Làm sao để lựa chọn sử dụng nồi cơm điện đúng cách tiết kiệm và an toàn

Nồi cơm điện là một thiết bị điện tử quan trọng trong gia đình, một vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày. Có thể bạn chưa biết tuổi thọ của các thiết bị điện tử nói chung và nồi cơm điện nói riêng phụ thuộc rất nhiều cách bạn sử dụng, hãy tham khảo bài viết sau đây để biết cách sử dụng nồi cơm điện bền lâu và nấu cơm được ngon hơn.

Vệ sinh nồi cơm điện đúng cách

Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào nồi để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vung nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu cơm, bạn không mở nắp để hơi nước, nhiệt không thoát ra ngoài làm cơm bị sống.

Bạn nên vệ sinh trong và ngoài nồi thường xuyên

Khi vệ sinh nồi cơm điện chỉ nên dùng khăn thấm nước để lau chứ không nên rửa trực tiếp bằng nước. Cũng không nên dùng các loại cọ rửa cứng để tránh làm xước nồi, làm hỏng lớp chống dính. Nắm cụm thoát hơi cũng cần được lau chùi thường xuyên để nồi được thông thoáng, cơm không bị thiu.

Khi vệ sinh nồi phải vệ sinh cả vỏ, lưu ý không dùng vật nhám cứng nên dùng giẻ mềm. Ngâm lòng nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính.

Cách nấu cơm ngon với nồi cơm điện

Bạn nên vo gạo ở ngoài chứ không nên vo trong nồi sẽ làm xước nồi, làm giảm khả năng tiếp xúc nhiệt, cơm chín không đều. Bạn cũng cần phải canh thời gian lúc nào ăn cơm để tránh nấu cơm sớm quá, sau đó phải hâm đi hâm lại nhiều lần làm giảm tuổi thọ của thanh nam châm trong nồi. Đặc biệt, không được dùng lòng nồi đem dùng với các thiết bị khác như bếp ga sẽ làm xoong bị biến dạng.

Bạn không nên hâm cơm nhiều lần sẽ khiến cơm không ngon

Để nấu được cơm ngon, khi chuẩn bị nấu bạn dàn đều gạo ra để gạo được chín đều. Trong quá trình nấu, cần hạn chế mở nắp nồi vì làm như vậy cơm sẽ thiếu hơi. Đến khi nồi chuyển từ chế độ nấu sang chế độ hâm nóng thì bạn phải nhanh tay xới cơm để giữ cho cơm tơi và xốp. Sau khi cơm chín, không nên hâm nóng cơm quá 12 giờ, vì sau thời gian này cơm đã bắt đầu bị biến dạng.

>> Xem thêm: Mẹo nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện

Những lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện

Những điều nên làm

Bạn cần đảm bảo lau khô ngoài lòng nồi trước khi đặt vào nồi, để tránh nước còn đọng bên ngoài lòng nồi khi nấu bị bốc hơi và gây cháy xém hay đen thành vỏ nồi, mâm nhiệt đáy dẫn đến giảm tính thẩm mỹ và giảm độ bền.

Khi đặt lòng nồi vào nồi nấu, nên dùng cả 2 tay để tránh nồi đặt xuống không đều dễ gây tổn hại rơ le nhiệt. Sau đó nên xoay nhẹ để đáy nồi tiếp xúc đều với rơ le để cơm chín đều, tránh sống hay khê. Việc bảo quản tốt rơ le nhiệt của nồi sẽ giúp nồi không nấu cơm bị sống [rơ le ngắt quá sớm] hay bị khê, cháy khét [rơ le ngắt quá trễ] đảm bảo chất lượng cơm nấu trong nồi.

Bạn nên vệ sinh van thoát hơi nước thường xuyên để cơm không bị thiu

Thường xuyên vệ sinh các phần của nồi cơm điện: lòng nồi, vỏ ngoài, khay hứng nước thừa, van thoát hơi... để duy trì độ mới cũng như hạn chế thức ăn và cặn bẩn bám dính lâu ngày ảnh hưởng tới chất lượng nấu của nồi. Để nấu cơm được ngon, khi cho lòng vào vỏ nồi, nên dàn đều gạo chứ không để dồn một góc nếu không cơm chín sẽ mềm cứng không đều.

Những điều không nên làm

Với nồi cơm điện cơ, chức năng chính của nồi là nấu và hâm nóng cơm. Vì thế, ngoài 2 chức năng này, không nên ninh hầm thức ăn hoặc chiên xào, để cho những món ăn của gia đình bạn được ngon hơn bạn nên dùng nồi hầm và chảo xào chuyên dụng. Vì khi bạn ninh hầm nhiệt độ của nồi thường không đạt quá 100oC, lại có thể bị nhảy nút trong quá trình nấu khiến người dùng phải nhấn lại nhiều lần, từ đó dần dẫn đến lờn và hỏng rơ le nhiệt.

Bạn không nên nấu các món chiên xào nhiều dầu mỡ khi dùng nồi cơm điện

Nồi cơm điện cơ hay nồi cơm điện tử thì lòng nồi đa phần bằng hợp kim nhôm. Nếu nồi không tráng men chống dính, không nên nấu các món có tính axit hoặc kiềm để tránh bào mòn lòng nồi. Trường hợp nồi có chống dính thì cần lưu ý khi vệ sinh không nên dùng miếng chùi rửa sắc nhọn gây xước bề mặt chống dính giảm chất lượng sử dụng và mất an toàn sức khỏe.

Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi có chống dính vì có thể làm trầy xước mặt chống dính. Không nhấn nút "Cook" nhiều lần để tạo lớp cơm cháy dưới đáy nồi sẽ khiến rơ le nhiệt dễ bị trờn và hỏng. Tuyệt đối không dùng lòng nồi cơm điện nấu trên các loại bếp khác như bếp gas, các loại bếp điện... sẽ dễ khiến nó bị biến dạng, không còn tốt cho việc sử dụng nấu cơm ngon.

Cách chọn nồi cơm điện nấu ngon, dẻo thơm, tiết kiệm điện

  • Chọn nồi cơm điện thương hiệu uy tín tại địa chỉ bán hàng tin cậy.
  • Chọn dung tích nồi phù hợp với nhu cầu sử dụng: nồi quá nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu hay làm cơm không chín đều; nồi quá lớn gây hao phí điện năng và cơm không được dẻo ngon.
  • Nên chọn nồi chống dính để nấu cơm không bị dính vào đáy và thành nồi, cũng như tiện vệ sinh. Độ dày lòng nồi tương đối để hạn chế móp méo do va đập và giúp hấp thụ, truyền nhiệt tốt cho nấu cơm nhanh ngon hơn. Xem thêm: Phân loại các chất liệu chống dính của lòng nồi cơm điện
  • Chọn nồi cơm 1 mâm nhiệt giúp nấu cơm nhanh, nồi 2 và 3 mâm nhiệt cơm sẽ chín lâu hơn nhưng chín đều và ngon hơn. Nồi cơm 3 mâm nhiệt [công nghệ 3D] đa phần đều có ở nồi cơm điện tử. Xem thêm: Mâm nhiệt nồi cơm điện là gì?
  • Nếu nhu cầu nấu nướng đa dạng thì nên chọn nồi cơm điện tử đa chức năng. Tuy nhiên khi hư hại sẽ khó sửa chữa và thay thế các bộ phận hơn so với nồi cơm điện đơn chức năng.

>> Xem thêm: Cách chọn nồi cơm điện phù hợp với nhu cầu sử dụng

 Xem thêm

Trên đây là những lưu ý và hướng dẫn cách sử dụng nồi cơm điện được bền lâu và nấu cơm ngon hơn. Quý khách hãy truy cập vào META.vn hoặc gọi đến số hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí và sử dụng những sản phẩm gia dụng chính hãng. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng Quý khách!

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm: 

Câu hỏi trang 64 Công nghệ lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Cơm được nấu như thế nào trước khi có nồi cơm điện? Nồi cơm điện làm việc như thế nào? Làm sao để lựa chọn, sử dụng nồi cơm điện đúng cách, tiết kiệm và an toàn?

Lời giải:

- Trước đây, khi chưa có nồi cơm điện, người ta nấu cơm bằng bếp củi, bếp than.

- Nồi cơm điện làm việc như sau:

Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu.

Khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt nồi chuyển sang chế độ giữ ấm

- Để lựa chọn nồi cơm điện giúp tiết kiệm và an toàn, cần: quan tâm đến dung tích, chức năng của nồi cơm điện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế gia đình.

- Để sử dụng nồi cơm điện đúng cách, tiết kiệm và an toàn, cần:

+ Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát.

+ Không dùng tay, vật dụng khác để che hoặc tiếp xúc với van thoát hơi của nồi cơm điện khi đang nấu.

+ Không mở nắp nồi để kiểm tra cơm khi đang nấu.

+ Không dùng các vật dụng cứng, nhọn chà sát, lau chì bên trong nồi nấu.

+ Không nấu quá lượng gạo quy định.

Trong không gian phòng bếp của mỗi gia đình tại Việt Nam thì chiếc nồi cơm điện là một trong những vật dụng không thể thiếu. Nồi cơm điện rất dễ làm quen và sử dụng với người dùng đầu tiên, nhưng sử dụng sao cho đúng cách, bảo đảm tuổi thọ, độ bền cũng như chất lượng cơm sau khi nấu thì không phải ai cũng biết. Bài tổng hợp sau đây từ Siêu thị Điện Máy Chợ Lớn về những lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích!

1. Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện

Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện

Nhiều người sau khi vo gạo xong không lau khô đáy của lòng nồi cơm điện. Việc này sẽ làm cho nồi cơm điện có những tiếng nổ lộp bộp trong quá trình nấu cơm. Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn và tránh dị vật rơi vào nồi gây mùi khét.

2. Không nên vo gạo trong nồi và dùng dụng cụ sắc nhọn để múc cơm

Không nên vo gạo trong nồi và dùng dụng cụ sắc nhọn để múc cơm

Thói quen vo gạo trong nồi và dùng những dụng cụ sắc nhọn để múc cơm sẽ khiến cho lớp chống dính dễ bị hỏng, bong tróc, cơm nấu không ngon, không chín đều, nhão và cơm dính vào trong nồi khiến cho việc vệ sinh khó khăn, gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt.

3. Không bấm nấu lại nhiều lần


Không bấm nấu lại nhiều lần

Khi nấu cơm với nồi cơm điện sẽ không có cơm cháy, nhưng nhiều người thường có thói quen nhấn nút Cook lại nhiều lần để tạo cơm cháy. Nhưng chính điều này sẽ dẫn đến rơ – le bật liên tục dẫn đến làm giảm tuổi thọ của nồi cơm.

4. Không nên bít lỗ thoát hơi trong quá trình nấuTrong quá trình nấu cơm, bạn tuyệt đối không nên bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện cũng như không mở nắp khi nấu cơm. Khi cơm chín, bạn nên mở nắp nồi cơm và dùng muống xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.

5. Cẩn thận với việc nấu món hầm và món xào với nồi cơm điện


Ngoài việc nấu cơm, nồi cơm điện có thể dùng để hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo và luộc rau. Tuy nhiên, với việc hầm và nấu món xào thì bạn nên hạn chế, bởi việc này sẽ làm cho nồi mau bị hỏng.

6. Hạn chế cắm dây điện của nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị khác có công suất cao
Bạn nên hạn chế tối đa việc cắm dây điện của nồi cơm chung với ổ cắm các thiết bị khác có công suất cao. Việc này sẽ tránh tình trạng điện tăng giảm áp đột ngột gây nên chập cháy.

7. Nên dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện

Nên dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện

Bạn nên dùng 2 tay khi đặt nồi con vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi con và đĩa nhiệt tiếp xúc với nhau một cách tốt nhất. Nếu như bạn đặt nồi cơm vào bằng một tay thì rất dễ làm cho nồi bị nghiêng gây ra hiện tượng méo với rơ le, làm tỏa nhiệt không đều gây ra hiện tượng cơm bị sượng.

8. Đặt nồi cơm ở vị trí phù hợp
Đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát, khô ráo, không bị ẩm móc, bề mặt phẳng sẽ làm cho tuổi thọ của nồi cơm điện được lâu hơn. Đặt biệt, là không nên đặt nồi cơm ở nơi gần nguồn nhiệt.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn bảo quản nồi cơm điện đúng cách

Video liên quan

Chủ Đề