Là học sinh em hiệu gì về ma túy

Hiện nay, ma túy là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Chúng có những ảnh hưởng xấu nhất định đến sức khỏe và cuộc sống. Xét nghiệm ma túy sẽ giúp xác định rõ người bệnh đang nghiện loại ma túy nào, thời gian khoảng bao lâu để từ đó có phác đồ điều trị cho phù hợp.

Ma túy là gì?

Theo Liên Hợp quốc thì “ma tuý là chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức trí tuệ của con người, làm cho người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy, việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản Pháp luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ Pháp luật”.

Bộ luật Hình sự được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21-12-1999, đã quy định các tội phạm về ma tuý. Theo đó, ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, lá hoa-quả cây cần sa, lá cô ca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, hêrôin, côcain, các chất ma tuý khác ở thể lỏng, các chất ma tuý khác ở thể rắn.

Tác hại đối với sức khỏe :

 – Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.

     – Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.

– Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị…

Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị…

Ảnh hưởng đến bản thân :

 – Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.

– Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV [dẫn đến cái chết]. Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình và con cái họ.

– Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.

– Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.

– Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.

Ảnh hưởng đến gia đình :

 – Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình

 – Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút [lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên…vì trong gia đình có người nghiện]

 – Gây tổn thất về tình cảm [thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc…]

 – Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra.

Ảnh hưởng đến xã hội :

 – Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm…

– Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.

Học sinh chúng ta làm gì để ngăn chặn và phòng ma túy ?

– Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

– Không xúi giục người khác tham gia vào tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác.

– Khi phát hiện những cá nhân, tổ chức có liên quan đến ma túy cần báo ngay cho Cơ quan Công An nơi gần nhất để kịp thời xử lí.

– Quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Không kì thị, xa lánh người cai nghiện.

– Tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt ứng phó kịp thời với những tình huống có thể xảy ra. Tìm hiểu về tác hại của ma túy thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, cộng đồng để có nhận thức đúng đắn về tác hại của ma túy. Từ đó, trong từng trường hợp cụ thể có thể tuyên truyền, vận động cho mọi người cùng phòng tránh ma túy.

Vì tương lai của bản thân và đất nước, ngay bây giờ mỗi học sinh hãy có những hiểu biết và hành động đúng đắn trong việc phòng chống ma túy.

             Những vụ việc gần đây như: Bốn học sinh THPT ở Hải Dương tẩm ma túy vào thuốc lào rồi dùng điếu cày để hút; "nữ quái" trộn cần sa vào trà sữa đóng chai bán cho học sinh, sinh viên tại Lâm Đồng... khiến dư luận lo lắng về tình trạng ma túy xâm nhập học đường.

Phát hiện 4 học sinh THPT tại Hải Dương sử dụng trái phép chất ma túy mới tại quán trà đá vỉa hè

60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên từ 15 tuổi đến 25 tuổi
           Trước đây, thuốc phiện và một số chất ma túy thẩm lậu vào trường học đã gây ra nhiều nỗi đau, nỗi ám ảnh của những gia đình có con em nghiện, hệ lụy đó kéo dài đến nhiều năm sau. Trước tình hình đó, ngành giáo dục đã phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan xây dựng một số đề án, dự án tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học, phòng, chống và cai nghiện ma túy trong trường học... Các đề án, dự án này đã được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ từ chính sách đến các nguồn lực, từng bước đẩy lùi được ma túy ra khỏi học đường.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, có nhiều biểu hiện hoạt động ma túy đã và đang quay trở lại “thẩm lậu” vào trường học. Ma túy đa dạng hơn, sử dụng cũng đơn giản hơn rất nhiều khiến không ít học sinh, sinh viên, thầy cô và gia đình các em khó phát hiện, đặc biệt là ma túy tổng hợp [ATS]. Chúng ta dễ dàng thấy cảnh các em tuổi còn rất nhỏ hút shisha, uống "nước vui", dùng "bùa lưỡi", "khô gà"... mà không biết thực chất đang uống, hút chất gì.

Cũng trong thời gian qua, Trung tâm Chống độc [Bệnh viện Bạch Mai] tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc chất kích thích trong đó có cả cần sa, ma túy tổng hợp được trộn trong thuốc lá điện tử. Đáng báo động là tên gọi, chủng loại ma túy đang thay đổi hằng ngày, với hàng trăm hoạt chất khác nhau mà cả các phòng xét nghiệm chuyên sâu cũng không thể tìm ra hết. Độc tính của ma túy phá hoại trẻ em, có trường hợp chỉ 13 tuổi, 14 tuổi nhưng thường xuyên rối loạn tâm thần, hoang tưởng, rối loạn nhịp tim… như người nghiện lâu năm.

Theo đánh giá của Bộ Công an, tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến rất phức tạp, trong đó tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy nói chung và ma túy tổng hợp nói riêng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, chủ yếu tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

Thống kê gần đây cho thấy, trong số hơn 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của cả nước, dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, nếu tính đến độ tuổi 35 thì tỷ lệ này thậm chí lên đến 76%.

Trong số những người sử dụng trái phép chất ma túy, có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Đặc biệt ngày nay với sự xuất hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại, giá thành ngày càng rẻ, dễ cất giấu, sử dụng, tính độc hại cao của ma túy tổng hợp, nhiều em 13-14 tuổi đã sử dụng ma túy.

Các loại ma túy tổng hợp ngày càng đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, dễ sử dụng, vì thế chúng len lỏi vào học đường dưới những cái tên mỹ miều, gây tò mò. Đồng thời, các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karaoke, vũ trường… phát triển nhanh chóng nên số lượng người sử dụng ma túy là thanh thiếu niên ngày càng tăng. Các loại ma túy tổng hợp thường trở nên kích thích hơn khi sử dụng kèm với rượu, bia trong môi trường âm nhạc mạnh nên các quán bar, karaoke, vũ trường thường là nơi các đối tượng và thanh thiếu niên lợi dụng để tổ chức, sử dụng trái phép ma túy.

Đây là một thực trạng đáng lo ngại, cần có những giải pháp sớm, căn cơ, bảo đảm thực chất, hiệu quả để tiến tới đẩy lùi hoàn toàn tệ nạn ma túy ra khỏi xã hội nói chung và môi trường học đường nói riêng.

Để nhà trường trở thành pháo đài ngăn chặn ma túy

Đại tá Vũ Văn Hậu, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an cho rằng, hiện nay tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng, nghiện ma túy gia tăng vì tội phạm ma túy đủ độ tinh ranh để biết học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, dễ bị kích động, lôi kéo, rủ rê nên tìm đủ cách đưa ma túy vào học đường thông qua những điểm, tụ điểm xung quanh nhà trường và từ chính học sinh, sinh viên. Trong đó nổi lên gần đây là việc mua bán ma túy qua mạng và đa cấp, lợi dụng các học sinh, sinh viên nghiện ma túy. Hình thức đa cấp nguy hiểm ở chỗ phát tán nhanh, người bán ma túy là học sinh, sinh viên do đó sự rủ rê, lôi kéo và đưa bạn của mình vào con đường ma túy rất nhanh.

Theo Đại tá Vũ Văn Hậu, để ngăn chặn ma túy học đường, đầu tiên phải nhận thức và nhận diện đúng, đầy đủ về ma túy. Lực lượng công an đang tăng cường triệt xóa các đường dây, tụ điểm buôn bán, tổ chức, sử dụng ma túy, không để ma túy sản xuất trong nước, đồng thời quan tâm quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng ma túy, cũng như chỉ đạo toàn lực lượng vào cuộc cùng cấp ủy, chính quyền, địa phương, nhà trường ngăn chặn ma túy học đường.

"Lực lượng công an đã, đang và sẽ sát cánh với Bộ GD&ĐT, các hệ thống giáo dục từ công tác tuyên truyền pháp luật đến các giải pháp trong phòng ngừa cũng như thường xuyên kiểm tra, rà soát và triển khai các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, đấu tranh, xử lý các vi phạm về sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực trường học, trong quán bar, karaoke, vũ trường… để làm sao nhà trường phải trở thành pháo đài ngăn chặn ma túy, học sinh, sinh viên, giáo viên phải là những người nhận diện đúng, nhận thức đầy đủ và tự có sức đề kháng, không bị cám dỗ về ma túy và đặc biệt vai trò của phụ huynh, gia đình là rất quan trọng", Đại tá Vũ Văn Hậu cho hay.

Trong khi đó, theo Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên [Bộ GD&ĐT], ngành giáo dục cũng đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thu nhận thông tin, thống kê, phân nhóm đối tượng trong toàn ngành về học sinh phổ thông liên quan hoặc có nguy cơ liên quan đến vi phạm pháp luật, tội phạm, tệ nạn xã hội và bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin với các cơ quan, ban, ngành liên quan từ Trung ương đến địa phương để hoạch định chính sách, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm, tệ nạn xã hội, ma túy và bạo lực học đường.

Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các tài liệu, học liệu về tuyên truyền, giáo dục tội phạm, vi phạm pháp luật, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm trong trường học. Tăng cường xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng, chống và cai nghiện ma túy, đặc biệt là tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ phụ trách công tác phòng, chống ma túy trong trường học.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội nói chung và phòng chống, cai nghiện ma túy nói riêng tại các cơ sở giáo dục, các trường học.

Quản lý chặt chẽ trẻ em nghiện

Điều 33, Luật Phòng, chống ma túy 2021 nêu rõ, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;

- Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;

- Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

Đây là việc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải biện pháp xử lý hành chính.

Theo ông Trần Ngọc Túy, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội [Bộ LĐTB&XH], điều này là điểm nhân văn, thể hiện sự quan tâm, chăm lo nhưng cũng là biện pháp khắc phục "khoảng trống", theo dõi, quản lý chặt chẽ hơn đối với trẻ em nghiện, bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy được quy định tại Điều 28, Luật Trẻ em: “Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Nguồn: Chinhphu.vn

Video liên quan

Chủ Đề