Ký năng phân tích tình hướng và xử lý tranh chấp thương hiệu

Tranh chấp nhãn hiệu là không thể tránh trong thời điểm kinh tế đang phát triển, các Công ty mọc ra như nấm sau mưa. Việc xử lý, đòi quyền lợi liên quan đến những mâu thuẫn sở hữu trí tuệ nhãn hiệu cần đúng đắn, tuân thủ pháp luật để đảm bảo quyền lời chính đáng cho chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu đó.

Luật Trí Minh nhận giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo yêu cầu

[nguồn ảnh: thuvienanh.vn]

Căn cứ pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ nhãn hiệu:

– Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009;

– Luật Tố tụng dân sự 2015;

– Luật  Khiếu nại 2011;

– Luật Tố cáo 2011;

– Luật Cạnh tranh 2014;

– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN năm 2007 của Bộ Khoa học Công nghệ;

– Các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Tranh chấp nhãn hiệu là gì ?

Tranh chấp nhãn hiệu được hiểu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà trong đó các bên cho rằng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình và việc sử dụng nhãn hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Hành vi như thế nào mới được coi là tranh chấp nhãn hiệu độc quyền?

Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định cách hàng vi dưới đây được coi là vi phạm bản quyền nhãn hiêu:

1. Sử dụng nhãn hiệud hình ảnh, ký hiệu gần giống gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

2. Sử dụng nhãn hiệu có tên phiên âm giống hoặc gần giống với tên nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

3. Một số dấu hiệu khác liên quan đến mục đích gây nhầm lẫn với thương hiệu nổi tiếng phát sinh trong các vụ án liên quan đến quyền sở hữu thương hiệu

Có mấy loại tranh chấp nhãn hiệu?

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”

Các phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

– Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng biện pháp hòa giải, thương lượng: Khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng việc khởi kiện ra tòa án diễn ra khi hai bên không thể thương lượng hòa giải, thì bên bị xâm phạm có quyền khởi kiện bên xâm phạm ra Tòa án theo luật tố tụng dân sự. Một số tài liệu cần chuẩn bị cho việc khởi kiện. Bạn có thể nhờ luật sư giải quyết tranh chấp và tư vấn khởi kiện

+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc bản sao có công chứng, hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp văn bằng bảo hộ.

+ Chứng cứ chứng minh đã có hành vi vi phạm xảy ra.

+ Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm cho bên có hành vi vi phạm, trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh các bên này không chấm dứt hành vi vi phạm của mình.

+ Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này.

Bản án nổi tiếng liên quan đến tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam

Vụ án liên quan đến tranh chấp nhau thương hiệu Grow Plus [sữa bổ xung chất cho trẻ em chậm lớn, thấp còi]giữa Vinamilk và Nutifood

Giữa năm 2015, Vinamilk tung ra thị trường sản phẩm có nhãn hiệu Dielac Grow Plus  và đã gặp phản ứng của Nutifood khi họ đã đang lưu hành sản phẩm nhãn hiệu Grow Plus từ trước đó. 

Năm 2015 Nutifood đã khởi kiện Vinamilk liên quan đến việc trùng lặp thương hiệu Grow Plus.

- Nutifood có đẩy đủ hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng minh là chủ hợp pháp của tên thương hiệu Grow Plus

- Dielac Grow Plus của Vinamilk cũng đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định.

Vụ việc trở lên quá phức tạp và chưa có cơ chế giải quyết triệt để vấn đề này nên hiện tại cả 2 tên nhãn hiệu trên vẫn đang cùng lưu hành trên thị trường.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền sớm giúp bạn bảo vệ quyền lợi của bạn từ lúc nhãn hiệu chưa nổi tiếng. Nhiều chủ doanh nghiệp đã "chậm chân" trong việc đăng ký nhãn hiệu dẫn đến tốn chi phí mua lại thương hiệu hoặc vĩnh viễn không được sở hữu nếu chủ thương hiệu đã đăng ký không muốn nhượng lại thương hiệu đáng lẽ thuộc về bạn.

Bạn liên hệ Công Ty Luật Trí Minh,  hãy liên hệ qua email “” hoặc số ưu tiên 024 3766 9599 [Hà Nội] và 028 3933 3323 [TP.HCM] để được hướng dẫn dịch vụ hỗ trợ đăng ký thương hiệu ngay để đảm bảo quyền lợi cho mình.

>>Xem thêm>>Giải đáp thắc mắc đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Tìm kiếm liên quan:

  • các vụ tranh chấp thương hiệu nổi tiếng
  • các vụ tranh chấp về nhãn hiệu nổi tiếng
  • tranh chấp thương hiệu là gì
  • quy trình xử lý tranh chấp thương hiệu
  • tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

BTV - Văn phòng luật sư Trí Minh

Khi phát sinh tranh chấp tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu thì các bên liên quan cần phải “giải quyết” một cách nhanh chóng để tránh các phát sinh làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín của công ty đó. Vì vậy, việc tìm ra cách thức giải quyết tranh chấp này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với các công ty.

Quy định chung về thương hiệu, nhãn hiệu

>>> Xem thêm: Xâm phạm nhãn hiệu phải bồi thường những khoản nào

Thương hiệu, nhãn hiệu của công ty là gì?

Về mặt ngôn ngữ pháp lý, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam về sở hữu trí tuệ không đề cập đến khái niệm thương hiệu.

Trên thực tế thương hiệu của một công ty được hiểu là tên gọi mà mọi người thường sử dụng dùng để chỉ nhãn hiệu của công ty đó theo đúng khái niệm được sử dụng trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Hiểu rộng hơn, nó còn bao hàm các yếu tố khác liên quan đến hình ảnh, uy tín, niềm tin của khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 [Luật Sở hữu trí tuệ] thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong đó các các loại nhãn hiệu như sau:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Các loại tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu

  • Hòa giải: khi có tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu phát sinh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một bên thì bên bị xâm phạm có thể yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt ngay hành vi đó và bồi thường các thiệt hại phát sinh [nếu có].
  • Khởi kiện ra Tòa án [khi các bên hòa giải không thành]: đối với tranh chấp này thì căn cứ theo Khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điểm a Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để hạn chế tranh chấp

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp nên làm gì khi bị xâm phạm nhãn hiệu của mình

Nội dung công việc luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu

  • Dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các điều kiện tiền tố tụng: xác định thẩm quyền của cơ quan tài phán, các điều kiện trước khi được khởi tố vụ án
  • Soạn thảo đơn khởi kiện đảm bảo đúng nội dung, hình thức theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
  • Dịch vụ nộp tiền tạm ứng án phí
  • Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đính kèm
  • Tham gia trực tiếp giải quyết tranh chấp với tư cách là người bào chữa, đại diện ủy quyền cho nguyên đơn, bị đơn.
  • Tham gia vào quá trình thu thập nguồn chứng cứ
  • Thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng khi cơ quan tài phán có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  • Thực hiện thủ tục kháng cáo án sơ thẩm
  • Tư vấn, hỗ trợ, cung cấp lời khuyên để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thân chủ trong quá trình khởi kiện

Phí dịch vụ

Nhãn hiệu, thương hiệu doanh nghiệp rất dễ phát sinh tranh chấp

Phí cố định

  • Tiêu chí để đưa ra mức phí: Căn cứ theo đối tượng hợp đồng. Trường hợp khách hàng cần hỗ trợ chuyên sâu về vấn đề cụ thể, mức phí, biếu phí thuê sẽ được cập nhật phù hợp, có HỖ TRỢ giảm phí để đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.
  • Trong trường hơp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến đối tượng hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng PHỤ LỤC hợp đồng
  • Cách thức thanh toán: Bằng TIỀN MẶT hoặc CHUYỂN KHOẢN thông qua tài khoản ngân hàng của công ty.
  • Giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Phí kết quả

  • Để đảm bảo tính công bằng, nhanh chóng, hiệu quả khi sử dụng dịch vụ, các bên có thể tiến hành ký hợp đồng hứa thưởng. Hợp đồng phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 570 đến 573 Bộ luật dân sự 2015 và không vi phạm điều cấm của LUẬT, không trái đạo đức xã hội, đảm bảo tuân thủ quy tắc 9 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
  • Ngay sau khi việc thực hiện đạt kết quả thì khách hàng sẽ chi trả phí
  • Đảm bảo chi phí phù hợp với nội dung công việc.

Cam kết chất lượng

  • Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, tôn chỉ, tuân thủ đúng quy định pháp luật, đạo đức luật sư
  • Quyền lợi khách hàng là kim chỉ nam để chúng tôi hoạt động và phát triển
  • Chi phí tư vấn không là mục tiêu, động cơ để tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn. Động cơ phát triển của một tổ chức luật sư có TÂM và có TẦM là phải đặt con người vào vị trí trung tâm để hoạt động, góp phần xây dựng một xã hội vận hành theo đúng khuôn khổ pháp lý đặt ra.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về cách giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu công ty. Trường hợp quý bạn đọc cần tư vấn về đăng ký nhãn hiệu để tránh các tranh chấp phát sinh, vui lòng liên hệ LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật sở hữu trí tuệ chính xác và nhanh chóng nhất. Xin cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề