời giải quyết được các “vướng mắc” này, Nghị định 115 đã giao quyền tự chủ cao cho tổ chức khoa học và công nghệ, giao trách nhiệm cho người đứng đầu và tập thể lãnh đạo đơn vị đối với tất cả các mặt công tác, còn Nghị định 80 đã đẩy thêm một bước để các nhà khoa học tự chủ cao hơn, tự chủ theo cơ chế doanh nghiệp. Chính vì thế, dư luận xã hội đã so sánh hai văn bản này với cơ chế “khoán 10” trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Về tài chính, Nghị định 115 quy định thay đổi căn bản phương thức cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước, thay vì cấp theo biên chế, nay các tổ chức khoa học và công nghệ sẽ được cấp theo nhiệm vụ do nhà nước giao; đặt hàng [có thế bao gồm cả kinh phí để duy trì bộ máy theo chức năng nhiệm vụ] hoặc thông qua đấu thầu, tuyển chọn. Ngoài ra, Nghị định 115 cho phép các tổ chức khoa học và công nghệ khi có sản xuất kinh doanh thì được hoạt động “như doanh nghiệp” hoặc có thể chuyển thành doanh nghiệp thực sự, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp, được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp [miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm và thuế suất 10%] và nhiều ưu đã khác, có quyền xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn, được liên doanh, liên kết sản xuất với mọi tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước, được trực tiếp thuê chuyên gia nước ngoài vào làm việc.

Riêng các tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chính sách phục vụ quản lý Nhà nước, nghiên cứu khoa học phục vụ lợi ích của Nhà nước được ngân sách Nhà nước tiếp tục cấp kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng cho phép sử dụng theo phương thức khoán tương ứng với nhiệm vụ được giao.

Về tài sản, Nghị định 115 cho phép các tổ chức khoa học và công nghệ được cấp có thẩm quyền giao tài sản, kể cả quyền sử dụng đất và được quản lý, sử dụng tài sản cho nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, tài sản nào sử dụng cho sản xuất kinh doanh thì phải trích khấu hao như tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp Nhà nước và hạch toán vào giá thành sản phẩm, được giữ lại khấu hao để bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Nếu đơn vị chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Nghị định 80 thì tài sản được coi là phần vốn Nhà nước trong doanh nghiệp, có thể được giao đất, thuê đất và sử dụng tài sản thế chấp, vay vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.

Về quản lý cán bộ viên chức Nghị định 115 tăng quyền hạn cho người đứng đầu các tổ chức khoa học và công nghệ góp phần cải cách hành chính và phân cấp quản lý một cách triệt để, đồng thời có quy định sự phối hợp, giám sát của các tổ chức chính trị và xã hội trong đơn vị. Đó là: Thủ trưởng tổ chức Khoa học và Công nghệ được quyền quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, ký hợp đồng làm việc, nâng bậc lương [đúng thời hạn, trước thời hạn và vượt 1 bậc khi có thành tích xuất sắc] trong cùng ngạch và quyết định chuyển ngạch viên chức từ ngạch nghiên cứu viên chính và tương đương trở xuống. Mức thu nhập của cán bộ, viên chức không bị giới hạn mức tối đa căn cứ vào hiệu quả công việc, có thể gấp nhiều lần mức lương cơ bản theo quy định của Nhà nước, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và trích lập các quỹ theo quy định, tiền lương trong hợp đồng làm việc được tính vào chi phí hợp lý trước thuế.

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người hiểu sai tinh thần của Nghị định 115 nên lo ngại một cách thiếu căn cứ. Ví dụ họ hiểu thuật ngữ “tự chủ” theo nghĩa hẹp là tự trang trải về tài chính mà quên rằng Nghị định 115 cũng tạo cho họ quyền tự chủ cao và toàn diện về tổ chức, biên chế, quản lý cán bộ. Hoặc hiểu “tự trang trải kinh phí” là Nhà nước sẽ cắt mọi nguồn kinh phí mà không biết rằng Nghị định 115 quy định chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên [tức là quỹ lương và chi bộ máy] từ phương thức cấp theo nhiệm vụ, kể cả nhiệm vụ duy trì bộ máy để thực hiện chức năng thường xuyên của đơn vị. Thực tế, nhiều đơn vị đã rất thành công sau khi chuyển đổi theo Nghị định 115 và đánh giá cao chính sách của Chính phủ đã tạo cho họ “cơ hội vàng” để phát triển.

Thực hiện đúng chủ Chương của Chính phủ, UBND tỉnh Gia Lai, chỉ đạo Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Chất lượng Gia Lai đã thành lập hoàn thiện Đề án chuyển đổi theo mô hình Nghị định 115, dự kiến đến 31/12/2015 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi nhằm tăng tính tự chủ cho đơn vị tạo động lực tăng năng suất chất lượng để phát triển trong thời gian đến./.

N.X.H

Tài liệu tham khảo:

Hỏi đáp về:

Nghị định 115/2005/NĐ-CP

Nghị định 80/2007/NĐ-CP

Nghị định 96/2010/NĐ-CP

Ngô Xuân Hoà

Trung tâm Kỹ thuật

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Gia Lai

Video liên quan

Chủ Đề