Làm công quả nghĩa là gì

Đến chùa học Phật pháp là để hiểu được thực tướng của vũ trụ nhân sinh, hiểu được chân lý của cuộc đời, hiểu được con đường mình phải đi và nhất là để khai mở trí tuệ.

Trong kinh Pháp Cú có câu: “Khó thay, được làm người/ Khó thay, được sống còn/ Khó thay, nghe diệu pháp…”[2]. Chúng ta được làm người, đó là một phước báu rất lớn, rất hy hữu, nếu để mất thân này, khó mà có lại được. Được làm người đầy đủ lục căn đã khó, được làm người hiểu biết Phật pháp lại càng khó hơn. Điều này dễ dàng nhận thấy ở ngoài xã hội. Người ta thích đi vào rạp hát để nghe những bài hát về tình cảm hoặc rạp chiếu phim xem những bộ phim đầy cảnh bạo lực, còn bảo đến chùa nghe pháp thì họ không thích. Thậm chí có những người sắp chết, khuyên niệm danh hiệu Phật mà họ không niệm được một câu, vì họ không có niềm tin. Chúng ta được làm người, được hiểu Phật pháp và biết tu tập, lại được ở trong một đạo tràng trang nghiêm, thanh tịnh thật đúng là: “Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu”.

Đến chùa ngoài việc công phu tu tập, chúng ta còn làm công quả. Công phu là thực hành những lời dạy của đức Phật, quán chiếu lại bản thân, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, làm cho ba nghiệp được thanh tịnh. Thúc liễm thân tâm nghĩa là cột trói thân và tâm của mình lại. Tại sao phải cột trói? Bởi vì chúng ta sống ở ngoài đời buông lung phóng túng, tâm nghĩ lăng xăng; thân làm những việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm,... Khi vào chùa chúng ta có cơ hội cột trói thân và tâm lại, không buông lung phóng túng nữa, từ đó làm cho ba nghiệp được trong sạch. Sự cột trói đó thể hiện ở việc chúng ta ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, kinh hành,... Công quả là làm những việc trong chùa để tạo phước. Chẳng hạn, chúng ta vào chùa góp sức xây dựng ngôi Tam bảo, sửa sang cảnh chùa, chăm sóc cây kiểng, trồng cây, tưới nước, lau chùi chính điện, quét dọn, nấu cơm, rửa chén,…

Hiện tại, ở các ngôi chùa lớn, chẳng hạn như chùa Hoằng Pháp, có rất nhiều công việc để chúng ta phục vụ Tam bảo như: biên soạn kinh sách, làm băng đĩa, may y phục,… Đặc biệt, trong Khóa tu Phật thất, Phật tử về tu rất đông, trong bảy ngày diễn ra khóa tu chùa rất cần người để phụ giúp các việc như: hành đường [bộ phận nhà ăn], nhặt rau, rửa chén, vệ sinh, giặt giũ,… Quý vị hãy đến làm những công việc đó để tạo phước và cũng góp phần vào việc xây dựng và hoằng dương Phật pháp.

Đạo Phật là một tôn giáo tự do, mọi người tự nguyện đến chùa học pháp. Nhưng nếu chúng ta không biết dùng phương tiện, chỉ chờ người ta tự nguyện đến chùa tu học, thì không thể đưa Phật pháp đến được với mọi người, nhất là những người không có niềm tin. Hiện tại, họ chỉ lo kiếm thật nhiều tiền và hưởng thụ, ăn sung mặc sướng, du lịch đó đây,… Họ nghĩ chết là hết nên mặc sức buông lung phóng túng, không lo lắng gì. Những người này rất đáng thương, bản thân họ đã si mê, không có niềm tin vào Phật pháp, lại còn cấm đoán, ngăn cản không cho cha mẹ, anh em, họ hàng của mình đi chùa, làm cho người khác cũng si mê theo. Vì không thấy được thực tướng của vũ trụ nhân sinh, không biết mình sống trên đời này để làm gì, sau khi chết sẽ đi về đâu, hoặc là họ không cần biết. Cho dù, người ta đến chùa vì lý do gì đi chăng nữa thì chúng ta nên xem đó là phương tiện tạo cơ hội để Phật pháp đến được với mọi người, rồi từ đó dần dần giúp cho họ hiểu rõ mục đích chính của việc đến chùa là để học pháp và tu tập, từ đó có được an lạc.

Chúng ta phải nhớ đến chùa là để học pháp chứ không phải hủy báng pháp. Có nhiều người đến chùa không những nói xấu người này, người kia, gây chia rẽ, mất đoàn kết mà còn nói pháp này hay, pháp kia dở, pháp này cao, pháp kia thấp,... Các pháp môn tu tập cũng giống như thuốc. Chúng sinh có nhiều bệnh nên Phật pháp mới có nhiều pháp môn để đối trị. Vì thế, pháp nào cũng là pháp tối thượng. Thí dụ, bệnh lao có thể chữa được bằng rất nhiều loại thuốc khác nhau, có người hợp loại thuốc này, có người hợp loại thuốc kia. Pháp của Phật cũng vậy, tùy theo căn cơ mà mỗi người chọn cho mình pháp tu thích hợp.

Thời đức Phật, vào chùa hay tinh xá là để tu tập, không có những hình thức vui chơi, giải trí mang tính chất thế tục. Đức Phật tránh những thứ đó vì sợ phát sinh ái nhiễm, sợ làm động tâm các thầy Tỳ-kheo và sợ xảy ra những chuyện rắc rối, phiền phức. Tuy nhiên, ngày nay, để thu hút giới trẻ, giúp họ biết đến Phật pháp, nhiều chùa có tổ chức các chương trình ca nhạc như là một phương tiện hoằng pháp. Các chương trình của chùa dựa trên mục đích hướng thiện, hướng thượng, không ồn ào, náo nhiệt, không buông lung phóng túng như các chương trình bên ngoài.

Một điều cần phải nhớ nữa là chúng ta đến chùa để làm công quả, tu tập, quán chiếu lại bản thân, thúc liễm thân tâm, làm cho ba nghiệp trong sạch bằng cách tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền,… chứ không phải đến để vui chơi, đùa giỡn, thị phi,... Chúng ta đã bỏ hết việc làm ăn, việc gia đình, việc xã hội để đến chùa tu tập. Thời giờ hết sức quý báu, do vậy, phải tranh thủ tinh tấn tu tập để thân tâm được thanh tịnh, đừng lãng phí thời gian, ngồi tụm năm tụm ba nói những chuyện gia đình, vợ chồng, con cái, thầy này thầy kia,… Nói chuyện thị phi như vậy không có công đức gì mà còn tạo nghiệp. Cho nên tôi có làm một số bài thơ như sau:

Thị phi tâm loạn,

Niệm Phật tâm an.

Thị phi thêm oán,

Niệm Phật thêm nhàn[3].

Hoặc:

Bớt đi lời nói thị phi,

Bớt đi tội lỗi, sân si, đau buồn.

Thêm câu niệm Phật nhiều hơn,

Phước điền thêm lớn, tâm hồn thêm vui[4].

Người niệm Phật càng nhiều thì tâm hồn càng thanh thản, an vui. Còn người để thời giờ vào chuyện thị phi thì không có lợi ích gì cả, thậm chí còn khiến tâm thêm loạn và gây oán thù với những người khác.

Bước chân vào đến cổng chùa rồi,

Bao nhiêu toan tính thảy buông rơi,

Để tâm thanh tịnh, thân thư thái,

Gương mặt tươi vui, miệng mỉm cười[5].

Khi đến chùa, chúng ta hãy bỏ xuống hết những chuyện ngoài đời, tập trung vào việc tu để có được những nụ cười hoan hỷ và những phút giây thảnh thơi, an lạc, hạnh phúc. Còn nếu đến chùa làm công quả thì chúng ta phải nhớ mình đến chùa là để tạo phước chứ không phải để hưởng phước. Tạo phước thì có phước, hưởng phước thì hết phước. Chúng ta phải cố gắng chung tay xây dựng ngôi Tam bảo, những người xuất gia lo về tinh thần, còn những người tại gia lo về vật chất, người góp công, người góp của cùng nhau xây dựng tòa nhà Phật pháp ngày một vững bền, hưng thịnh và phát triển.

Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng, đến chùa để tạo phước, đừng làm tổn phước. Có những người đến chùa, lúc đầu rất tốt, rất hiền, rất dễ thương, nhưng một thời gian sau thì không còn hiền lành, dễ thương nữa. Vì họ được quý thầy yêu mến, tín nhiệm, bầu cho làm chức vụ, công việc quan trọng ở các phòng ban. Khi có địa vị thì cái ngã của họ bắt đầu lớn dần lên, coi người khác không ra gì, ai đến chùa mà không phục tùng họ là tìm cách đẩy đi, hay gây khó khăn, tạo áp lực, sân si với người đó. Chúng ta tu phải cố gắng làm sao để chứng quả La-hán, đừng có tu riết rồi trở thành La-sát. Nếu để danh lợi, địa vị dẫn dắt, chúng ta sẽ sinh tâm cống cao, ngã mạn, trở thành một người hung dữ, khó chịu, tự làm giảm đi phước đức của mình. Đó là điều chúng ta nên tránh.

Mục đích chính của người Phật tử khi đến chùa là để tu học, làm công quả; để được hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi mà mình không thể tìm ra câu trả lời… Nhờ đó mà chúng ta có được chính kiến, chính tư duy để hiểu ra rằng: Phải tin sâu nhân quả, biết tìm hiểu và thực hành lời Phật dạy để tự hóa giải khổ đau cho chính mình mới đúng với tinh thần của người học Phật.

[2] Thích Thiện Siêu, Thích Minh Châu, Thích Giác Toàn, Phạm Kim Khánh [2014], Phẩm Phật Đà, Lời Phật Dạy [Kinh Pháp Cú - Dhammapada], NXB Tổng Hợp TPHCM, trang 191.

[3] Thích Chân Tính [2014], Lời Hoa, NXB Tổng Hợp TPHCM, trang 43.

[4] Thích Chân Tính [2014], Lời Hoa, NXB Tổng Hợp TPHCM, trang 27.

[5] Thích Chân Tính [2014], Lời Hoa, NXB Tổng Hợp TPHCM, trang 34.

Tác bạch lễ chung thất Mẹ, văn cảm niệm về Mẹ

Hễ phạm “thủ dâm” chính là tự tàn hại thân mình, nhơ bẩn tự tâm

Bình Chánh: Gia đình Phật tử hân hoan thiết trí lễ đài Phật đản 2566

Ban Văn hóa GHPGVN Quận 6 tổ chức đêm văn nghệ kính mừng Đại lễ Phật đản

Tịnh xá Lộc Uyển và CLB Thiện Duyên tổ chức lễ tắm Phật

Mẫu thiệp mời Đại Lễ Phật Đản PL.2566 - DL.2022

Giáo Đoàn VI: Bế mạc khóa tu “ Sống Chung Tu Học “ lần 3

Đại lễ Phật đản có Chào cờ, Quốc ca, Đạo ca?

Bình Phước: Ngày thứ 2 khóa tu “ Sống Chung Tu Học “ lần 3 của Giáo đoàn 6

Giáo Đoàn VI: Tổ chức khóa tu “ Sống Chung Tu Học “ lần 3

Văn dâng Lễ Mừng thọ Mẹ 86 tuổi

Chư tôn đức Tăng - Ni Giáo đoàn 6 hành đạo miền Tây

Sắp tới Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm An Giang

6 điều bạn nên ghi nhớ trong cuộc sống để được tự tin hơn

Tịnh xá Lộc Uyển từ thiện tại Quảng Ngãi

Văn nghệ sĩ sáng tác về ‘Bình Phước đất và người - Tiềm năng và triển vọng’

Giáo Đoàn VI hệ phái Khất sĩ khởi công xây dựng Tịnh xá Trúc Lâm

Tịnh xá Lộc Uyển và chùa Giác Quảng từ thiện tại Lâm Đồng

Bình Long: Lễ giỗ cố Trưởng lão Thích Giác Đính

Giáo đoàn VI tu tập một ngày tưởng niệm 42 năm đức thầy Giác Huệ vắng bóng

Sữa Abbott nhiễm vi khuẩn độc hại nhập về Việt Nam

Tiếng gọi mẹ ơi - sáng tác Lê Đình

Đừng quá hà khắc & thành kiến đối với người tu học Phật

Chùm ảnh Đại đức Thích Nguyên Thắng lúc sanh tiền

Quận 6: Tịnh xá lộc Uyển cúng Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm

HT. Thích Thông Lưu viên tịch ở tuổi 83

Nghi thức cúng đàn Dược Sư nhương tinh giải hạn đầu năm 2022

Phật dạy: Vạn sự tùy duyên

Bị bệnh thì nương bệnh mà tu

Bình Phước: Mang Tết đến với người dân và tuyến đầu chặn dịch

Văn cúng giao thừa xuân Nhâm dần 2022 dành cho bạn

Cáo phó: Ni Sư Thích Nữ Ngộ Mai viên tịch vào ngày cuối năm

Thơ xướng họa 'Xuân sang'

40 năm tìm lại một thâm tình

Mua động vật hoang dã để phóng sinh, có sai không?

Hòa thượng Chủ tịch Thích Thiện Nhơn ra công văn tổ chức xuân Nhâm Dần

Xuân về tại Âu Lạc Cổ Tự [chùa Da] xứ Nghệ

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về cõi không

Lễ tưởng niệm Sư Ông Làng Mai tại Nhất Sen Phật đường

Cái im lặng của Thiền sư trong Phật giáo

Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán không phải ai cũng biết

Lâm Đồng: Chư Tăng Ni tặng quà Tết 2022 tại lãnh địa 'Khỉ Ho Cò Gáy'

Chuyên gia Nhật giúp người Việt kinh doanh nông nghiệp

Văn khấn Ông Công Ông Táo 2022 bài cúng cổ truyền đầy đủ nhất

Bình Chánh: Báo cáo tổng kết công tác Phật sự 2021

Bình Chánh: CLB Thiện Duyên trao tặng quà tết 2022

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 95

Quận 6: Tịnh xá Lộc Uyển tặng quà từ thiện tết

Krông Nô: Đạo tràng Thiện Pháp tặng 100 phần quà Tết 2022

Phật giáo Krông Nô tặng quà Tết 2022 tại buôn 9 khu cách ly

Thiết kế Phật giáo Xuân Nhâm dần 2022

Phật giáo Krông Nô tặng quà Tết 2022

Tiền Giang: Phật giáo Gò Công Tây tổng kết công tác Phật sự năm 2021

Khóa tu 'Một ngày sống chung an lạc' lần 4 Giáo đoàn VI

Khóa tu 'Một ngày sống chung an lạc' lần 3 do Giáo đoàn VI

Quận 7: Công ty TNHH NGK Spark Plugs [Việt Nam] phát quà từ thiện

Khóa tu 'Một ngày sống chung an lạc' lần 2 giáo đoàn VI hệ phái Khất sĩ

Người Huế: Thầy Minh Giải

Trường TC Phật học Đà Nẵng tuyển sinh khóa IX [2022-2025]

Ý nghĩa Đức Phật thành đạo

Băng rôn Hội nghị Phật giáo huyện Krông Nô 2021-2026

Trao giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2021

Múa rối ứng dụng trong phát triển cộng đồng

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Chư tăng giáo đoàn 6 - HPKS thực hiện khóa tu 'một ngày sống chung an lạc'

Tài sản giá trị nhất của người đệ tử Phật

Sinh lên cõi trời là khó phước báo làm thiên chủ càng khó hơn

Phật tử Hoàng Như Thuận từ trần ở tuổi 65

Thuận dòng, ngược dòng, tự đứng lại, qua bờ kia

Lễ nhập kim quan HT.Thích Thiện Phúc

Gò Vấp: Hòa thượng Thích Nhựt Thọ viên tịch thọ 77 tuổi

Nói chút về văn hoá Huế qua chương trình 'Hành lý tình yêu'

Long An: Hòa thượng Thích Thiện Phúc viên tịch ở tuổi 76

Tang lễ cố Trưởng lão Hòa thượng Giác Hà ngày thứ nhất

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Hà

Lễ nhập kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Hà

Văn hóa và lương tâm của người làm văn hóa

Bái biệt Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Hà [1940-2021]

Có thực hành mới thấy hết giá trị lời Phật dạy

Anh Nguyễn Sỹ Hiền làm bánh tặng tuyến đầu chống dịch

Đạo Phật qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam

Phật giáo quận 6 tổ chức phiên trù bị đại hội khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Đại lễ cầu siêu người mất vì Covid-19 tại Tổ đình Phụng Sơn

Đường về quê Cu Hoan - Hải Thiện

Tiểu sử Trưởng ban trị sự GHPGVN huyện Vĩnh Cửu ĐĐ.Thích Thiện Thuận



Đại Nghĩa thích làm công quả ở chùa 

Ngày nay cơ sở Phật giáo có ở mọi miền đất nước, khác nhau về qui mô kiến trúc hay só lượng tu sĩ tu tập, lịch sử... nhưng, ở đâu cũng cần và duy trì lao động công qủa của Phật tử, và nếu thiếu nguồn lực ấy Chùa chiền khó lòng duy trì sinh hoạt phật sự bình thường: vệ sinh, điều hành, làm kinh tế.. Mọi sự đều có mồ hôi đóng góp của nam nữ phật tử. Có những thiền viện rộng lớn mấy héc – ta, đa đoan công việc và phật tử như đàn kiến chăm chỉ thu vén hết thảy, tươm tất. Nói vui, nếu tính toán công lao động theo thị trường, không chùa chiền nào chịu nổi các con số thanh toán cao ngất hàng ngày!

  Phật giáo hay mọi tôn giáo, nơi sinh hoạt tinh thần là trọng, người công quả tham gia lao động như cách cúng dường Chư Phật nhưng quan yếu nhất chính là thông ua thời gian sống trong không gian thiền, tiếp xúc các bậc xuất gia và đối diện tam bảo, Phật tử trãi nghiệm sự học tập trực quan sinh động nhất. Họ thấm từng câu kinh điển trên tường, ngôn phong cốt cách tu sĩ và oai nghi nhà Phật, trãi nghiệm ấy ý nghĩ biết bao? Lao động nào cũng đượm mồ hôi, nhưng công quả có tính thiêng và kết thúc công việc, người phật tử dù ở nhà bếp hay vườn thuốc, hậu liêu hay chánh điện..đều thu hoạch sự tăng trưởng tâm linh, niềm tin, giác ngộ... Điều này đúng cả khi nhìn dưới góc độ sư phạm học hiện đại, giáo dục lao động có ý nghĩa quan yếu trong mọi “kênh” giáo dục. Tay lao tác, tâm thiền, và trong thinh gian thánh thót trần hùng tiếng chuông ngân.....Mỗi ngày qua cứ như một khóa tu. Tôi từng biết nhiều anh chị em, thậm chí chưa quy y, xuất thân và hoàn cảnh bụi bặm, dường quay vè bờ hơi xa, họ - do hạn chế nhiều mặt- khó tiếp cận con đường giác ngộ bằng kênh tu học chính quy bài bản, công phu trì niệm.. Nhưng lại rất dễ nhập cuộc lao động công quả và tháy dần ánh sáng Phật pháp qua con đường này, hợp cơ duyên. Có gì cuốn hút hơn hình ảnh hàng chục thanh niên mình xăm vằn vện, nhân dáng hầm hố, nhưng ngoan ngoãn lao lác trong chốn thiền-  chính thân nhân họ nhìn cũng ngỡ ngàng. Với họ, công quả thực sự là pháp tu thích hợp nhất và họ đóng góp không ít cho giáo hội, cơ sở phật giáo cụ thể và thăng tiến tinh thần cho chính bản thân. Lao động công quả đồng thời là công phu, diều này không cần bàn nhiều vì đương nhiên vậy. Chút xíu, đã vậy; bạn nghĩ sao về “pháp môn” này?   Bạc  Liêu, 17/7/2017 Nguyễn Thành Công

  • Lễ chùa: không phải ai cũng hiểu? ĐĐ.Thích Chánh Thuần

  • Chủ nhật các em nhỏ về Tịnh thất Không Tên học vẻ, nặn tượng Phật
  • Dự án Di Lặc tại Mông Cổ do Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ đạo
  • Dấu vết của luân hồi - HT Thích Giác Hạnh
  • Đường tương Lai - TT Thích Thiện Thuận
  • Chùa Liên Hoa sẵn sàng đón Tết
  • Mừng ngày Phật đản karaoke
  • Phim Đức Phật [Buddha] Ấn Độ sản xuất tập 16
  • Món cơm cháy kho quẹt đầu năm
  • Phim tài liệu: Sự hình thành và phát triển Học Viện PG Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề