Kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam

Từ năm 2010 đến nay Việt Nam đã thực hiện 5 kỳ kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho các năm cơ sở 2000, 2010, 2013, 2014 và 2016.

Kiểm kê quốc gia khí nhà kính là việc tính toán lượng khí nhà kính phát thải/hấp thụ trong một năm cụ thể [trước năm thực hiện tính toán] trên cơ sở thông tin, số liệu hoạt động về các nguồn phát thải được thu thập, thống kê trong các lĩnh vực và hệ số phát thải, không phải theo các kịch bản. Kết quả này chưa bao gồm việc tính lượng khí nhà kính giảm phát thải.

Ảnh minh họa

Theo Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu [UNFCCC] từ năm 1994. Là một bên nước thành viên không thuộc Phụ lục I của Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng các báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm kiểm kê quốc gia khí nhà kính để gửi Ban Thư ký Công ước.Triển khai quy định của Công ước, từ năm 2010 đến nay Việt Nam đã thực hiện 5 kỳ kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho các năm cơ sở 2000, 2010, 2013, 2014 và 2016 phục vụ xây dựng các báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu và đã gửi Ban Thư ký Công ước theo quy định.Việc thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính tuân thủ các hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu [IPCC]. Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính qua 5 kỳ kiểm kê, chưa bao gồm việc tính lượng khí nhà kính giảm phát thải, cụ thể:- Năm 2000: 150,9 triệu tấn CO2 tương đương;- Năm 2010: 264,2 triệu tấn CO2 tương đương;- Năm 2013: 259,0 triệu tấn CO2 tương đương;- Năm 2014: 278,7 triệu tấn CO2 tương đương;- Năm 2016: 316,7 triệu tấn CO2 tương đương.Từ năm 2020 trở về trước, mặc dù chưa phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm phát thải khí nhà kính, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và chỉ đạo triển khai các hoạt động giảm phát thải thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông tin về các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam được tổng hợp, thể hiện trong Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba của Việt Nam gửi Ban Thư ký Công ước, được đăng tải trên trang thông tin điện tử của UNFCCC [//unfccc.int/BURs].

Tuy nhiên, do chưa có yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định [MRV] kết quả giảm phát thải khí nhà kính nên số liệu thống kê về lượng giảm phát thải của các hoạt động chưa được thống kê chi tiết, đầy đủ.Từ năm 2021 trở đi, Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính so với mức phát thải theo kịch bản phát triển thông thường [BAU] đến năm 2030, bao gồm các chỉ tiêu giảm phát thải cụ thể cho từng lĩnh vực.

Theo đó, các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính sẽ được đo đạc, báo cáo, thẩm định theo quy định của quốc tế và được công bố công khai; hướng tới việc hoàn thành mục tiêu đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ khí hậu Trái Đất.

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Để hiện thực hóa các cam kết tại COP26, Việt Nam cần có lộ trình triển khai Chiến lược, đảm bảo thể chủ động thích ứng hiệu quả, giảm thiệt hại do BĐKH gây ra, với trọng tâm là các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính.

Hệ thống kiểm kê khí nhà kính chạy thử nghiệm vào quý III

Đại diện Cục Biến đổi khí hậu [Bộ TN&MT] cho biết, hệ thống kiểm kê khí nhà kính trực tuyến sẽ chạy thử nghiệm vào quý III/2022.

Theo ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính và Bảo vệ tầng ôzôn [Cục Biến đổi khí hậu], Dự án “Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định tại Việt Nam” [SPI-NDC] đã rà soát, đánh giá hệ thống báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở; thiết kế hệ thống báo cáo trực tuyến và đề xuất phân loại quản lý hệ thống. Đối tượng sử dụng là các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, hầu hết là doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng trong sản xuất, kinh doanh.

Quyết định nêu rõ, 87% số lượng cơ sở phải báo cáo thuộc Bộ Công Thương quản lý. Tiếp đó là Bộ Xây dựng 5%, Bộ GTVT và Bộ TN&MT tương đương nhau 4%. Quy trình báo cáo được đề xuất là các Bộ sẽ ủy quyền cho các Sở/đơn vị đánh giá, đôn đốc và phê duyệt báo cáo. Đối với cơ sở trong lĩnh vực chất thải thuộc quyền hạn của Bộ TN&MT, Cục Biến đổi khí hậu sẽ trực tiếp đôn đốc và phê duyệt báo cáo.

Đây là một trong các hoạt động nhằm hỗ trợ theo dõi tiến độ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Dự SPI-NDC. Trong năm 2021, Dự án đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất khung giám sát và đánh giá cho các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, xây dựng bộ chỉ số theo dõi tiến độ thực hiện NDC hằng năm cho các lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia cho các Bộ tham gia thực hiện NDC của Việt Nam.

Theo Bộ TN&MT, hệ thống kiểm kê khí nhà kính trực tuyến sẽ chạy thử nghiệm vào quý III/2022. [Ảnh minh họa]

Bên cạnh đó, dự án đã tham vấn cụ thể cho Bộ GTVT 2 hoạt động cấp ngành là chỉ số theo dõi tiến độ NDC và đánh giá phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường. Đồng thời, đánh giá các chương trình, công nghệ giao thông thân thiện với môi trường, bao gồm chuyển đổi sang các loại hình năng lượng mới như khí nén tự nhiên, khí hóa lỏng, điện… Dự án cũng đã hỗ trợ lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và xây dựng các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của khối tư nhân thông qua xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá phát triển bền vững [CSI] cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI.

Được biết, từ tháng 4/2022, JICA đã huy động toàn bộ nhóm chuyên gia thực hiện dự án sang Việt Nam. Trong năm 2022, Dự án sẽ mở rộng phạm vi đánh giá thực hiện NDC trong lĩnh vực chất thải và xi măng. Việc theo dõi tiến độ NDC sẽ tuân thủ các yêu cầu của Thỏa thuận Paris và Hội nghị COP 26. Dự án cũng sẽ đề xuất các chỉ số định lượng để theo dõi NDC cấp ngành, yêu cầu dữ liệu, cơ chế phối hợp khả thi và xác định khả năng thí điểm thực hiện.

Trên cơ sở đó, ông Akihiro Miyazaki, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Quản lý môi trường, Vụ Môi trường toàn cầu Nhật Bản cho rằng, việc thực hiện NDC ngày càng quan trọng hơn. Dự án SPI-NDC sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai các chính sách quan trọng về biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực cho các cơ quan Bộ, ngành, giúp các hoạt động hợp tác với khu vực tư nhân đem lại giá trị gia tăng cao, đảm bảo tính hiệu quả trong hiện thực hóa các cam kết. Hỗ trợ cho Dự án nằm trong kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản về hỗ trợ tăng cường các hoạt động thực thi chính sách biến đổi khí hậu toàn cầu, đảm bảo việc đạt được các mục tiêu khí hậu.

“Giai đoạn tới hết sức quan trọng, bởi Việt Nam sẽ đẩy mạnh thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP 26, tham gia thực chất, sâu, rộng hơn trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng sẽ cập nhật NDC trước khi Hội nghị COP27 diễn ra.

Do vậy, dự án cần phát huy những kết quả đạt được và triển khai các hoạt động gắn với mục tiêu của Việt Nam, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống báo cáo, kiểm đếm khí nhà kính trực tuyến, tăng tính minh bạch và huy động khối tư nhân tham gia ứng phó biến đổi khí hậu”, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu [Bộ TN&MT] nhận định.

Việt Nam nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính trên nhiều lĩnh vực.

Tại các thành phố lớn như TP.HCM, mục tiêu đến năm 2030, TP.HCM sẽ cắt giảm 10% phát thải và tiến tới nền kinh tế carbon thấp. Thành phố đang triển khai nhiều nhiệm vụ quản lý về phát thải khí nhà kính. Trước mắt, xác định các nhiệm vụ trọng tâm cho từng ngành, nghề. Trong đó, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thu gom, xử lý nước thải, chất thải theo hướng tái sinh nhằm giảm phát thải khí nhà kính; quản lý, kiểm kê phát thải khí nhà kính; xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo ngành và lĩnh vực…Theo các chuyên gia, mức tiêu thụ điện của các tòa nhà thương mại nằm trên địa bàn đến năm 2030 có thể lên tới 14 tỷ kWh, tương đương với mức phát thải khí CO2 gần 12 triệu tấn.

UBND TP.Hà Nội đã ban hành các Kế hoạch số: 228/KH-UBND ngày 02/11/2017 thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hà Nội, 149/KH-UBND ngày 22/7/2020 về hành động tăng trưởng xanh của Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Thích ứng với biến đổi khí hậu; Chuẩn bị nguồn lực, Thiết lập hệ thống công khai minh bạch, Xây dựng và hoàn thiện chính sách.

Cụ thể, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025: lượng phát thải khí nhà kính giảm 12,14% so với mức phát thải năm 2025 khi không có các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính [khoảng 6,68 triệu tấn CO2]; Đến năm 2030: lượng phát thải khí nhà kính giảm 18,71% so với mức phát thải năm 2030 khi không có các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính [khoảng 13,76 triệu tấn CO2].

Bên cạnh đó, để hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP26, Việt Nam cần có lộ trình triển khai Chiến lược, đảm bảo thể chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Bên cạnh đó, tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế, hướng tới trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Yếu tố thuận lợi là Việt Nam đã có nền tảng pháp lý quan trọng, luật hóa công tác ứng phó với biến đổi khí hậu thành một chương lớn trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020. Luật Đầu tư năm 2020 cũng quy định những ngành, nghề liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng nằm trong nhóm hưởng ưu đãi đầu tư. Đặc biệt, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu là lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng tái tạo, hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế, chính sách; Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; Rà soát, hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; Xây dựng kế hoạch triển khai Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; kế hoạch thực hiện giảm 30% khí metan; đẩy mạnh huy động đầu tư hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng tái tạo, hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế, chính sách; Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; Rà soát, hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; Xây dựng kế hoạch triển khai Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; kế hoạch thực hiện giảm 30% khí metan; đẩy mạnh huy động đầu tư hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu…

Lan Anh

Video liên quan

Chủ Đề