Kiểm soát độc quyền là gì

Kiểm soát độc quyền

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 17:

Kiểm soát độc quyền

Trong thị trường cạnh tranh, sản lượng và giá cân bằng thể hiện mức sản xuất và tiêu dùng có hiệu quả kinh tế tối ưu. Tuy nhiên, trong thị trường độc quyền, do sản lượng thấp hơn trong khi giá thì cao hơn so với mức cân bằng cạnh tranh nên xã hội luôn bị tổn thất. Vì thế chính phủ thường áp dụng các biện pháp điều tiết hay kiểm soát độc quyền.

Biện pháp đầu tiên là cho phép thị trường trở nên cạnh tranh hơn. Chẳng hạn, vài năm trước các nhà sản xuất xe máy của hãng Honda có thể xem là độc quyền trên thị trường Việt Nam, giá mỗi chiếc lên đến 2.500 đô-la Mỹ. Thế nhưng từ khi cho phép bán các loại xe mang nhãn hiệu khác được nhập hay lắp ráp trong nước, sức ép cạnh tranh đã buộc các nhà sản xuất xe máy Honda phải giảm giá bán hơn 50% so với trước.

Đối với những ngành được độc quyền khai thác các nguồn lực chiến lược như năng lượng và khí đốt, chính phủ có thể đánh thuế để giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch của nhà độc quyền. Ví dụ, thuế thu nhập áp dụng cho các công ty dầu khí ở Việt Nam là 50%, trong khi thuế suất phổ biến cho các ngành khác chỉ là 32%.

Kiểm soát giá là một biện pháp khác mà chính phủ thường áp dụng cho các ngành độc quyền tự nhiên như đường sắt, điện, nước. Lúc này, một mức giá tối đa sẽ được ấn định trên cơ sở xác định một suất sinh lợi hợp lý của nhà độc quyền, có xét đến vốn và độ rủi ro trong đầu tư của họ.

Tuy nhiên việc xoá bỏ độc quyền đôi khi có thể gây tác động bất lợi cho phúc lợi xã hội, nếu chính phủ không có thêm những biện pháp ngăn ngừa các ngoại tác tiêu cực. Vấn nạn xe máy trong giao thông Việt Nam ngày nay là một ví dụ. Vì thế, sự cần thiết cùng biện pháp điều tiết độc quyền hiện vẫn là một chủ đề gây tranh cãi trong lĩnh vực kinh tế.

English:

Regulating monopoly

In a competitive market, equilibrium price and output show the levels of production and consumption that result in optimum economic efficiency. In a monopolistic market, however, since output is lower and price is higher than the competitive equilibrium there is a loss to society. The government therefore often takes measures to regulate or control monopolies.

One measure is to make the market more competitive. A few years ago, for example, Honda motorbike producers could be considered monopoly in the Vietnamese market and the unit price was close to US$2,500. However, since the government allowed imported and domestically assembled motorbikes of different brands to be sold, the resulting competitive pressure forced Honda motorbike producers to lower their prices by 50%.

With regard to monopolies that have exclusive access to strategic resources such as energy and gas, the government can use taxes to reduce their excess profits. The corporate income tax, for example, levied on oil companies in Vietnam is 50% while the typical rate applied to other industries is 32%.

Price control is another measure that the government uses to regulate natural monopolies such as railroad, power, and water supplies. In this case, a maximum price is allowed based on a fair rate of return that the monopolist will earn from its capital investment and the risk that it will face.

Yet, eliminating monopoly can at times be adverse to social welfare if governments do not have additional measures to prevent negative externalities. The motorbike problem in Vietnam traffic today is an example. Therefore, the need and method of regulating monopolies is a topic still under debate in economics.

[Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới]

Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới không thể thiếu sự cạnh tranh của các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Tuy nhiên cũng có rất nhiều các công ty đã xây dựng được cho mình một “đế chế” riêng và nó được gọi là sự độc quyền trên thị trường. Vậy Độc quyền là gì? Ưu và nhược điểm của sự độc quyền này đối với nền kinh tế là gì?

Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp Qúy khách các vấn đề này.

Độc quyền là hiện tượng được xuất hiện trên thị trường khi một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau nhằm chiếm vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định như cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, việc “độc quyền” của sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị trường, giá bán và khoản lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ đó.

Việc giữ được thế độc quyền trong cung ứng dịch vụ, sản phẩm đã giúp nhiều công ty chiếm được ưu thế lớn trên thị trường, đặc biệt là những ngành nghề, sản phẩm thiết yếu. Đồng thời còn giúp cho các công ty hạn chế được tối đa sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác trên thị trường.

Về bản chất thì độc quyền được xác định là hậu quả tất yếu sẽ xảy đến trong quá trình cạnh tranh không được định hướng và chịu sự điều chỉnh của bất cứ yếu tố nào cụ thể. Xuất phát điểm từ việc tôn trọng sự cạnh tranh lành mạnh, nhiều thành phần bắt đầu chuyển dịch sang quá trình cạnh tranh không lành mạnh, điều này dần dần đòi hỏi những công ty khác cần phải tạo ra sự độc quyền cho chính minh trong thị trường cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Độc quyền là gì? Thì với nội dung bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến “Độc quyền” hiện nay.

Ưu điểm của độc quyền

Mặc dù đây được xem là một trong những bước tất yếu của quá trình phát triển thị trường, tuy nhiên về bản chất thì độc quyền cũng đã đem lại những ưu điểm và hạn chế nhất định, cụ thể về những ưu điểm như:

– Quy mô kinh tế

Các công ty chiếm vị thế độc quyền có thể được hưởng phần lợi ích lớn từ việc quy mô kinh tế, tức là mở rộng về quy mô kinh tế, dẫn đến việc chi phí sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung, điều này sẽ có thể giúp cho cộng đồng người tiêu dùng có thể sử dụng các mặt hàng có tính “độc quyền” với mức giá rẻ hơn.

– Nghiên cứu và phát triển

Hiểu về bản chất của sự “độc quyền” là gì nên những công ty độc quyền sẽ tận dụng tôi đa để thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh độc quyền này sau đó đầu tư vào quá trình nghiên cứu, phát triển và đồng thời còn có thể tiến hành tích lũy khoản tài chính lớn để sử dụng vào những thời điểm khó khăn.

Dẫn chứng cụ thế nhất cho ưu điểm này chính là việc độc quyền trong các công ty Dược phẩm, đây là tổ hợp của cả một công trình phức tạp, từ việc đầu tư, nghiên cứu, thử nghiệm đến sản xuất sản phẩm với nhiều rủi ro có thể gặp phải.

Do vậy các sản phẩm này cần phải đảm bảo tính độc quyền, vì những ngành nghề đòi hỏi sự đầu tư lớn và gặp nhiều rủi ro như vậy thì việc phải cạnh tranh như vậy sẽ là không phù hợp với tiến trình phát triển công ty.

Phần lợi nhuận lớn mà các công ty độc quyền thu được sẽ có thể được sử dụng cho quá trình nghiên cứu, phát minh và thử nghiệm sản phẩm, điều này giúp các công ty đảm bảo được sử “độc quyền” trong sản phẩm của mình, đồng thời ngày càng cải tiến chất lượng sản phẩm trên thị trường.

– Có được sức mạnh độc quyền

Hiểu một cách đơn giản thì các công ty sẽ dễ dàng đạt được và giữ vững được sự “độc quyền” của họ khi đã làm tốt hơn các đối thủ của họ trong cùng một ngành nghề đó. Đồng nghĩa với việc danh tiếng của họ cũng sẽ lớn mạnh và có sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều so với các công ty khác trong cùng một lĩnh vực.

>>>>> Tham khảo: Đăng ký độc quyền sản phẩm

Một số hạn chế của độc quyền

Bất kể vấn đề gì thì luôn đi kèm giữa mặt ưu điểm và hạn chế, vấn đề “độc quyền” cũng không nằm ngoài ngoại lệ này. Với nội dung tiếp theo Luật Hoàng Phi sẽ liệt kê cho Qúy khách một số hạn chế của độc quyền.

– Độc quyền được xác định là sự khuyết tật của nền kinh tế thị trường, bởi các nước nằm trong nhóm phát triển sẽ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát tính độc quyền trong lĩnh vực mình đang thống trị, vô hình chung làm hạn chế sự lớn mạnh, đa dạng trong lĩnh vực đó.

– Giá độc quyền thường được xác định là cao hơn so với mức giá trung bình. Do các công ty khi đã có tính độc quyền trong mỗi sản phẩm, dịch vụ thì họ thường không lo ngại về vấn đề mất khách hàng vào tay đối thủ.

Vì vậy giá cả sản phẩm, dịch vụ của những công ty độc quyền thường cao hơn rất nhiều so với giá sàn của các sản phẩm trong lĩnh vực. Điều này đã khiến cho đại bộ phần đa số người dân khó tiếp cận đến được với những sản phẩm, dịch vụ độc quyền đó.

– Do duy trì tính độc quyền trên thi trường nên khiến cho những đối thủ cạnh tranh khác không thể gia nhập vào thị trường. Điều này đã tạo chỗ đứng tuyệt đối cho những công ty độc quyền, tuy nhiên lại khiến cho thị trường phân phối sản phẩm và phân khúc người dung không đạt được hiệu quả cao như mong đợi.

– Ngoài ra việc chiếm giữ thị trường quá lâu nên sẽ không tạo ra được động lực đổi mới cho những công ty độc quyền. Đồng nghĩa với việc khi những công ty đối thủ đang tiến hành cải tiến, nâng cao sản phẩm của mình và ngày càng đạt được vị thế trong lòng người tiêu dùng thì những công ty độc quyền khi này sẽ dề dàng bị tụt lùi về phía sau.

– Sự độc quyền đi kèm với giá phân phối sản phẩm quá cao đã làm hạn chế đối tượng người tiêu dùng, đồng thời trong một thị trường độc quyền thì chính người tiêu dùng lại không có quá nhiều sự lựa chọn cho chính sản phẩm mà họ sẽ sử dụng, điều này về lâu dài sản tạo ra sự khó chịu cho chính người tiêu dùng.

Với nội dung bài viết trên đây Luật Hoàng Phi đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến Độc quyền là gì? Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này thì Qúy khách có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Hoàng Phi thông qua số điện thoại tư vấn 19006557.

Video liên quan

Chủ Đề