Khóa học công nghệ thông tin cho người mới bắt đầu

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc nắm vững công nghệ thông tin sẽ giúp bạn làm chủ được tương lai. Chính vì vậy, UNICA đã kết hợp cùng với những giảng viên giàu kinh nghiệm xây dựng nên 56 khóa học công nghệ thông tin online bài bản, chất lượng. Và nếu muốn thành công, bạn nhất định không thể bỏ lỡ những khóa học này. 

Làm chủ công nghệ số nhanh chóng 

56 khóa học công nghệ thông tin online trên UNICA được chia thành 3 lĩnh vực chính là: ngôn ngữ lập trình, lập trình web và lập trình mobile. Đây là 3 lĩnh vực quan trọng giúp bạn có thể làm chủ được công nghệ và hoàn thành mục tiêu công việc đề ra. 

Một số nội dung học quan trọng, hữu ích mà các giảng viên chia sẻ cho bạn bao gồm: lập trình Web tốc độ cao, toàn tập ngôn ngữ lập trình, xây dựng Website hoàn chỉnh, lập trình Matlab, lập trình LinQ toàn tập, lập trình Wordpress, lập trình Android…. 

Nếu nắm chắc những kiến thức mà các giảng viên chia sẻ, chắc chắn bạn sẽ làm chủ được công nghệ số trong thời gian ngắn nhất. 

Tiết kiệm chi phí học hiệu quả 

Thực tế, việc học công nghệ thông tin online ở các trung tâm sẽ tốn rất nhiều chi phí, khiến cho nhiều người cảm thấy e ngại khi đăng ký học. Chính vì vậy, các khóa học công nghệ thông tin trên UNICA sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo này. 

Với giá thành rẻ cùng với các ưu đãi, khuyến mãi chắc chắn sẽ biến ước mơ làm chủ công nghệ thông tin của bạn sớm thành hiện thực. Đặc biệt, bạn có thể tăng hiệu quả việc tiếp nhận kiến thức nhờ lợi thế học mọi lúc mọi nơi, chủ động về thời gian cũng như địa điểm học. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ thông tin thì hãy đăng ký các khóa học trên UNICA ngay từ hôm nay nhé! 

Mỗi người có một phương pháp học riêng, tuy nhiên để đạt tới một đỉnh cao của một lập trình viên, bạn cần có một phương pháp học cụ thể, rõ ràng với một quyết tâm cao. Sau đây là các cách định hướng việc học lập trình nhanh hơn.

1 Đừng đi quá nhanh, hãy nm bt nó trước khi đi tiếp

Chúng ta thường thắc mắc tại sao trong lớp học của mình, có một số bạn của chúng ta biết trước về một số ngôn ngữ lập trình. Trong những tuần đầu tiên học thường nắm bắt kiến thức rất nhanh, nhưng càng về sau họ lại bị bỏ ở đằng sau bởi những sinh viên khác. Tại sao họ lại bị bỏ xa trong khi nền tảng của họ tốt hơn.???
Đó chính là việc họ đã đi quá nhanh, và lối mòn của họ là tưởng rằng mình biết tất cả nhưng thực sự họ hiếm khi thực hiện công việc lập trình. Có thể họ biết một số cái nâng cao hơn so với những sinh viên khác, nhưng bấy nhiêu đó là không đủ để nắm vững các nguyên tắc cơ bản.

Do đó, trước tiên chúng ta cần tạo cho mình một nền tảng [Foundation] tốt bằng cách thường xuyên luyện tập thực hành các bài tập lập trình. Trong quá trình luyện tập như vậy bạn sẽ thấy được những vấn đề cơ bản mà các lập trình viên thường mắc phải. Và tạo cho mình một thói quen tốt để giải quyết vấn đề.
Đồng thời bạn đừng bao giờ ngừng tiến trình luyện tập của mình, cũng không nên đi quá nhanh hay quá chậm. Đừng tránh một chủ đề nào sau khi bạn đã nắm vững tất cả những gì dẫn đến nó. Bằng cách đối mặt với nhiều ý tưởng và thách thức, bạn sẽ có một chất men giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề cơ bản.

2 Đừng copy và Paste code

Đây có lẽ là lời khuyên được nhiều người nói nhất và chúng tôi cũng thấy rất đúng. Ban đầu khi mới làm quen với một ngôn ngữ lập trình nhìn mớ code như mớ bòng bong chấm phẩy tè le hết. Ngồi gõ lại thì lâu biết bao nhiêu, copy và paste cho nhanh. Nhưng chỉ bằng cách gõ lại bạn mới nhớ code hơn, nếu có gõ sai thì có cơ hội quay lại và chỉnh sửa lỗi của mình.

3 Vừa xem vừa làm

Bạn đừng có mở video lên, pha ly cà phê rồi ngồi vuốt râu khen “phải! phải!”. Cách đó tôi thấy không hiểu quả cho lắm. Rất nhiều người cũng từng ngồi khoanh tay gật gù khen có lý. Nhưng khi tắt video đi thì lại mơ hồ không rõ lắm. Chính vì thế bạn mở video một bên và cửa sổ code một bên. Xem đến đâu gõ đến đó thì hiệu quả hơn rất nhiều.

4 Tự làm sau khi xem

Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất. Sau khi bạn xem video rồi, làm theo rồi, hiểu cách rồi. Hãy tắt video đi và tự làm lại từ đầu theo cách hiểu của mình. Sau đó tự sửa lỗi, tìm lỗi sai, khắc phục .v.v. nếu bế tắc thì mới xem lại video. Nếu bạn đã đào sâu suy nghĩ mà vẫn chưa ra cách, đến khi xem lại bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều.

5 Code, code nữa, code mãi

 Cách học code nhanh nhất là cứ bỏ mấy cuốn sách dầy cộp xuống. Mở máy lên và code. Sai thì sửa, quên thì xem lại, có lỗi tìm cách khắc phục, đào sâu suy nghĩ, google, đọc lại lý thuyết … nói chung tôi thấy cách hay nhất vẫn là tự tìm cách giải quyết trước khi hỏi. Bởi vì học lập trình là môn học cần tư duy độc lập và tìm tòi sáng tạo. Rất nhiều người khi mới bắt đầu gặp vấn đề hơi khó là phải hỏi đầu tiên mà không tự khám phá. Nếu cứ mãi hỏi như vậy bạn sẽ bị ì sức sáng tạo và tư duy không độc lập nữa.

6 Tự thêm thử thách

Đây là cách chúng tôi rất hay tự làm với mình. Ví dụ bạn xem một tutorial về cách gửi mail bằng PHP. Trong video, chúng tôi có hướng dẫn gửi mail nhưng không gửi file đính kèm. Bạn hãy cho đấy là bài tập về nhà của mình và tự tìm cách khắc phục. Ví dụ khi chúng tôi đọc một bài về jQuery Slider chẳng hạn, nếu người ta chỉ có chuyển hình kiểu chạy qua, chúng tôi sẽ tự tìm cách tạo cho nó fade qua, vòng lại .v.v.. bằng cách tự tạo ra thách thức cho mình bạn sẽ tiến bộ mau hơn.

7 Học từ nhiều nguồn, nhiều tài liệu

Học làm web không như học phổ thông, không như làm toán cứ ráp công thức vào là giải được bài. Làm web mỗi người một cách làm, mỗi sách có những điểm hay điểm dở khác nhau, mỗi thầy giáo có chỗ mạnh chỗ yếu và mỗi trang web cũng có những ưu điểm khuyết điểm. Do vậy bạn nên tập hợp nhiều nguồn sách, video, ebook, trang web, tutorials v.v.. rồi đúc kết, chắt lọc ra cách mà bạn cho là tối ưu nhất. Bạn có thể kết hợp nhiều nguồn với nhau và tìm ra cách nào mà mình thấy dung hòa được tất cả các mặt.

8.Tìm hiu cách s dng mt công c g ri Debug

Debug là một công cụ rất tốt dùng để gỡ rối chương trình của bạn khi có một lỗi nào đó là chương trình bạn chạy sai. Nó cho bạn theo dõi giá trị của các biến và các thay đổi của chúng qua từng mã lệnh của chương trình.
Công cụ debug giúp chúng ta hiểu chương trình của mình hơn, và là thứ chúng ta cần phải biết khi viết chương trình. Một chương trình debug có thể giúp bạn nhanh chóng trả lời những gì mà bạn đang làm.

Li kết: Đây là kinh nghiệm cá nhân mà chúng tôi thu thập lại đựơc, bạn có thể dùng làm nguồn tham khảo, hoặc khám phá ra cho mình cách học tốt hơn. Nhưng nói ngắn gọn lại thì nếu đã xác định t3h.edu.vn, bạn phải tạo ra cho mình một thói quen tư duy độc lập. Chỉ hỏi khi thực sự hết cách, chỉ hỏi sau khi đã thử rất nhiều cách, chỉ hỏi khi đã suy nghĩ về vấn đề đó rất nhiều lần trong ngày và chỉ hỏi khi bạn thực sự không thể giải quyết được vấn đề.

Bạn đang thắc mắc ngành công nghệ thông tin là gì? Học công nghệ thông tin có khó không? Tổng quan ngành CNTT cho người mới bắt đầu? Hãy để Swinburne Việt Nam giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Học công nghệ thông tin có những thách thức và cơ hội gì? [Ảnh: Level UK] 

Học Công nghệ thông tin [CNTT] KHÓ hay DỄ?

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ, dưới các hình thức khác nhau. Người làm việc trong trong ngành này gọi tắt là IT [Information Technology]. 

  • Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin là gì? Xu hướng năm 2022

Các chuyên ngành trong công nghệ thông tin 

  • Khoa học máy tính [Computer Science]
  • Công nghệ thông tin [Information Technology]
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu [Data Communication and Computer Network]
  • Kỹ thuật máy tính [Computer Engineering]
  • Công nghệ Phần mềm [Software Engineering]
  • Hệ thống Thông tin Quản lý [Management Information Systems]
  • Big Data & Machine Learning
  • Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia [Graphic/Game/Multimedia Design]

Học công nghệ thông tin KHÓ hay DỄ?

CNTT là ngành thay đổi và cập nhật từng ngày, thậm chí là từng giờ. Vì vậy, lượng kiến thức trong sách vở, giáo trình của nhà trường chắc chắn sẽ không bao giờ là đủ cho một cử nhân CNTT. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải nỗ lực cố gắng mỗi ngày. CNTT luôn đòi hỏi rất cao khả năng tư duy logic, bồi dưỡng kiến thức. Nếu bạn học tập theo đúng chương trình, biết mở rộng những vấn đề đã học được cũng như chăm chỉ tìm kiếm những kiến thức mới, sau khi tốt nghiệp đại học bạn sẽ có hành trang tương đối để đi làm. Tuy nhiên, nếu thụ động và chỉ học qua môn để cầm được tấm bằng thì chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều vất vả khi làm các dự án sau này.

Như vậy, việc học Công nghệ thông tin [CNTT] khó hay dễ còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng và nỗ lực của bạn. Ngoài ra, nếu như bạn chọn môi trường đào tạo không có lộ trình đào tạo và định hướng lâu dài để phát triển, bạn sẽ khó tiếp cận các cơ hội để kết nối và cọ xát với những dự án thực tế. Một số trường Đại học đào tạo công nghệ thông tin chất lượng cao mà bạn có thể tham khảo bao gồm: 

  • Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc Gia TP. HCM 
  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Swinburne Việt Nam
  • Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Khoa học Tự nhiên.
  • Trường Đại học FPT

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thông tin

Tổng quan ngành học cho người mới bắt đầu

Bạn đang suy nghĩ về việc lựa chọn ngành học CNTT? Để có sẵn những kĩ năng hỗ trợ quá trình học tập và làm việc trong ngành này, bạn có thể tham khảo một số kỹ năng sau và bắt đầu hành trình của mình: 

Đối với những người mới bắt đầu học CNTT thì khi gặp phải vấn đề khúc mắc đã có những chỉ dẫn cụ thể ở trên Internet. Tuy nhiên, những tài liệu này thường được viết bằng Tiếng Anh. Ngoài ra, khi bạn viết code thì những cú pháp, câu lệnh trong code đều là Tiếng Anh. Vì vậy nếu bạn có khả năng Tiếng Anh tốt, thì đây là bước đệm đầu tốt cho kỹ năng coding sau này.

Kiến thức trong ngành CNTT rất lớn và được cập nhật mỗi ngày. Vì vậy, nếu bạn không tự học, không trau dồi bản thân thì sẽ bị tụt hậu ngay. Kiến thức ở trên trường chỉ bổ trợ một phần cho bạn. Một cách học hỏi hiệu quả chính là tìm tòi từ nhiều nguồn khác nhau để thu thập tinh hoa. Nhưng bạn cũng hãy lưu ý chọn lọc và tổng hợp kiến thức sao cho tối ưu nhất.

Trên mạng có rất nhiều nguồn website, video hướng dẫn học code. Tuy nhiên, cách học hiệu quả nhất để nắm kiến thức nhanh chóng đó là vừa xem vừa làm. Mỗi khi gặp vấn đề khó, bạn có thể tra cứu để tìm lời giải đáp hoặc thực hành các dự án song song với giáo trình mình đang theo dõi.

Xem thêm: 5 kỹ năng công dân toàn cầu của thế kỷ 21 để có được công việc tốt, thu nhập cao

Học CNTT muốn hiệu quả cần song song với thực hành [Ảnh: Wrike]

Bằng cách tự tạo ra thách thức cho mình, bạn sẽ mau chóng tiến bộ hơn. Đây là cách mà các lập trình viên giỏi rất hay áp dụng. Mỗi ngày, bạn có thể đặt mục tiêu code bao nhiêu dòng hay xem hết bao nhiêu phút hướng dẫn của một khóa tự học. Mục tiêu nhỏ và ngắn hạn sẽ khiến bạn có động lực thực hiện hơn là đặt ra các mục tiêu lớn trong thời gian dài hạn. Vì vậy, hãy chú ý với quỹ thời gian, độ kiên trì của bản thân để đặt ra những mục tiêu phù hợp với bản thân. 

Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin – IoT và những cơ hội nghề nghiệp

– Những kỹ sư ngành CNTT thành đạt sẽ không bao giờ ngừng đặt câu hỏi. Vì vậy, hãy đặt câu hỏi về mọi thứ. Một trong những công cụ trả lời câu hỏi hữu hiệu nhất chính là Google. Ngoài ra, các lập trình viên hay tìm đến các diễn đàn chuyên môn để hỏi đáp, giải thích những vấn đề về IT như: Stack overflow, GitHub, J2TEAM Community,… Các bạn có thể vào đây để học hỏi và đặt câu hỏi nhé.

– Đọc thêm nhiều sách cũng là cách giúp bạn tăng khả năng tư duy. Một số sách công nghệ thông tin bạn nên đọc có thể kể đến: Lập Trình Với Scratch, Thực Hành Microsoft Word – Excel – Powerpoint 2016 Bằng Các Tuyệt Chiêu, Design Layout Volume 1, Tự Học Thiết Kế Đồ Họa Trên Photoshop CS6, Tự Học Tin Học.

Bài viết này Swinburne Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc  học công nghệ thông tin có khó không. Qua đó mách bạn những cách học hiệu quả đối với người mới bắt đầu tìm hiểu ngành này. Chúc bạn thành công nhé!

Video liên quan

Chủ Đề