Vì sao không nên tắm khuya

Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?

Một vài người, vì lý do công việc hay sở thích cá nhân mà thường xuyên tắm muộn, tắm khuya. Vậy tắm đêm có tốt không?Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì không? Hãy cùng META đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Xem nhanh nội dung

  • Tắm đêm có tốt không? Tắm vào thời gian nào là tốt nhất?
  • Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
  • Lưu ý gì nếu bắt buộc phải tắm đêm?

Tắm đêm có tốt không? Tắm vào thời gian nào là tốt nhất?

Tắm là một trong những hoạt động thiết yếu diễn ra hằng ngày giúp cơ thể chúng ta sạch hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Tắm đúng cách sẽ làm cho tinh thần chúng ta thoải mái, phấn chấn hơn. Tuy nhiên tắm vào thời điểm nào trong ngày cũng vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi chúng ta. Liệu tắm đêm có tốt không? Tắm vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Câu trả lời là tắm đêm hoàn toàn không tốt, thậm chí nó còn gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Thời gian tốt nhất để tắm hằng ngày là khoảng 5 đến 7 giờ sáng hoặc 19 đến 20h tối.

>> Xem thêm:Tắm buổi sáng có tốt không? Có nên tắm vào sáng sớm?

Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?

Tắm khuya, tắm muộn được xem là tắm sau khoảng 22h. Vậy tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì? Dưới đây là một số tác hại mà việc tắm muộn gây ra:

  • Tắm đếm bị đột quỵ, đột tử: Việc tắm đêm sẽ làm thay đổi nhiệt độ của cơ thể, làm các mạch máu co lại một cách đột ngột, dẫn tới việc máu không lên não được. Đây chính là nguyên nhân gây ra đột quỵ hoặc mạch vành [mạch máu cung cấp máu cho tim]. Đặc biệt, nếu người tắm đêm bị say rượu, bị cao huyết áp hay bị bệnh tim mạch thì sẽ càng nguy hiểm hơn.
  • Làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu: Nhiệt độ nước về đêm sẽ giảm nên lúc này, nếu tắm bằng nước lạnh sẽ rất dễ gây nên hiện tượng co thắt mạch máu. Điều này gây cản trở quá trình tuần hoàn máu và dẫn tới một số bệnh như đau đầu, đau vai gáy... Về lâu dài nếu thói quen tắm đêm được duy trì thì các bệnh này sẽ trở thành bệnh kinh niên rất khó chữa.
  • Làm nhiễm lạnh phổi: Thói quen tắm đêm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi. Cơ quan này dễ chịu những tổn thương do thói quen tắm nước lạnh ban đêm gây ra. Khi phổi yếu, cơ thể con người sẽ dễ mắc phải các chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phổi tắc nghẽn...
  • Dễ bị cảm lạnh, sốt cao: Khi cơ thể đang nóng bức, các lỗ chân lông đang mở để thoát nhiệt mà lại tắm vào ban đêm thì rất dễ gây nên hiện tượng cảm lạnh. Đặc biệt, nếu cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược thì việc tắm đêm còn khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh như sổ mũi, sốt cao, ho...
  • Gây lão hóa sớm: Việc tắm khuya, tắm muộn sẽ khiến cơ thể không nhận đủ oxy, gây rối loạn quá trình trao đổi chất, đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa.
  • Gây hoa mắt, chóng mặt: Hiện tượng này có thể xuất hiện nếu bạn tắm đêm với nước quá nóng. Khi tắm muộn với nước quá nóng, các mạch máu sẽ có hiện tượng giãn mạch, làm giảm lượng máu tới tim, não nên bạn sẽ gặp phải chứng chóng mặt, hoa mắt.
  • Gây nên một số bệnh về khớp: Một trong nhữngtác hại của tắm đêm chính là gây nên các bệnh về khớp như thấp khớp, viêm khớp... Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là bởi sự phản ứng giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ nước.
  • Gây đau đầu kinh niên: Đa phần nhiều người thường tắm gội cùng lúc và thường đi ngủ khi đầu chưa thật sự khô. Điều này sẽ khiến da dầu dễ bị nhiễm lạnh làm các mạch máu khó lưu thông. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác đau đầu vào sáng hôm sau. Nếu việc tắm gội vào ban đêm diễn ra liên tục thì bạn có thể phải đối mặt với chứng đau đầu kinh niên.

Lưu ý gì nếu bắt buộc phải tắm đêm?

Có thể thấy, việc tắm đêm gây nên khá nhiều tác hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vì điều kiện công việc mà một số người không thể sắp xếp thời gian tắm sớm thì cần lưu ý vài điểm sau đây:

  • Nên tắm trước 23h và đi ngủ sau đó khoảng 2 tiếng, nếu muộn hơn thì bạn chỉ nên rửa qua, thay quần áo và tắm vào sáng hôm sau.
  • Nên tắm với nước ấm, không tắm nước lạnh và cũng không tắm nước quá nóng.
  • Việc tắm đêm cần diễn ra nhanh chóng.
  • Nếu có gội đầu thì bạn cần dùng máy sấy tóc sấy cho tóc thật khô rồi mới đi ngủ.
  • Không nên dội nước lên người đột ngột mà nên dội từ từ, dội vào 2 tay trước, sau đó dội đến 2 chân rồi mới dội lên cơ thể.
  • Nếu có thể thì bạn chỉ nên tắm mà không nên gội đầu ban đêm.
  • Sau khi tắm xong, bạn không nên ngồi trước quạt, điều hòa.

Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đã biết được tắm đêm có tốt không, tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

>> Tham khảo thêm:

  • 5+ lưu ý khi chọn và sử dụng điều hòa tốt cho sức khỏe
  • Độ ẩm liên quan đến sức khỏe như thế nào?
  • Hướng dẫn cách lắp đặt và sử dụng đèn sưởi nhà tắm an toàn
  • Tắm nước nóng có tác dụng gì? Tắm nước nóng như thế nào để tốt cho sức khỏe?
  • Mùa đông tắm nước lạnh có tốt không? Mùa đông nên tắm như thế nào?

Xem thêm: chăm sóc sức khỏe

Mùa hè, mọi người thường có thói quen tắm đêm nhằm giảm nhiệt cơ thể. Thực tế điều này rất có hại cho sức khỏe thậm chí dẫn đến đột quỵ.

Vào buổi tối, nhiệt độ, không khí giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe. Điều đó gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó. Trường hợp nặng có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm gây tai biến, đột quỵ và tử vong.

Vào buổi tối, nhiệt độ, không khí giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe

Cụ thể, đối với người trẻ tuổi tắm đêm sẽ khiến mạch máu bị co lại, nhất là khi tắm nước lạnh khiến việc lưu thông máu khó khăn, từ đó dễ gây ra đau đầu, đau vai gáy, lâu dần sẽ thành bệnh đau đầu kinh niên. Đối với người cao tuổi có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa [vôi hóa], máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao. Nếu tắm vào các thời điểm đêm muộn, họ rất dễ bị đột quỵ với khả năng cao hơn rất nhiều so với người trẻ.

Tắm đêm càng nguy hiểm hơn với các đối tượng:

  • Sau khi vận động mạnh hoặc tập luyện cường độ cao: Do lúc này, cơ thể đang ra nhiều mồ hôi nên có thể gây choáng váng, thiếu máu não, thậm chí còn dẫn đến tình trạng đau tim, ngất xỉu... Vì vậy, lúc này thì bạn chỉ nên lau khô người và ngồi nghỉ cho thân nhiệt dần ổn định trở lại.
  • Sau khi uống rượu bia: Sau khi uống rượu bia, đường huyết không được bổ sung kịp thời, nếu tắm muộn làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh. Nguy hiểm hơn gây vỡ mạch máu, huyết áp cao và đột quỵ.

Sau khi vận động mạnh hoặc tập luyện cường độ cao không nên đi tắm luôn 

  • Khi cơ thể mệt mỏi: Người ốm thường có thân nhiệt cao hơn bình thường. Việc đi tắm vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ đột tử rất cao.
  • Khi đang trong kỳ kinh nguyệt: Vào thời điểm này, khí huyết nữ giới đang không ổn định, việc tắm gội về đêm dễ làm cơ thể bị nhiễm lạnh và làm triệu chứng đau bụng càng thêm trầm trọng.
  • Khi đang mang thai: Người đang mang thai tuyệt đối không nên tắm đêm vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe của thai nhi đang ở trong bụng.

Phòng tránh đột quỵ khi tắm đêm

  • Cách hiệu quả để phòng tránh những rủi ro nêu trên là tạo thói quen tắm sớm. Tuyệt đối không tắm sau 22 giờ. Từ 19 giờ tối trở đi, nếu có gội đầu, bạn nên gội bằng nước ấm và sấy thật khô tóc trước khi ngủ.
  • Tránh dội nước lên người hoặc trên đầu xuống một cách đột ngột vì sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột, dễ gây nguy cơ bị bệnh và đột quỵ. Cách tắm đúng là làm ướt người dần dần, từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với nhiệt độ. Không nên tắm quá lâu ở các thời điểm nhiệt độ thấp trong ngày hoặc những ngày trời lạnh.
  • Không nằm điều hòa ngay sau khi tắm bởi gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể làm cho máu lên não chậm, ảnh hưởng đến tim, dễ cảm lạnh… Không tắm với nước quá nóng sẽ phá vỡ chất dầu trên da, gây nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng thêm gánh nặng cho tim. Do đó, nhiệt độ tắm thích hợp nhất là từ 24-29 độ. 

Cách hiệu quả để phòng tránh những rủi ro nêu trên là tạo thói quen tắm sớm

  • Không tắm rồi để đầu ướt đi ngủ, mạch máu não sẽ có giãn ra, gây nên hiện tượng nhức đầu. Những người có thói quen này trong thời gian dài sẽ bị bệnh đau đầu mãn tính, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi dễ bị viêm phổi, cảm cúm, đau  đầu. 
  • Với những người tập thể dục thể thao buổi tối, ngay sau khi tập cần phải nghỉ ngơi 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và nên tắm bằng nước ấm để tránh bị sốc nhiệt.

Video liên quan

Chủ Đề