Lãi suất ngân hàng vietcombank năm 2013 mới nhất năm 2022

Trà My   -   Thứ hai, 10/01/2022 18:31 [GMT+7]

Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

Theo dữ liệu từ SSI, tổng lượng tín phiếu đang lưu hành thông qua kênh OMO là 10,54 nghìn tỉ đồng và sẽ đáo hạn trong tuần này.

“Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt khi kỳ hạn qua đếm kết thúc tuần giảm xuống còn 1,16% [giảm 41 điểm cơ bản]. Các kỳ hạn còn lại giảm 12 – 20 điểm cơ bản, dao động trong khoảng 1,55% đến 2,29%.

Diễn biến lãi suất thị trường 2 được dự báo sẽ gặp nhiều biến động khó lường trong tháng 1, khi thị trường bước vào giai đoạn cao điểm trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, bên cạnh việc hỗ trợ thông qua hoạt động OMO, NHNN có thể bơm thanh khoản gián tiếp thông qua hoạt động mua ngoại tệ, khi đây là tháng cao điểm kiều hối dồn về tạo cung ngoại tệ lớn”, chuyên gia SSI nhận định.

Dự báo về lãi suất trong thời gian tới, chuyên gia SSI nhận định: “Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chúng tôi ước tính NHNN sẽ duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp trong năm 2022, với lãi suất có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp nếu không có áp lực lạm phát bất ngờ [CPI năm 2022 là 4%].

Do lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng dưới 4% và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 4,4% -5,0% tại ngân hàng thương mại nhà nước [4,5% -5,2% tại ngân hàng thương mại cổ phần], chúng tôi ước tính lãi suất huy động sẽ tăng khoảng 20-25 bps trong năm 2022 tại các ngân hàng lớn. Mức độ tăng lãi suất sẽ cao hơn tại các ngân hàng vốn có bảng cân đối kế toán kém lành mạnh hơn và tệp khách hàng gửi tiền yếu hơn nhiều".

Lãi suất ngân hàng cao nhất hiện nay lên tới 7,4%/năm. Ảnh TL

“Lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021. Lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại [quanh mức 0,25-0,5 điểm phần trăm], nhất là trong nửa cuối của năm 2022”, chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] nhận định.

Kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng trong tháng 12.2021 cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện trong quý I/2022 và cả năm 2022, trong đó nhóm ngành chế biến chế tạo, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, sản xuất phân phối điện và xây dựng là 5 lĩnh vực có nhu cầu vay tăng cao nhất trong năm 2022, phù hợp với kỳ vọng nền kinh tế phục hồi.

“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 14% trong năm 2022 - tương đồng với mức mục tiêu mà NHNN đặt ra. NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm”, chuyên gia SSI nói.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? 

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kỳ hạn 18 tháng. 

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

 Mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định là 4,8%/năm
Cụ thể, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN là 4,8%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 và thay thế Quyết định số 2196/QĐ-NHNN ngày 24/12/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2021 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN.


Từ cuối năm 2012 đến nay, Vietcombank là ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất, duy trì lãi suất hợp lý và cạnh tranh trên thị trường. Sau ba lần giảm lãi suất, lãi suất cho vay cao nhất tại Vietcombank hiện chỉ còn 13%/năm, lãi suất cho vay bình quân là 10%/năm, riêng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là 9%/năm.

Sau động thái của Vietcombank, nhiều ngân hàng thương mại lớn cũng bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất huy động, góp phần đáng kể vào việc giảm mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, là yếu tố quan trọng để các ngân hàng hạ lãi suất cho vay. Nhiều khách hàng của Vietcombank đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất, đang dần ổn định và phát triển.

Song song với việc thực hiện các chương trình tín dụng lớn theo chủ trương của Chính phủ như: Cho vay thu mua tạm trữ thóc gạo, cho vay đối với lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản, Vietcombank đã chủ động triển khai nhiều chương trình cho vay VND và USD với lãi suất ưu đãi.

Trong 8 tháng đầu năm 2013, tổng số tiền giải ngân cho những chương trình này lên tới 11.754 tỉ VND. Đối với những khách hàng gặp khó khăn tạm thời, Vietcombank đã xem xét và cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP và Quyết định số 780/2012/QĐ-NHNN, đồng thời xem xét cho vay mới đối với những dự án khả thi để khách hàng có điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh và tạo nguồn trả nợ.

Tuy nhiên, dù lãi suất thấp và nguồn cung tín dụng dồi dào, nhưng tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng chỉ tăng khiêm tốn so với kế hoạch đề ra. Điều này đòi hỏi phải có nỗ lực của cả ngân hàng và doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Bảo Lâm


Bước sang tháng mới, ngân hàng Vietcombank vẫn duy trì bảng lãi suất cũ so với tháng trước. Phạm vi lãi suất huy động vốn tiếp tục được triển khai trong khoảng 3%/năm - 5,5%/năm, hình thức nhận lãi cuối kỳ.

Tại thời điểm khảo sát vào ngày 15/3, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] vẫn ấn định khung lãi suất từ 3%/năm đến 5,5%/năm đối với phân khúc khách hàng cá nhân, nhận lãi cuối kỳ khi gửi tại quầy.

Cụ thể tại hai kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng, lãi suất tiền gửi vẫn được triển khai chung mức là 3%/năm. Những khoản tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng sẽ được hưởng lãi suất là 3,3%/năm.

Khách hàng khi gửi trực tiếp ở ngân hàng tại hai kỳ hạn từ 6 tháng và 9 tháng sẽ được hưởng lãi suất tương ứng là 4%/năm.

Lãi suất ngân hàng được ấn định chung cho kỳ hạn 12 tháng vẫn là 5,5%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất được Vietcombank áp dụng cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp.

Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng đến 60 tháng sẽ được huy động ở mức 5,3%/năm. Có thể thấy, mức lãi suất ngày đang thấp hơn 0,2 điểm % so với kỳ hạn 12 tháng trước đó.

Khi gửi tại quầy với các kỳ hạn ngắn 7 ngày và 14 ngày, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất huy động vốn là 0,2%/năm. Đối với khách hàng rút trước hạn sẽ chỉ nhận được mức lãi suất là 0,1%/năm cho tất cả số tiền gửi.

Nguồn: Vietcombank

Lãi suất ngân hàng Vietcombank áp dụng với khách hàng cá nhân

Kỳ hạn

VND

Tiết kiệm

Không kỳ hạn

0.10%

7 ngày

0.20%

14 ngày

0.20%

1 tháng

3%

2 tháng

3%

3 tháng

3.30%

6 tháng

4%

9 tháng

4%

12 tháng

5.50%

24 tháng

5.30%

36 tháng

5.30%

48 tháng

5.30%

60 tháng

5.30%

Nguồn: Vietcombank

Đối với khách hàng doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng Vietcombank cũng được giữ nguyên tại tất cả các kỳ hạn. Khung lãi suất được huy động từ 2,9%/năm đến 4,6%/năm tương ứng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 60 tháng, cao hơn so với hình thức gửi tiết kiệm truyền thống.

Khách hàng khi gửi tiết kiệm tại hai kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng sẽ được hưởng lãi suất là 2,9%/năm. Tiền gửi tại kỳ hạn 3 tháng sẽ được ấn định chung một mức là 3,2%/năm.

Các khoản tiền gửi online có kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, lãi suất sẽ được triển khai ở mức 3,7%/năm. Lãi suất cao nhất đang là 4,6%/năm, ghi nhận tại kỳ hạn 12 tháng. Đối với kỳ hạn 24 tháng trở lên, lãi suất được ấn định ở mức 4,4%/năm. Trường hợp khách hàng doanh nghiệp gửi tiết kiệm ở tiền gửi thanh toán không kỳ hạn thì mức lãi suất nhận về sẽ là 0,2%/năm.

Biểu lãi suất tiết kiệm ngân hàng Vietcombank áp dụng với khách hàng doanh nghiệp

Kỳ hạn

VND

Tiền gửi thanh toán

Không kỳ hạn

0,2%

Tiền gửi có kỳ hạn

1 tháng

2,9%

2 tháng

2,9%

3 tháng

3,2%

6 tháng

3,7%

9 tháng

3,7%

12 tháng

4,6%

24 tháng

4,4%

36 tháng

4,4%

48 tháng

4,4%

60 tháng

4,4%

Nguồn: Vietcombank

Trong tháng 3 này, Vietcombank tiếp tục triển khai biểu lãi suất tiết kiệm online với nhiều ưu đãi dành cho các khách hàng. Phạm vi lãi suất dao động từ 3,1%/năm - 5,6%/năm, lãi nhận cuối kỳ.

Tại biểu lãi suất này, khách hàng cần chú ý như sau: Khi gửi tiền trực tuyến và rút trước hạn 14 ngày sẽ không nhận được lãi suất. Đối với các khoản tiền gửi trực tuyến trên 1 tháng, khi khách hàng rút tiền trước hạn chỉ được hưởng 0,1%/năm trong tháng này.

Lãi suất tiền gửi trực tuyến tại Vietcombank trong tháng 3

Kỳ hạn

VND

Tiền gửi trực tuyến

14 ngày

0,2%

1 tháng

3,1%

3 tháng

3,5%

6 tháng

4,1%

9 tháng

4,1%

12 tháng

5,6%

24 tháng

5,4%

Tất toán trước hạn [kỳ hạn 14 ngày]

0%

Tất toán trước hạn [kỳ hạn 1 tháng trở lên]

0,1%

Nguồn: Vietcombank

Nhã Lam

Video liên quan

Chủ Đề