Định nghĩa súc vật là gì

Thưa luật sư, cho tôi hỏi về bồi thường thiệt hại như sau: Do ông B quên không đóng cửa vườn dưa nên con bò nhà anh D đã vào vườn và làm hư hại một phần vườn dưa nhà ông B. Ông B yêu cầu anh D phải bồi thường thiệt hại do con bò gây ra, nhưng anh D không đồng ý vì cho rằng do lỗi của ông B không đóng cửa vườn. Trong trường hợp này, việc bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 3 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Và Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Súc vật là những động vật được nuôi trong nhà đã được thuần dưỡng, bao gồm gia súc, gia cầm và các loài vật nuôi khác. Như vậy nếu anh D là chủ sở hữu con bò thì phải có trách nhiệm trông giữ, quản lý và không cho bò gây thiệt hại cho tài sản hoặc sức khỏe của người khác, kể cả khi ông B không đóng cửa vườn mà bò anh D gây thiệt hại thì anh D vẫn có trách nhiệm phải bồi thường. Trường hợp theo tập quán của địa phương là bò được thả rông thì trách nhiệm bồi thường của anh D được thực hiện theo tập quán của địa phương. Trách nhiệm chỉ được loại trừ trong một số trường hợp như lỗi hoàn toàn là của ông B hoặc của người thứ ba tức là ông B hoặc người thứ ba tứ ý mở cửa để bò anh D ra ngoài. Về mức bồi thường do các bên thỏa thuận với nhau, trường hợp các bên có tranh chấp thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Trân trọng

P. Tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận tháng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [204.22 KB, 13 trang ]

BÀI TẬP THẢO LUẬN
MÔN LUẬT DÂN SỰ
Danh sách nhóm…6…:
1. Vũ Hoàng Xuân Hà [nhóm trưởng] - 1055060043
2. Hoàng Thị Thu Hà - 1055060046
3. Phạm Thị Yến Ngọc - 1055060098
4. Phạm Ngọc Hà - 1055060044
5. Nguyễn Thị Minh Anh - 1055060005
6. Nguyễn Việt Dũng - 1055060033
7. Lê Hoàng - 1055060064
8. Nguyễn Quốc Ân - 1055060003
9. Võ Hoàng Thiên Lộc - 1055060081
BÀI TẬP THÁNG THỨ HAI
1
Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Bản án số 62/2010/DSPT ngày 25/05/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai
Tóm tắt vụ việc: Nguyên đơn là bà Trần Thị Thanh Nga kiện bị đơn là ông Võ
Trung Trực về việc chó của nhà ông Trực đã cắn vào bắp chân phải chảy máu
khiến cho bà Nga phải đi tiêm phòng ngừa dại tại trung tâm y tế dự phòng thị xã
An Khê. Sau khi xự việc xảy ra, bà Nga đã trình báo với chính quyền và yêu cầu
ông Trực phải bồi thường số tiền thuốc tiêm ngừa là 850.000 đồng.
1. Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?
- Điều 625 BLDS 2005: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
2. BLDS có định nghĩa súc vật là gì không?
- BLDS không định nghĩa súc vật là gì.
3. Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?
- Giáo trình luật dân sự của học viện Tư pháp: Súc vật được hiểu theo
cách thông thường nhất là bao gồm những động vật có vú được nuôi
trong nhà như trâu, bò, chó, mèo…[nhà xuất bản CAND, 2007,trang
486].
- Từ điển tiếng Việt phổ thông: súc vật là thú vật nuôi trong nhà [NXB


Phương Đông, 2007, trang 799].
- Một số nhà bình luận BLDS: súc vật nói tại điều này bao gồm súc vật đã
được thuần hóa và chưa được thuần hóa, những súc vật nuôi như trâu,
bò, hươu, nai…[Hoàng Thế Liên chủ biên, NXB chính trị quốc gia Hà
Nội, 2009, tập II trang 784].
- Thực tiễn xét xử “súc vật” được hiểu khá “mở”
+ Bản án số 191/DS-PT ngày 19-8-2005 của TAND tỉnh Vĩnh Long lien
quan đến ông Quy, Tòa án đã áp dụng điều 625 đối với tai nạn có sự
hiện diện của bò  bò là súc vật.
+ Bản án số 306/2007/DS-PT ngày 18-10-2007 của TAND tỉnh Kiên
Giang lien quan đến con trâu của nhà ông Thum trên đường về nhà thì
con trâu này đã chen. Trâu nhà ông Năm bị thương. Tòa án đã áp dụng
điều 625 Trâu là súc vật.
+ Bản án số 222/2007/DS-PT ngày 2-8-2007 của TAND tỉnh Kiên
Giang lien quan đến chị Tha khi con chó nhà bà Thánh qua nhà chị Tha
2
ăn xương, do giành miếng thịt với cháu Thoa nên con chó táp trúng
miệng cháu Thoa làm chảy máu, tòa áp dụng điều 625  chó là súc vật.
+ Bản án số 100/DS-PT ngày 7-6-2005 của TAND tỉnh Trà Vinh coi
Ngỗng là súc vật.
4. Khi những điều kiện áp dụng Điều 625 đã hội đủ, người bị thiệt hại có
được yêu cầu áp dụng Điều 604 BLDS không?
- Đối với 1 hoàn cảnh, người bị thiệt hại có thể viện dẫn những quy định
chung về bồi thường thiệt hại tại Điều 604 BLDS 2005 nếu các điều
kiện phát sinh trách nhiệm hội đủ như có thiệt hại, hành vi trái pháp
luật, có mối quan hệ nhân quả và có lỗi. Người bị thiệt hại cũng có thể
viện dẫn chế định chuyên biệt về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
nếu những điều kiện tại Điều 625 BLDS 2005 hội đủ  Điều 625
không ảnh hưởng tới việc áp dụng Điều 604 và người bị thiệt hại có thể
lựa chọn chế định có lợi nhất cho mình.


5. Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại về sức khỏe là do chó gây ra?
- Theo Bản án số 62/2010/DSPT có nêu:
+ “Vào lúc 16h ngày 25/11/2008 bà Nga đi từ nhà bố mẹ về khi đi qua
trước nhà ông Võ Trung Trực thì bị chó nhà ông Trực cắn vào bắp chân
phải chảy máu làm bà phải đi tiêm phòng ngừa dại tại trung tâm y tế dự
phòng thị xã An Khê hết 850.000 đồng.”
+ “Ông Trực bà Gái thừa nhận rằng chó nhà ông bà nuôi vẫn có thể đi
qua hàng rào để ra ngoài và có thể xâm hại đến sức khỏe của người
khác; đồng thời do bà Nga thường xuyên đi ngang qua nhà ông bà, ông
bà đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bà Nga vẫn cố tình đi qua nên ông bà
đã gắn biển “chó dữ” nhằm mục đích hù dọa không cho bà Nga đi qua
nữa. Như vậy có đủ cơ sở để khằng định bà Nga bị chó nhà ông Trực bà
Gái cắn phải đi tiêm ngừa tại Trung tâm y tế dự phòng thị xã An Khê là
hoàn toàn có thật.”
6. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra?
- Theo Bản án số 62/2010/DSPT có nêu: “Việc bà Nga khởi kiện ông
Trực bà Gái yêu cầu ông bà phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị
xâm hại là có căn cứ, đúng quy định tại các Điều 609, 625 của Bộ luật
dân sự.”
7. Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại?
3
- Theo Bản án số 62/2010/DSPT có nêu: “Tuy nhiên, việc vợ chồng ông
Trực bà Gái có nuôi 2 con chó trong nhà, ông bà đã ý thức được chó
của mình nuôi là chó dữ nên đã gắn bảng cảnh báo “chó dữ” nhưng
không thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho những người
xung quanh như không nhốt, xích, không đeo rọ mõm và không tiêm
phòng cho chó của mình nuôi là không đảm bảo an toàn đến sức khỏe,
tính mạng của người khác. Thực tế, việc ông Trực bà Gái khi đi làm
vắng nhà đã không xích hoặc nhốt chó của nhà mình lại mà thả rông


nên đã dẫn đến việc khi bà Nga đi qua trước nhà ông bà đã bị chó của
nhà ông bà cắn phải đi tiêm ngừa là hoàn toàn do ý thức chủ quan của
ông Trực bà Nga gây ra.”
8. Việc Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại có thuyết phục
không? Vì sao?
- Thiệt hại có thể phát sinh khi súc vật và người có tiếp xúc trực tiếp hoạc
ngay cả khi không có sự tiếp xúc trực tiếp. Ở đây tòa án đã xác định trên
cơ sở gián tiếp vì không ai trực tiếp nhìn thấy ngay cả chủ con chó là
ông Trực cũng không thừa nhận là đã nhìn thấy chó nhà mình tấn công
bà Nga nhưng tất cả những thông tin gián tiếp và tài liệu liên quan như
biển “chó dữ” chẳng hạn khiến Tòa án suy luận là đã có thiệt hại là hoàn
toàn có thể chấp nhận được. Ở đây chủ sở hữu là người có nhiệm vụ
trông giữ và quản lý phải có các biện pháp an toàn phòng ngừa thiệt hại
xảy ra, vì vậy khi súc vật gây thiệt hại cho người khác thì suy đoán rằng
chủ sở hữu đã có lỗi trong việc trông giữ và quản lý đó.
9. Trong trường hợp trên, bà Nga có lỗi không?
-
10. Nếu bà Nga có lỗi một phần thì ông Trực có phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại không? Vì sao?
- Nếu bà Nga có lỗi 1 phần thì ông trực không phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại, vì: Theo Khoản 1, Điều 625 thì “nếu người bị thiệt hại hoàn
toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu
không phải bồi thường”, vì vậy người bị thiệt hại ở đây là bà Nga cũng
có một phần lỗi  ông Trực không phải bồi thường thiệt hại toàn bộ mà
chỉ bồi thường một phần tương ứng với phần lỗi của ông Trực [căn cứ
theo Điều 617 BLDS].
Hết Vấn Đề 1
4
Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
Tình huống: Vào lúc 16 tuổi, Hùng đã đánh anh Bình bị thương [tổng thiệt hại là


10 triệu đồng], lấy của anh Bình một đồng hồ [bán cho người đi đường được 2
triệu đồng] và một xe đạp hiện đang gửi tại nhà của một người bạn. Sau khi bị bắt,
Hùng khai là có ăn trộm một số đồ vật của những người trong chợ và bán được 7
triệu đồng. Hiện nay, Hùng không có bất kì tài sản nào.
1. Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây
ra? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong thực tế người gây thiệt hại cho người khác có thể là bất kỳ ai
nhưng không phải người nào cũng có đủ khả năng bồi thường thiệt hại.
Do vậy các nhà làm luật đã tìm ra cơ chế buộc người không trực tiếp
gây thiệt hại bồi thường thiệt hại do hành vi người khác gây ra đó là cha
mẹ bồi thường thiệt hại do con mình gây ra mà cụ thể là con chưa thành
niên.
- Cơ sở pháp lý : khoản 2 Điều 606 BLDS 2005, nghị quyết 03 của HĐTP
“người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha mẹ của người gây thiệt hại
là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”
2. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Hùng 16 tuổi và không có tài sản nào khác nên Tòa án có thể buộc cha
mẹ Hùng bồi thường theo Khoản 2 Điều 606 BLDS 2005.
3. Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị
chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và
5
cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh
tương tự.
- BLDS quy định cha mẹ bồi thường thực tế phải chứng minh được đây là
việc bồi thường trong khi đó để bồi thường phải có thiệt hại. Nghị quyết
03 của HĐTP: “về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài họp đồng chỉ phát sinh kho có thiệt hại xảy ra”. Theo điều
608 BLDS 2005 thì thiệt hại được bồi thường bao gồm tài sản bị mất, bị
hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền việc sử dụng khai thác tài sản,


chi phí ngăn chặn nhưng theo tình huống thì không có tài sản bị hủy
hoại hư hỏng nếu có thiệt hại thì có thể là do tài sản bị mất. BLDS
không định nghĩa thế nào là tài sản bị mất nên thông thường sẽ được
hiểu là tài sản không còn trong phạm vi chiếm hữu sử dụng của chủ sỡ
hữu và việc này nằm ngoài ý chí của chủ sỡ hữu. Ở đây không có cơ sở
khẳng định tài sản bị mất mà theo thông tin vụ án tài sả đã được bán và
gửi cho 1 chủ thể khác nên khả năng đòi lại tài sản vẫn còn  chưa thể
coi là tài sản bị mất  chưa có thiệt hại nên chưa có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại [nếu có là trách nhiệm hoàn trả tài sản]  trách nhiệm
của cha mẹ không phát sinh nên không thể yêu cầu cha mẹ Hùng bồi
thường trị giá đồng hồ và xe đạp.
4. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7
triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn
xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
- Xung công quỹ và bồi thường thiệt hại là hai phạm trù khác nhau, bồi
thường là 1 khoản tiền mà người có trách nhiệm bồi thường giao cho
người bị thiệt hại còn xung quỹ nhà nước là 1 chủ thể giao 1 khoản tiền
cho 1 chủ thể khác là nhà nước. BLDS chỉ đề cập tới trách nhiệm bồi
thường của cha mẹ khi con chưa thành niên gây thiệt hại không đề cập
tới xung công quỹ. Nên tòa án buộc cha mẹ Hùng xung công quỹ nhà
nước là không thuyết phục và không đúng theo quy định của pháp luật.
- Tiền lệ:
5. Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong
thực tiễn xét xử.
- Những quy định của BLDS quy định trách nhiệm bồi thường hoặc của
người con hoặc của cha mẹ và điều này phụ thuộc vào tuổi cũng như tài
sản để bồi thường. điều đó có nghĩa là khi cha mẹ phải chịu trách nhiệm
6


bồi thường thì chỉ cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường và Tòa án không
thể buộc con và cha mẹ cùng bồi thường.
- Tiền lệ: Quyết định số 24/2006/HSGĐT ngày 1/8/2006 Hội Đồng Thẩm
Phán TANDTC liên quan đến Trung Duy Cường và Nguyễn Thanh
Phương, tòa án sơ thẩm và phúc thẩm đều buộc bị cáo cùng cha mẹ bồi
thường nhưng theo tòa tối cao là không chính xác.
Hết Vấn Đề 2
Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông
Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2/2/2005 của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân
tối cao và Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26/9/2006 của Tòa hình sự
Tòa án nhân dân tối cao.
1. Các quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra có thay đổi không giữa BLDS năm 2005 và BLDS năm 1995.
7
- Theo như quy định ở trong luật thì quy đinh về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không có sự thay đổi về nội dung. Điều
629 trong BLDS năm 1995 và điều 625 BLDS năm 2005.
2. Xe máy, ô tô có là nguồn cao độ nguy hiểm không? Vì sao?
- Theo như điều 627 thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm những phương
tiện giao thông vận tải cơ giới. Theo luật giao thông thì: Phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô;
máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo;
xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và
các loại xe tương tự [Khoản 18, Điều 4, Luật giao thông đường bộ].
3. Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay
do hành vi của con người gây ra? Vì sao?
- Trong hai vụ việc trên thì thiệt hai ở đây là do hành vi của con người
gây ra. Bởi lẽ trong hai vụ việc trên nếu như người điều khiển nguôn
nguy hiểm cao độ hoàn toàn tuân thủ quy tắc an toàn giao thông thì sẽ
không có tai nạn xãy ra. Bản chất của thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao


đọ gây ra mặc dù đã đắp ứng tuân thủ quy tắc an toàn giao thông nhưng
do trong quá trình vận hành một bộ phận của xe gặp trục trặc như một
chiếc bánh long ra, hay bị đứt phanh….[ lỗi trong việc không kiểm tra
xe trước khi vận hành] va phía người bị chết cũng có lỗi một phần do
không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông thì người phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại theo điều 623 BLDS năm 2005.
- Theo bản án số 23: “Anh Bình điều khiển xe thô sơ đi lấn làn đường của
xe cơ giới. Đồng thời, ông Lê Văn Dũng điều khiển xe máy không làm
chủ tốc độ, không đảm bảo khoảng cách an toàn khi tránh vượt và
không làm chủ tay lái nên để xe máy va quẹt vơi xe đạp của anh Bình,
còn anh Nguyễn Văn Khoa thì điều khiển xe ô tô không làm chủ tốc độ
nên đã va chạm vào 2 người kia.”
- Theo bản án số 30: Nguyễn Văn Giang lái xe chở bà Huôl và Phê đâm
xe vào bà Giỏi đang đi bộ qua đuờng chấn thương sọ não và chết trong
quá trình đi cấp cứ.
4. Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án co thấy Tòa án đã vận
dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra?
5. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế
định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
8
- Việc tòa án đưa ra chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra hợp lý nhưng chưa thật sự thuyết phục. Bởi lẽ có những
sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất
trong nhà máy… bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây
thiệt hại cho môi trường xung quanh con người luôn sử dụng những
phương tiện đó đê phục vụ cho mình và làm chủ những công cụ đó.
- Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách
nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi
của con người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của


chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc
người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với
thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại.
Thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao
độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.
- Đồng thời theo điêu 623 thì trách nhiệm của người chủ sở hữu luôn bị
gắn liền nhưng thật sự lỗi ở đây chưa chắc nhất thiết phải gắn liên với
chủ sở hữu. Vậy nên dù không có lỗi vẫn phải bồi thường, nhưng người
bồi thường phải là người đang chiếm giữ nguồn nguy hiểm cao độ chứ
không phải cứ là chủ sở hữu thì phải bồi thường và vấn đề lỗi đặt ra ở
đây là lỗi của người đang chiếm giữ [chủ sở hữu hoặc người được chủ
sở hữu giao cho chiếm hữu sử dụng] tài sản đó mới chính xác. Nói một
cách ngắn gọn lại, người đang chiếm giữ sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra thiệt hại dù không có lỗi thì phải bồi thường trừ trường hợp lỗi
hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, trường hợp bất khả kháng hoặc
tình thế cấp thiết hay pháp luật có quy định khác. Nhưng có thể thấy
thực tế áp dụng pháp luật hiện nay, theo khoản 3 trên thì cứ nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu phải bồi thường mà không xem xét ai
đang chiếm giữ sử dụng khi hậu quả xảy ra là không chính xác [như
trong các vụ tai nạn giao thông, chủ xe phải bồi thường - không bảo vệ
quyền và lợi ích của chủ sở hữu].
9
Quyết định số 30
Quyết định số 30/2006/GĐT-DS ngày 2/2/2005 của Tòa hình sự Tòa án nhân
dân tối cao.
Tóm tắt vụ việc: Ngày 20/3/2005, Nguyễn Thị Tuyết Trinh nhờ Nguyễn Văn Giang
điều khiển xe mô tô [do ông Dương Văn Mướt đứng tên chủ sở hữu xe] chở bà
Phạm Thị Phê và bà Phạm Thị Huôl về nhà. Nguyễn Văn Giang lấy xe chở bà Phê
và bà Huôl đi được khoảng 1km thì đâm vào bà Nguyễn Thị Giỏi đang đi bộ qua
đường là bà Giỏi bị chấn thương sọ não và chết trên đường đi cấp cứu.


1. Trong quyết định, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường
thiệt hại?
- Theo Quyết định số 30/2006/GĐT-DS có nêu: “Nguyễn Thị Tuyết Trinh
giao nguồn nguy hiểm cao độ [xe môtô] cho Nguyễn Văn Giang sử dụng
trái pháp luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt
hại xảy ra”.
2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại.
- Toà án buộc bà Trinh bồi thường là hợp lý. Khi tai nạn xảy ra bà Trinh
đang là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe. Do bà Trinh đã giao xe cho
Giang là người chưa đủ năng lực hành vi dân sự vì vậy việc Giang sử
dụng xe là trái pháp luật. Xét theo điểm b khoản 2 mục 3 NQ 03/2006
sẽ thấy bà Trinh giao xe cho người chưa có đủ năng lực hành vi dân sự
là trái pháp luật. Vì vậy việc Toà buộc bà Trinh bồi thường là hợp lý.
3. Trên cơ sở Điều 604 BLDS, Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt
hại không? Vì sao?
4. Theo BLDS và Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được
bồi thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và của
Tòa giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh.
- Toà phúc thẩm và giám đốc thẩm xét xử theo hướng không buộc bồi
thường chi phí xây mộ và chụp ảnh là hợp lý. Xét theo theo thực tế
cuộc sống chi phí cho việc xây mộ và chụp ảnh là không thể xét theo
một mức chung được, tuỳ vào hoàn cảnh từng gia đình mà chi phí trên
lớn hay nhỏ. Vì vậy nếu bắt buộc bồi thường chi phí trên sẽ phát sinh
nhiều tiêu cực ví dụ gia đình người bị hại sẽ cố găng xây mộ thật to và
10
đẹp chi phí sẽ tăng và điều này không công bằng với người phải bồi
thường vì họ chỉ phải chịu bồi thường theo nghĩa vụ đúng với thiệt hại
mà họ gây ra nhữnh chi phí khác là vô lý. Hơn nữa theo NQ 03/2006 chi
phí xây mộ chụp ảnh không phải chinphí hợp lý cho việc mai táng.


Quyết định số 23
Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2/2/2005 của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
Tóm tắt vụ việc: Anh Mai Ngọc Bình điều khiển xe đạp đi giữa hai làn đường
dành cho xe cơ giới, khi nghe tiếng còi ô tô phía sau anh đã tránh sang bên trái.
Khi đó ông Lê Văn Dũng điều khiển xe máy do không làm chủ được tốc độ và tay
lái nên đã để xe máy va quệt với xe đạp và kéo xe đạp của anh Bình đi được 5-6m.
Anh Nguyễn Xuân Khoa khi điều khiển ô tô đã phát hiện được xe đạp của anh
Bình phía trước, sau đó là xe của ông Dũng nhưng do không làm chủ được tay lái
nên đã để xe ô tô chèn qua xe đạp của anh Bình và kéo xe đạp đi được 20m mới
dừng. Sau đó anh Mai Ngọc Bình đã kiện đòi ông Lê Văn Dũng và anh Nguyễn
Xuân Khoa bồi thường thiệt hại cho vụ việc trên.
1. Trong Quyết định, đoạn nào cho thấy anh Bình là người bị thiệt hại?
- Theo Quyết định số 23/GĐT-DS có nêu: “Xe máy của ông Dũng va vào
xe đạp của anh Bình kéo rê xe đạp về phía trước khoảng 3-4 m cả xe
máy và xe đạp đều bị đổ, ông Dũng và anh Bình đều bị ngã ra đường xe
ôtô do anh Khoa điều khiển đã đè lên xe đạp và đè gẫy đùi anh Bình”.
2. Ông Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì sao?
- Ông Khánh không trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình. Vì ông chỉ
làm anh Bình ngã còn anh Khoa điều khiển xe tải đè lên đùi anh Bình
mới trực tiếp gây thiệt hại cha anh Bình.
3. Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào? Vì
sao?
- Toà án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách là chủ sở
hữu của nguồn gây nguy hiểm cao độ. Vì ông Khánh là chủ sở hữu của
chiếc xe do ông Dũng điều khiển.
11
4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho
anh Bình?
- Khi tai nạn xảy ra, tuy anh Khoa là người sử dụng nhưng ông Khánh


mới là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe nên ông Khánh phải bồi
thường cho anh Bình. Xét theo khoản 2 điều 623 chủ sở hữu nguồn gây
nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra.
5. Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh không? Đoạn nào của bản
án cho câu trả lời?
- Bình có lỗi để thiệt hại phát sinh.
- Theo Quyết định số 23/GĐT-DS có nêu: “Toà án cấp sơ thẩm phúc
thẩm xác định trong trường hợp này anh Bình ông Dũng và anh Khoa
cùng có lỗi gây ra tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình [ trong đó
anh Bình có lỗi chính] là có cơ sở pháp luật”.
6. Đoạn nào cho thấy, Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông
Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình?
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
- Hướng giải quyết của Toà án là hợp lý. Tuy anh Bình là người bị thiệt
hại do tai nạn nhưng xét trên thực tế anh Bình là người mắc lỗi chính
trong vụ tai nạn do anh đã điều khiển xe thô sơ di chuyển trên làn đường
dành cho xe cơ giới nên anh phải chịu một phần trách nhiệm khi tai nạn
xảy ra. Vì vậy Toà không thể buộc ông Dũng và anh Khánh bồi thường
toàn bộ thiệt hại được. Xét theo điều 617 BLDS thì người bị thiệt hại
cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì người gây ra thiệt hại chỉ phải
bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi mà mình đã gây ra nên
ông Khánh và anh Dũng chỉ phải bồi thương thiệt hại tương ứng với
mức đọ lỗi của họ.
8. BLDS và Nghị quyết số 03 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người
bị thiệt hại không?
9. Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây


thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị
thiệt hại không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời.
12
- Tòa Giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây
thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị
thiệt hại.
- Theo Quyết định số 23/GĐT-DS có nêu: “Toà án các cấp không dành
cho ông Khánh quyền khởi kiện yêu cầu anh Khoa bồi thường cho ông
Khánh số tiền mà ông bồi thường cho anh Bình do lỗi của anh Khoa
nếu ông Khánh và anh Khoa không tự thương lượng giải quyết được là
không đảm bảo quyền lợi cho ông Khánh”.
10. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép
chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở
hữu bồi thường cho người bị thiệt hại.
- Việc Toà giám đốc thẩm cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải
bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại là
hợp lý. Nó giúp bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho chủ sở hữu do họ không
phải là người có lỗi gây ra tai nạn. Trong trường hợp này anh Khoa là
người làm công cho ông Khánh và anh Khoa có lỗi gây ra thiệt hại cho
anh Bình. Hơn nữa căn cứ điều 622 BLDS về trách nhiệm bồi thường
của người làm thuê thì ông Khánh có quyền yêu cầu anh Khoa bồi hoàn
lại số tiền mà ông đã bồi thường cho anh Bình.
Hết Vấn Đề 3
13

Video liên quan

Chủ Đề