Là sinh viên mới tốt nghiệp bạn mong muốn thu nhập là bao nhiêu

Đứng trước một cơ hội việc làm, sinh viên mới ra trường thường sẽ tự hỏi không biết nên đề nghị mức lương mong muốn bao nhiêu cho phù hợp. Đây cũng là một vấn đề mà nhiều bạn sinh viên sắp ra trường hoặc mới đi làm cực kỳ quan tâm khi phải đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng.

Nắm bắt được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ xoay quanh câu chuyện tuyển dụng, cụ thể là chuyện tiền lương, hiện đang có rất nhiều tài khoản TikTok khai thác, chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này. Mới đây, một Tiktoker đã đăng tải video có nội dung về mức lương nên hướng tới khi đi làm. Dù chính chủ đã cẩn thận ghi trước tại phần caption của mình: "Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo", song chiếc clip vẫn gây ra nhiều tranh cãi từ phía người xem.

Video gốc trên TikTok

Cụ thể, trong video chia sẻ quan điểm của mình, TikToker này cho rằng mức lương dành cho các bạn mới đi làm [đã qua thời gian thực tập] là từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Với các bạn có trên một năm kinh nghiệm thì mức lương là 12 triệu đồng/tháng. Bạn nên hướng tới mốc lương 20 triệu đồng/tháng nếu đã có 3 năm kinh nghiệm. Cuối cùng, nếu bạn có hơn 5 năm kinh nghiệm thì mức lương nên đề xuất với nhà tuyển dụng là trên 30 triệu đồng/tháng.

Video này hiện đang nhận được nhiều tương tác, đặc biệt trong phần bình luận. Từ phía người xem, đang có xu hướng chia làm 2 phe: Một bên đồng tình với mức lương mà TikToker này đưa ra và cho rằng như vậy là hợp lý, bên còn lại phản ứng khá gay gắt, cho rằng mức lương trong clip chỉ đi...ăn cướp mới có được. Nhiều ý kiến cũng chia sẻ, TikToker này nên chỉ ra rõ mức lương này áp dụng trong lĩnh vực ngành nghề nào, và nên có căn cứ số liệu cụ thể từ các báo cáo để tránh làm các bạn sinh viên mới ra trường ngộ nhận.

"Tùy nghề...Kinh nghiệm 1 năm mà đòi lương 12 triệu người ta cười cho".

"Mức lương Nhà nước là 6 triệu đồng/tháng nhé, 3 năm được tăng lương 1 lần".

"Lương giáo viên như mình thì dù dạy kinh nghiệm chục năm cũng chưa bằng kinh nghiệm 1 năm của người ta".

"Bạn ấy đang nói về mức lương khi mình làm một công việc và thăng tiến theo cấp bậc và trình độ thời gian nhé. Tuy mình mới ra trường nhưng lương đã trên 10 triệu tùy vào độ cày nhiều hay ít thôi".

"Mình làm planner đã 3 năm mà vẫn nhận mức lương 8 triệu ở công ty cũ, rời đi qua chỗ khác bị ép xuống 12 triệu. Chắc công ty của mình phải xem lại clip này mất".

"Nghề nào cũng vậy, như mình có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm thì mức lương trên 30 triệu. Dám thoát khỏi vùng an toàn thì mức lương đúng như trong clip nói, còn sợ mất cái hiện tại mà không dám thì cũng chỉ làng nhàng thế thôi".

"Nghề gì mà mức lương được như trong clip vậy? Nếu vậy những người mới ra trường sẽ không thể đánh giá được mình đang ở đâu".

Cuộc tranh luận này có lẽ sẽ không bao giờ đi đến hồi kết, bởi trên thực tế, mức lương lý tưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tính chất công việc, kỹ năng, kinh nghiệm cũng như giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty. Vì vậy, trước khi đưa ra thỏa thuận, bạn cần có sự tìm hiểu trước về công ty của mình, tham khảo mức lương cùng vị trí ở các đơn vị khác, kết hợp với khả năng và kinh nghiệm của mình để đề xuất một con số phù hợp.

Sinh viên mới ra trường mang trong mình sự năng động, sục sôi cống hiến và khát khao phấn đấu cháy bỏng, nhiều bạn sinh viên mới ra trường không đặt nặng vấn đề lương bổng khi xin việc vì đơn giản lúc mới đi làm, việc cọ xát, trải nghiệm, tích lũy, tạo quan hệ mới là thứ quý giá nhất khi rời ghế nhà trường, sau này khi có nền tảng vững chắc thì sẽ có những yêu cầu cao hơn. Điều đó hoàn toàn đúng, tuy nhiên các bạn cũng cần phải có một mức lương tương xứng với những gì các bạn cống hiến, vậy lương sinh viên mới ra trường bao nhiêu thì hợp lý? Chúng ta hãy cùng phân tích nhé.

Theo quy định, mức lương của những sinh viên mới ra trường [đã có bằng đại học; cao đẳng, trung cấp] năm 2020 làm việc tại các doanh nghiệp theo hợp đồng lao động phải thấp nhất bằng:

- 4.729.400 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng I [tăng 256.800 đồng/tháng so với năm 2019]

- 4.194.400 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng II [tăng 224.700 đồng/tháng so với năm 2019]

- 3.670.100 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng III [tăng 192.600 đồng/tháng so với năm 2019]

- 3.284.900 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng IV [tăng 160.500 đồng/tháng so với năm 2019].

Mức lương 7 – 8 triệu đồng

Đây là mức lương mà khá nhiều bạn sinh viên mới ra trường ở các thành phố lớn mong muốn khi đi phỏng vấn, vì mức này mới đủ trang trải chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cũng cho rằng, mức lương 7-8 triệu đồng cho sinh viên mới ra trường là một con số khá cao.

“Do mình học Luật, mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhiều nên không thể đòi lương quá cao. Mình nghĩ thu nhập sau khi tốt nghiệp phụ thuộc vào vị trí công việc cũng như kinh nghiệm tích lũy trong lúc đi học nữa“, cậu bạn Ngọc Tình [sinh viên ngành Luật, ĐH Hutech] chia sẻ.

Sinh viên mới ra trường ngành Xây dựng có mức lương khởi điểm cao hơn những ngành khác

So với các ngành nghề khác, ngành Xây dựng có mức lương sau tốt nghiệp dành cho sinh viên mới ra trường cao hơn. Khoảng lương phổ biến mà các sinh viên ngành này đang nhận được khoảng từ 5.750.000 – 10.000.000 VND.

Công nghệ thông tin sẽ trả lương phụ thuộc vào kinh nghiệm của ứng viên

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet trong những năm gần đây đã khiến nhu cầu tìm kiếm các kỹ sư IT tăng đột biến trong khi nguồn nhân lực tại Việt Nam chưa đáp ứng đủ. Chính sự chênh lệnh giữa cung và cầu cũng như vấn đề làm thế nào để thu hút được đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin chất lượng là các yếu tố chính làm tăng mức lương các doanh nghiệp tại Việt Nam phải trả cho các ứng viên ngành IT.

Theo đó, mức lương sau tốt nghiệp phổ biến dành cho ứng viên có kinh nghiệm vào khoảng 15.600.000 VND. Có 25% nhóm ứng viên thuộc cấp bậc này đang nhận mức lương từ 20.000.000 VND trở lên.

Hành chính/ Thư ký đang giữ vị trí ngành nghề có lương phổ biển thấp nhất

Theo thống kê, top 05 các nhóm ngành nghề có lương phổ biến thấp nhất lần lượt là: Hành chánh / Thư ký; Cơ khí; Dịch vụ khách hàng; Kế toán; Bán hàng.

Riêng ngành Hành chính / Thư ký, mức lương trung bình cho vị trí có kinh nghiệm là 8.000.000 VND; vị trí Trưởng nhóm / Giám sát vào khoảng 15.000.000 VND. Có khoảng 25% ứng viên từ lương tối đa phổ biến nhất được ghi nhận của ngành này chỉ vào khoảng 20.000.000 VND.

Những yếu tố chi phối mức lương sau khi ra trường của sinh viên

Kinh nghiệm bản thân

Có một hiểu lầm rất cố hữu là: người càng nhiều kinh nghiệm, hay nói thẳng ra là đi làm càng lâu năm, thì mặc nhiên mức lương cũng sẽ cao hơn. Trên thực tế, đa phần công ty sẽ trả lương cao cho những người có kinh nghiệm thích hợp với yêu cầu công việc. Thế nên vấn đề ở đây là chất lượng kinh nghiệm, chứ không phải số năm kinh nghiệm, ví dụ những bạn sinh viên đã đi làm các công việc bán thời gian từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ có những lợi thế nhất định.

Chứng chỉ đặc thù

Khác với trình độ học vấn, chứng chỉ đặc thù là thứ sinh viên cần có sau khi đã đi làm 1 thời gian. Vài ví dụ tiêu biểu bao gồm CPA cho ngành kế toán, SCRUM cho lĩnh vực IT hay Google IQ cho vị trí Marketing. Trong trường hợp chưa có, một kế hoạch chi tiết hướng đến việc học thi chứng chỉ sẽ giúp sinh viên tăng cơ hội cải thiện mức lương đang có.

Năng lực ngoại ngữ

Nếu ai đó nói học ngoại ngữ giúp tăng thu nhập, ắt hẳn sẽ có người nghĩ nó thật quy cũ. Đúng là ngoại ngữ không trực tiếp mang về cho bạn nhiều tiền hơn, nhưng nó là tấm vé thông hành đưa bạn đến môi trường làm việc tốt hơn. Đó có thể là tập đoàn đa quốc gia, hoặc ngành nghề thường xuyên làm việc với đối tác nước ngoài. Chính yếu tố môi trường này là thứ sẽ chi phối thu nhập của bạn, trong nhiều trường hợp có thể tăng lên hơn 30% hay thậm chí là nhiều hơn.

Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm ngày được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nó ít được các sinh viên và phụ huynh nhắc đến. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị [theo Wikipedia]. Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”.

Và còn rất nhiều yếu tố khác sẽ chi phối công việc và mức lương của sinh viên ở tất cả các chuyên ngành trong tương lai. Vì vậy, các bạn sinh viên đừng quên tích lũy cho mình những yếu tố cần thiết này ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học nhé!

Video liên quan

Chủ Đề