Lái xe có phải nghề nặng nhọc không

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

DANH MỤC NGHỀ - CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC - ĐỘC HẠI - NGUY HIỂM & ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC - ĐỘC HẠI - NGUY HIỂM [Do Bộ LĐTBXH ban hành & đang có hiệu lực thi hành ]

DANH MỤC NGHỀ - CÔNG VIỆC
 NẶNG NHỌC - ĐỘC HẠI - NGUY HIỂM
 & ĐẶC BIỆT  NẶNG NHỌC - ĐỘC HẠI - NGUY HIỂM
[Do Bộ LĐTBXH ban hành & đang có hiệu lực thi hành ]
 

Số
T.T

Tên nghề
hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Văn bản
quy định

NGÀNH: KHAI KHOÁNG
Điều kiện lao động loại VI

1

Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưởng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

QĐ 1453/ LĐTBXH
13/10/1995

2

Khai thác hầm lò.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

3

Sấy, nghiền, trộn, đóng gói vật liệu nổ.

Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc [TNT,CL2, Licacmon...]

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

4

Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

 
Điều kiện lao động loại V

1

Khoan khai thác đá bằng búa máy cầm tay.

Làm việc trên các sườn núi đá, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng của bụi, ồn và rung rất lớn.

QĐ 1453/ LĐTBXH
13/10/1995

2

Vận hành khoan xoay cầu, khoan búa ép hơi.

Làm ngoài trời, nguy hiểm, tiếp xúc TX với ồn cao, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.

QĐ 1453/ LĐTBXH
13/10/1995

3

Sửa chữa cơ điện trong hầm lò.

Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

4

Vận hành trạm quạt khí nén, điện diezel, trạm xạc ắc quy trong hầm lò.

Nơi làm việc hoặc chật hẹp, nguy hiểm,thiếu dưỡng khí, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

5

Thợ sắt, thợ thác nước trong hầm lò.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn và CO2.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

6

Lái, phụ lái đầu máy xe lửa chở than.

Công  việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

7

Vận tải than trong hầm lò.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

8

Đo khí, đo gió, trực cửa gió, trắc địa. KCS trong hầm lò.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của ồn, nóng ,bụi.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

9

Chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp trong hầm lò.

Giải quyết nhiều công việc phức tạp, nơi làm việc nóng, bụi và nguy hiểm.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

10

Thủ kho mìn trong hầm lò.

Công việc độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng của ồn, nóng và bụi.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

11

Lấy mẫu, hoá nghiệm phân tích than.

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi, CO và các hoá chất độc khác.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

12

Làm và sửa chữa đường mỏ.

Công việc thủ công nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và ồn.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

13

Vận hành máy khoan Super, khoan sông đơ, khoan đập cáp trên các mỏ lộ thiên.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn và rung lớn.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

14

Bắn mìn lộ thiên.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và khí NO2.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

15

Khai thác đá thủ công.
[Công nhân sản xuất đá thủ công]

Công việc thủ công nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng, bụi và ồn, dễ mắc bệnh nghề nghiệp.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

16

Lái, phụ xe, áp tải xe chở vật liệu nổ.

Công việc độc hại, nguy hiểm chịu tác động của ồn và rung.

QĐ 915/ LĐTBXH 30/7/1996

17

Thuyền viên, kỹ thuật
viên, thợ máy tàu vận tải thuỷ chở vật liệu nổ.

Công việc độc hại, nguy hiểm chịu tác động của sóng nước, ồn và rung.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

18

Bảo quản bốc xếp vật liệu nổ.

Công việc thủ công nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, khí độc.

QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996

19

Thử nổ.

Làm  ngoài trời nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và NO2.

-nt-

20

Lái máy gạt, ủi có công suất từ 180CV trở lên.

Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của bụi, ồn cao,rung mạnh

-nt-

21

Rèn búa máy từ 1 tấn trở lên.

Chịu tác động của nhiệt độ cao, rung động lớn và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

QĐ1152/ LĐTBXH

18/9/2003

22

Chỉ đạo sản xuất trực tiếp trong hầm lò [quản đốc, phó quản đốc, đội trưởng lò, lò trưởng].

Giải quyết nhiều công việc phức tạp; nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO­2.

QĐ1152/ LĐTBXH

18/9/2003

23

Quấn ống giấy bao gói vật liệu nổ

Chịu tác động của nóng, hoá chất độ trong suốt ca làm việc

-nt-


..................
Tải về máy đề xem đầy đủ nội dung danh mục

Lái xe có trọng tải trên 20 tấn mới tính là độc hại

[NLĐO]- Thời gian công tác của tôi đến nay là trên 31 năm, trong đó có hơn 10 năm công tác trong quân đội. Thời gian ở quân đội tôi làm giáo viên dạy lái xe tải. Sau khi chuyển ngành, tôi tiếp tục lái xe tải hơn 6 năm nữa mới chuyển làm công việc khác. Với thời gian công tác ở trong quân đội và thời gian công tác sau chuyển ngành, tôi có được tính là làm công việc nặng nhọc độc hại để có thể nghỉ hưu trước 5 tuổi theo quy định hiện hành hay không? [Phan Văn Châu - ]


Lái xe trọng tải từ 20 tấn trở lên là công việc độc hại. Ảnh minh họa

Luật sư Nguyễn Văn Hậu trả lời:
Do công việc giáo viên dạy lái xe không được xem là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ban hành vào thời điểm hiện nay, nên khoảng thời gian làm giáo viên dạy xe tải trong quân đội của bạn không thể xem là thời gian làm công việc đặc biệt, nặng nhọc nguy hiểm được [Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về việc ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm].

Đối với khoảng thời gian 6 năm làm công việc lái xe tải sau khi chuyển ngành thì khoảng thời gian này chỉ được xem là khoảng thời gian bạn làm công việc đặc biệt nặng nhọc nguy hiểm nếu xe tải mà bạn lái trong khoảng thời gian này có trọng tải từ 20 tấn trở lên [điểm 3 Mục V Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm [ban hành kèm theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội].

Video liên quan

Chủ Đề