Khoản thu nào sau đây ngân sách trung ương hưởng 100%?

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước [NSNN].

Cán bộ hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị. Ảnh: H.Y

Được áp dụng cho năm ngân sách 2017, Thông tư quy định các nội dung về tổ chức thu và hạch toán kế toán đối với các khoản thu ngân sách nhà nước [NSNN]; quy trình, thủ tục, hạch toán kế toán, kiểm soát chi ngân sách; cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; cơ chế quản lý vốn vay nợ, viện trợ; quản lý, sử dụng NSNN đối với các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; quản lý ngân sách cấp xã; công khai NSNN, Bộ Tài chính hướng dẫn hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan có văn bản hướng dẫn riêng.

Liên quan đến phân cấp quản lý NSNN, Thông tư quy định rõ nguồn thu của ngân sách trung ương [NSTW] bao gồm các khoản thu NSTW hưởng 100% [bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế].

Đó là: Thuế giá trị gia tăng [GTGT] thu từ hàng hoá nhập khẩu; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB] từ hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thuế TĐB hàng hóa nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước; Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hoá nhập khẩu; Thuế tài nguyên, thuế TNDN, thuế GTGT, lãi được chia cho nước chủ nhà, các loại phí, tiền cho thuê mặt nước, các khoản thuế, phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoán chi phí hoạt động; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập trung ương và doanh nghiệp nhà nước trung ương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.

Số thu phí được khấu trừ và trích lại để bù đắp chi phí không thuộc phạm vi thu ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;

Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, không kể lệ phí môn bài quy định tại điểm g và lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;

Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp mà có vốn của trung ương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc trung ương quản lý;

Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc trung ương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;

Các khoản thu hồi vốn của NSTW đầu tư tại các tổ chức kinh tế [bao gồm cả gốc và lãi]; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu;

Ngoài ra, nguồn thu của NSTW cũng gồm: Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần NSTW được hưởng theo quy định của pháp luật; Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của trung ương; Chênh lệch thu lớn hơn chi của NHNN; Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương; Thu kết dư NSTW; Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của NSTW; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả thu ngân sách cấp dưới nộp lên./.

H.Y

  • Hỏi: Xin hỏi Bộ Tài chính Tôi là kế toán của phòng thuộc UBND huyện. Cho tôi hỏi về quy định điều chỉnh mục lục chi ngân sách năm 2021 trong phạm vi dự toán được giao của đơn vị tôi Theo quy định tại Điều 9, Thông tư 109/2020/TT-BTC, việc điều chỉnh dự toán ngân sách phải thực hiện trước ngày 15/11. Cho tôi hỏi, tôi được cấp DT bổ sung [DT không tự chủ] trong tháng 6/2021, đến tháng 12, sau khi cân đối, tôi cần điều chỉnh mục lục ngân sách [mã nội dung kinh tế] so với dự toán tôi lập ban đầu để phù hợp với nội dung nhiệm vụ chi. Vậy tôi có bị ràng buộc bởi quy định điều chỉnh dự toán trước 15/11 hay không [vì đây là tôi điều chỉnh mã NDKT chứ không phải điều chỉnh tăng, giảm dự toán]. Mong Bộ Tài chính quan tâm trả lời thắc mắc dùm tôi vì cơ quan tài chính cùng cấp không chấp thuận đề nghị điều chỉnh mã NDKT [tiểu mục] theo yêu cầu của đơn vị tôi. Và cho tôi hỏi có văn bản nào quy định về thời gian điều chỉnh tiểu mục chi trong năm ngân sách không ạ. Rất mong nhận được phản hồi sớm của Bộ tài chính! Xin cám ơn Trân trọng 19/04/2022
  • Hỏi: Kính hỏi Bộ Tài chính: Theo quy định của Luật NSNN, dự phòng bố trí từ 2-4% tổng chi ngân sách. Trường hợp HĐND cấp huyện giao dự toán cao hơn dự toán HĐND cấp tỉnh giao, cụ thể là giao tăng thu tiền sử dụng đất và phải bố trí tăng dự phòng để đảm bảo đủ tối thiểu 2% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, huyện không muốn giảm chi thường xuyên để tăng dự phòng mà giảm chi đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất để bố trí dự phòng thì có sai quy định không, vì trong Luật và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể việc này. Xin trân trọng cảm ơn Bộ. 14/03/2022
  • Hỏi: Kính gửi: Trang hỏi đáp Chính sách Tài chính Tôi có một thắc mắc về việc tính toán nguồn cải cách tiền lương, kính nhờ Trang hỏi đáp Chính sách Tài chính giải thích hộ, xin cảm ơn. Đơn vị tôi là cơ quan hành chính [Chi cục]. Năm 2021, đơn vị có trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 về Chính sách tinh giản biên chế. Thời điểm nghỉ là 1/4/2021 [nghĩa là trong năm đã làm việc 3 tháng]. hệ số lương: 4,98 Đối với trường hợp này, khi đơn vị tôi tính toán kinh phí để báo cáo “nguồn cải cách tiền lương” thì tính như sau: + Nguồn cải cách tiền lương = [4,98-2,34] x 1.490.000 đồng x 9 tháng + Số còn để lại đơn vị sử dụng là = 2,34 x 1.490.000 đồng x 9 tháng *Số liệu Sở Tài chính dự kiến thẩm định: + Nguồn cải cách tiền lương = 4,98 x 1.490.000 đồng x 9 tháng + Số còn để lại đơn vị sử dụng là = 0 Giải thích của người phụ trách thẩm định Sở Tài chính: tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP thì cắt giảm luôn chỉ tiêu biên chế đó, nên đưa tất cả kinh phí của trường hợp đó sang “nguồn cải cách tiền lương” Giải thích của đơn vị về cách tính toán: Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách Cải cách tiền lương có nhiều trường hợp tinh giản biên chế [Điều 6 của Nghị định] Đối với trường hợp quy định tại Điểm a, b-Khoản 1-Điều 6 Nghị định này, là tinh giản biên chế dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì việc cắt toàn bộ kinh phí còn lại trong năm của biên chế vừa tinh giản để đưa sang “nguồn cải cách tiền lương” là phù hợp. Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi ở đơn vị tôi là nghỉ theo Điểm đ-Khoản 1-Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP do có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp. Việc tinh giản công chức này là để tuyển dụng công chức khác có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, không phải tinh giản do dôi dư, do sắp xếp lại bộ máy vì tổng mức biên chế được giao của đơn vị không thay đổi [không bị cắt giảm như trường hợp dôi dư]. Khi lập dự toán, trong tổng mức biên chế được giao, về tiền lương thì số biên chế có mặt sẽ tính theo hệ số lương thực tế, số biên chế chưa tuyển sẽ tính trên cơ sở lương 1.490.000 đồng/tháng và hệ số lương lương bậc 1 của công chức loại A1 [2,34]. Do vậy, 9 tháng còn lại trong năm đơn vị được sử dụng số kinh phí tính theo định mức số biên chế chưa tuyển. Chỉ đưa qua nguồn cải cách tiền lương chênh lệch giữa hệ số lương thực tế của công chức nghỉ hưu - 2,34 Xin vui lòng giải đáp giúp. Xin cảm ơn 11/01/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ tài Chính. Đơn vị tôi là đơn vị hành chính sự nghiệp và tự chủ theo Nghị định 117/2013/NĐ-CP, ngày 07/10/2013 của chính phủ. 1/trong năm 2020 đơn vị tôi có thực hiện thu hồi các khoản chi của năm 2019, do không đúng qui định theo kết luận của Thanh tra Sở Tài chính, sang năm 2021 số tiền thu hồi được chuyển vào nguồn thu của đơn vị tôi với nội dung Thu hồi các khoản chi năm trước. vậy cho tôi hỏi: Đơn vị tôi có được sử dụng số tiền thu hồi các khoản chi năm trước này không? Nếu được sử dụng thì trong năm 2021 được không? Sử dụng đúng nguồn đã thu hồi lại phải không? 2/ Trong năm 2020 đơn vị được hỗ trợ kinh phí hỗ trợ thiên tai cho hộ dân bị ảnh hưởng ngập lụt, cây ăn trái và hoa màu bị chết, hỗ trợ lần đầu là 71%, đơn vị tôi cấp đúng số tiền, sang năm 2021 tiếp tục hỗ trợ 29% còn lại cho hộ dân: người dân phản ánh một số hộ có thu hoạch được trên phần hoa màu bị ảnh hưởng nên cán bộ cấp phát thu hồi lại các khoản đã cấp trước [là 71%] nhưng năm 2020 đã thực hiện quyết toán và lên các báo cáo rồi nên không thể nộp trả lại phần tiền đã thu hồi. Nay đơn vị xin được hỏi Bộ tài chính: Có thể áp dụng văn bản nào để thực hiện trong trường hợp này để đơn vị nộp trả số tiền theo đúng qui định được ạ? XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN 10/12/2021
  • Hỏi: Theo quy định của Luật NSNN: Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: - Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi; - Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; - Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương; - Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội; - Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng; Đề xuất kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật thêm phần được sử dụng chi cho dự phòng, thiên tai, dịch bệnh. 29/11/2021
  • Hỏi: Tôi là Nguyễn Thị Mai Hương- cán bộ phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, trong quá trình điều hành ngân sách tôi muốn hỏi Quý Bộ nội dung như sau: 1. Theo khoản a mục 2 điều 3 Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán năm 2021: "Đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ dự toán Bộ Tài chính hướng dẫn, chế độ chính sách, khối lượng nhiệm vụ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Sau khi đã đảm bảo các nhiệm vụ chi sự nghiệp theo quy định, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường cho các nhiệm vụ có tính chất đầu tư đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương:" Như vậy theo như tôi hiểu nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường chi theo quy định trên chỉ bao gồm nguồn sự nghiệp môi trường ngân sách được Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách địa phương theo Theo quy định tại điều 3 mục 1 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường như vậy có đúng không. 2. Tại khoản 1, điều 8 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ Nghị định về phí bảo vệ môi trường trường đối với khai thác khoáng sản quy định: “…Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là Khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật bảo vệ môi trường và Luật ngân sách nhà nước, theo các nội dung cụ thể sau đây: a] Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản; b] Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; c] Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.” Như vậy nguồn phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện chi theo quy định Tại khoản 1, điều 8 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ Nghị định về phí bảo vệ môi trường trường đối với khai thác khoáng sản quy định hay phải thực hiện chi Theo khoản a mục 2 điều 3 Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán năm 2021. Nguồn thu phí bảo vệ môi trường cho được phép chi cho đầu tư các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản hay không? Rất mong quý bộ trả lời sớm nhất để tôi có cơ sở giải ngân nguồn vốn phí bảo vệ môi trường của địa phương năm 2021. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Bộ. 10/09/2021
  • Hỏi: Liên quan đến tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021 theo Văn bản số 6299/BTC-NSNN ngày 11/6/2021, quá trình thực hiện tại một số đơn vị, tôi có gặp vướng mắc như sau, đề nghị Bộ Tài chính xem xét, trả lời giúp: 1. Tại mục 1- Đối tượng thực hiện: Các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh....và các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2021 hoạc sử dụng số thu phí được để lại, thu nghiệp vụ được để lại theo quy định để chi hoạt động thường xuyên. Vậy xin quý Bộ cho biết khoản " thu nghiệp vụ" là bao gồm các khoản nào? 10/09/2021
  • Hỏi: Kính hỏi bộ tài chính về phân bổ dự toán NSNN đối với nhiệm vụ chi lĩnh vực sự nghiệp khoa học và công nghệ đối với cấp huyện xã. Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 9 Luật NSNN quy định “ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ”; tuy nhiên tại điểm c Khoản 1 Điều 17 Nđ 163 hướng dẫn thi hành Luật NSNN quy định làm rõ “ Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã được chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ”; Đồng thời theo Thông tư 342/2016/tt-Btc khái niệm “Sự nghiệp khoa học và công nghệ: gồm các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và triển khai, chuyển giao ứng dụng …” và đối chiếu khái niệm về hoạt động nghiên cứu, hoạt động ứng dụng, chuyển giao tại Luật Khoa học và Công nghệ thì Việc giao nhiệm vụ chi và phân bổ kinh phí cho cấp huyện, xã sẽ vẫn có nhiệm vụ chi lĩnh vực sự nghiệp khoa học và công nghệ, song nguồn kinh phí này phải chi cho các nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ có đúng không? Hiện nay, chỉ duy nhất có tỉnh Cà Mau, còn hầu hết các tỉnh thành đều không ghi định mức phân bổ ngân sách đối với nhiệm vụ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ cho ngân sách huyện xã trong Nghị quyết định mức phân bổ chi thường xuyên! Vậy đâu là đúng ? Hiện tôi đang công tác tại Sở KHCN, Xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài chính để chúng tôi có thể tham mưu cơ chế tài chính phân bổ cho hoạt động khoa học công nghệ địa phương đúng quy định và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trân trọng cảm ơn! 31/08/2021
  • Hỏi: Xin hỏi Quý Bộ, Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp được giao tự chủ chi thường xuyên [Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng nhóm II theo quy định tại thông tư 72/2017/TT-BTC]. Theo VB số 6299/BTC-NSNN ngày 11/6/2021 của Bộ Tài chính [1. Đối tượng thực hiện: Các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2021 hoặc sử dụng số thu phí được để lại, thu nghiệp vụ được để lại theo quy định để chi hoạt động thường xuyên] thì cơ quan tôi có thuộc đối tượng điều chỉnh hay không? Hiện nay Sở Tài chính hướng dẫn đối tượng thực hiện ở địa phương tôi như sau: Đối tượng thực hiện là các cơ quan, đơn vị hành chính đã được giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; các cơ quan, đơn vị chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí được để lại, nguồn thu nghiệp vụ được để lại. Như vây có đúng với hướng dẫn của VB số 6299 nêu trên hay không. Trân trọng cảm ơn./. 27/07/2021
  • Hỏi: Kính gửi: Bộ Tài chính. Tôi có một câu hỏi kính đề nghị quý bộ hướng dẫn, cụ thể như sau: Theo công văn 6299/BTC-NSNN ngày 1/6/2021 của Bộ Tài chính về việc tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021 theo Nghị quyết 58/NQ-CP, có nội dung tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại của năm 2021. Và những chương trình, đề tài, dự án khoa học cấp nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt không nằm trong mục bị cắt giảm. Tôi đang thực hiện dự án Khuyến nông Trung ương do Bộ Nông nghiệp&PTNT phê duyệt, trong kinh phí có phần mua nguyên vật liệu để phục vụ mô hình của dự án. Xin hỏi Bộ Tài chính, dự án Khuyến nông Trung ương có nằm trong mục bị cắt giảm hay không? và nếu bị cắt giảm thì giảm ở nội dung nào, vì tôi thấy cắt giảm 10% bao gồm nguyên vật liệu là không hợp lý vì làm ảnh hưởng đến quy mô, nội dung và mục tiêu ban đầu của dự án. Kính mong Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc ạ. Trân trọng cảm ơn! 01/07/2021

Video liên quan

Chủ Đề