Làm thế nào để khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả

MTXD - Thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.

                                                 Chung tay vì một môi trường xanh- sạch- đẹp

Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ chúng thì nó sẽ có tác động nguy hại đến đời sống của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống đòi hỏi toàn xã hội và nhất là mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Bảo vệ sự sống của chúng ta, nhất thiết cần hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

Cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc: không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mỗi người nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành do cây tạo ra. Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

Cần có những biện pháp để xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, những nơi xả nước thải nhiều... để khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại được sự trong sạch cho môi trường sống.

Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển các dịch vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước. Bằng các lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Thuốc bảo vệ thực vật như các loại thuốc trừ sâu,...hay các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư Parkinson và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Sử dụng năng lượng sạch: Chúng ta nên và cần thay đổi thói quen về việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Bất cứ khi nào con người cũng có thể sử dụng các năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đó đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

Tiết kiệm điện để bảo vệ môi trường: Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện [TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…] Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, mỗi người sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

                                                                                                                                                                                 PHAN TÚ

[TN&MT] - Thế giới đang tiến gần đến giới hạn của sự tăng trưởng do cạn kiệt tài nguyên, nếu không thay đổi cách thức tiêu dùng theo hướng bền vững.

Với sự phát triển của nền kinh tế, đất nước đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. Những thách thức này chỉ có thể giải quyết bằng con đường khoa học công nghệ.

Theo cách nhìn mới thì tài nguyên thiên nhiên có tính hữu hạn và vô hạn. Các tài nguyên không tái tạo là hữu hạn, nhưng hệ thống tài nguyên còn lại là bỏ ngỏ, vô hạn tương đối. Vấn đề cốt lõi là làm cách nào để nhận biết được và khai thác nguồn tài nguyên còn bỏ ngỏ.

Ảnh minh họa

Ngay với đất đai, đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất, việc phân bố chưa hợp lý, yếu kém trong quy hoạch và cả tưởng chạy theo thành tích đang làm mất đi các diện tích đất châu thổ quý giá ở 2 vựa lúa chính của cả nước. Trong khi đó, các vùng đất thích hợp hơn cho công nghiệp đã không được tận dụng, thậm chí ngay trong phạm vi một địa phương. Đáng quan ngại hơn, để phục vụ mục tiêu công nghiệp, nhiều địa phương thu hồi đất canh tác 2 - 3 vụ lúa, nơi chỗ dựa sinh sống của nhiều vạn hộ dân, đẩy họ đến chỗ thất nghiệp, tạo ra các xáo trộn xã hội sâu sắc.

Khoáng sản là nguồn lực quan trọng, đầu vào của sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực này cũng đang bị khai thác và sử dụng lãng phí, chưa thực sự bền vững.

Theo Báo cáo, tỷ lệ thất thoát tài nguyên trong khai thác khoáng sản của Việt Nam rất cao trung bình 40 - 50% đối với khoáng sản rắn. Trong chế biến khoáng sản, độ thu hồi cũng rất thấp, như vàng xấp xỉ 20 - 30%. Nhiều mỏ vàng trên thế giới có hàm lượng trung bình 1,5 g/tấn, song chỉ tiêu này ở Việt Nam là gấp đôi, đồng nghĩa một nửa nằm trong số đó vẫn nằm lại trong lòng đất không thể khai thác được.

Bên cạnh đó, việc khai thác vô tội vạ, thiếu khoa học đang để lại hậu quả ô nhiễm nguồn nước [do sử dụng hóa chất trong khai thác], đổ chất thải bừa bãi, thay đổi hệ sinh thái khu vực do phá rừng, gây xói lở đất. Hệ thống chỉ tiêu tính trữ lượng của Việt Nam còn lạc hậu, chưa chuyển đổi phù hợp với hệ thống đánh giá dựa trên hiệu quả kinh tế của thế giới.

Với quy mô và thực tế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, bảo vệ môi trường nhất thiết phải sử dụng công cụ khoa học và công nghệ. Để thực hiện điều này, việc nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến cần được thực hiện khẩn trương và bảo đảm ứng dụng ngay vào thực tiễn.

Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu của các đô thị cũng vậy. Nhiều thành phố cần áp dụng các biện pháp tiết kiệm và tái sử dụng nước ngay từ hôm nay để đối phó với việc thiếu nước sinh hoạt trong tương lai. Các đô thị ven biển cần chuẩn bị để đối phó với các hiện tượng thiên tai bất thường. Kịch bản về nước biển dâng cần được lồng ghép vào tất cả các quyết định về quy hoạch phát triển đô thị. Dự báo về sự gia tăng các trận bão, lũ đòi hỏi chính quyền thành phố và các cơ quan có trách nhiệm cần áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng cao hơn.

Theo Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, đến nay, đã có hàng loạt các nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, việc xây dựng thành công mô hình trạm cấp nước sinh hoạt cho vùng ngập lũ hàng năm; công nghệ xử lý nước thải cho làng nghề giấy, chăn nuôi lợn… Các công nghệ chuyển giao cho địa phương đều được đánh giá tốt .

Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu sử dụng công nghệ sạch, công nghệ tái chế, sử dụng chất thải, khí thải… cũng đã được chuyển giao và áp dụng kịp thời vào thực tiễn.

Đặc biệt, thời gian qua, hướng nghiên cứu phát triển các công nghệ sạch đã được các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học hết sức quan tâm. Có thể kể đến các nghiên cứu và ứng dụng về công nghệ tái chế, xử dụng chất thải như bùn đỏ, đuôi thải mỏ phục vụ mục đích xử lý ô nhiễm môi trường nước thải công nghiệp, làng nghề, nước thải phòng thí nghiệm; nghiên cứu các các dạng tai biến, ảnh hưởng của nước biển dâng do BĐKH, nứt sụt đất, lũ quét…

Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là mục tiêu lâu dài và là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế đất nước. Để đáp ứng mục tiêu này, con đường duy nhất là phát triển các năng lực con người và tri thức KH&CN để có thể khai thác lâu dài nguồn tài nguyên vốn không phải là vô hạn.

Phát biểu tại buổi làm việc mới đây với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, Bộ TN&MT phải là cơ quan chủ quản trong việc quản lý và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững.

Cùng làm việc với Bộ TN và MT còn có đại diện Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ.
“Làm sao để quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả” là vấn đề nóng và được đưa ra thảo luận nhiều nhất trong buổi làm việc này. Gần đây, công tác quản lý và sử dụng đất đai đã có những bước tiến mới, nguồn lợi từ đất đai cho người dân và ngân sách nhà nước tăng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại. Đó là tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo” vẫn xảy ra, gây lãng phí hàng chục nghìn ha đất; mức đền bù giải phóng mặt bằng một số nơi thấp, chưa theo giá thị trường, gây bức xúc trong dư luận và khiếu kiện đông người. Việc định giá đất thấp cũng làm thất thu thuế cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Tài nguyên đất, nước, khoáng sản- lãng phí trong sử dụng

Ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương nêu ví dụ và đề xuất: Hiện nay chúng ta sử dụng rất lãng phí tài nguyên đất. Ví dụ, có một trường đại học xin 25 ha đất. Ngay gần đó là đồi rất đẹp thì không xin mà xin xuống ruộng. Hỏi tại  sao thì chủ đầu tư cho biết, xin dưới ruộng đền bù dễ hơn, trên đồi có nhà có cây đền bù khó khăn hơn nhiều. Trong khi đó đối với một trường đại học nằm trên đồi đẹp hơn dưới ruộng rất nhiều. Một thửa ruộng hàng nghìn năm ông cha mới làm được 1 ha ruộng lúa bây giờ trong 5 phút lấp vài xe cát là xong. Tôi nghĩ chúng ta cần có chiến lược sử dụng đất hết sức tiết kiệm. Cần phải có một thuế đất rất nặng nếu anh sử dụng ruộng lúa nước, không phải cứ tính bình quân như hiện nay.

Liên quan đến lĩnh vực địa chất và khoáng sản, đại diện các bộ ngành cho biết, nước ta chưa khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có. Chúng ta thường xuất khẩu tài nguyên ở dạng thô với giá rất rẻ như các loại quặng, dầu thô, than, sau đó phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu như; điện, xăng dầu.v.v… để phục vụ sản xuất, rồi lại tình trạng khai thác khoáng sản không theo quy hoạch, kế hoạch, khai thác trái phép vẫn xảy ra ở một số địa phương, gây thất thu thuế cho nhà nước và ảnh hưởng đến môi trường… Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên, cho biết: Về lĩnh vực khoáng sản thì trước hết chúng tôi tập trung tham mưu cho Chính phủ sửa đổi một số điều trong Luật Khoáng sản để trình Quốc hội phê duyệt vì luật khoáng sản sau một thời gian thực hiện triển khai thì có một số điều đang vướng mắc, cần tháo gỡ, trong đó có việc bàn phân cấp như thế nào cho các địa phương, phân cấp như thế nào đối với các bộ ngành trong các vấn đề về cấp giấy khai thác khoáng sản.v.v. để triển khai thực hiện thì chúng tôi đã trình Chính phủ và Chính phủ đã ban hành Nghị định 160 đối với triển khai Luật Khoáng sản sửa đổi bổ sung. Chúng tôi nghĩ sẽ tiếp tục bổ sung hơn nữa.

Về tài nguyên nước, hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước diễn ra nghiêm trọng cả ở nước mặt và nước ngầm; tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên nước diễn ra phổ biến ở trong tất cả các ngành, các lĩnh vực.v.v… Minh chứng cho vấn đề này, theo quy định của Luật Tài nguyên nước, nguồn nước ngầm chỉ ưu tiên cho cấp nước sinh hoạt, tuy nhiên, hiện nay các cơ sở sản xuất vẫn khai thác nước ngầm để lấy nước sản xuất. Nước ta là một trong những nước có tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh trên thế giới, các khu công nghiệp ra đời ngày càng nhiều, do vậy nếu không có chiến lược sử dụng nước hiệu quả sẽ sớm bị cạn kiệt. Ngay thời điểm này, một số khu đô thị lớn như Hà Nội, thành phố HCM, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã xảy ra cục bộ trong những mùa nóng.

Ông Nguyễn Thái Lai – Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ TN&MT, cho biết: Hầu hết các công tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước chưa được triển khai. Thứ nhất là số liệu tài nguyên nước chưa nắm chắc, kiểm kê đánh giá tài nguyên nước là từ xưa đến nay chúng ta chưa bao giờ tiến hành. Chúng ta có điều tra, đánh giá tài nguyên nước nhưng kiểm kê tài nguyên nước là chưa có. Thứ hai là quy hoạch khai thác tài nguyên nước thì mới có quy hoạch khai thác tài nguyên nước của riêng từng ngành, nhưng quy hoạch khai thác tổng thể là chưa có. Chính vì đó chưa có bản quy hoạch tài nguyên nước tổng hợp dẫn đến tình trạng cạnh tranh sử dụng nước trong mùa cạn hiện nay là phổ biến. Hiện nay trong mùa cạn giữa khai thác nước cho nông nghiệp, cho thuỷ điện, giao thông thuỷ, thuỷ sản là vấn đề lớn.

 

Quản lý tốt và xử lý nghiêm những vi phạm

 

Để quản lý và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế, cần có những biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cùng với đó là cần có các mức thuế, phí và lệ phí cao hơn để nâng cao ý thức của đối tượng sử dụng. Đây cũng là yếu tố quan trọng để nhà nước có nguồn ngân sách chi cho việc quản lý môi trường và quay trở lại phục vụ phát triển kinh tế.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, cho rằng: Hiện nay tổng số thu về thuế tài nguyên môi trường chỉ hơn 1% tổng thu nội địa thì mức này là chưa tương xứng với tiềm năng của chúng ta. Giá tính thuế chúng ta tính theo giá thương phẩm, nhưng giá thương phẩm chưa phản ảnh đúng theo giá thị trường. Đây là vấn đề chúng tôi cho rằng 2 ngành phải phối hợp, đánh giá lại kỹ hơn nữa về tác động chính sách thuế về lĩnh vực này để có điều chỉnh cho phù hợp.

Tại buổi làm việc với Bộ TN&MT, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo: Tôi đề nghị Bộ chúng ta tập trung vào một số việc trọng điểm sau. Trước hết là vấn đề hoàn thiện thể chế và quy phạm pháp luật tài nguyen môi trường. Tôi nghĩ các đồng chí đã làm rất tốt rồi nhưng có thể nói là cần tiếp tục rà soát để tìm ra những điểm bất cập để chúng ta sửa đổi. Kể cả những nội dung đã có quy định trong luật pháp mà chúng ta thấy bất hợp lý là chúng ta phải đề xuất sửa đổi ngay, nếu chúng ta chờ đợi thì ảnh hưởng tới quá trình phát triển của chúng ta. Vấn đề nữa là công tác quy hoạch chiến lược. Các đồng chí có nói là quy hoạch sư dụng đất mới được 50% số xã, quy hoạch xây dựng mới được 20% số xã cả nước thế thì chúng ta biết rất khó khăn trong phát triển kinh tế. Không có quy hoạch thì không được triển khai, không được làm. Còn vấn đề chồng chéo giữa các quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất như thế nào thì đây là việc trong thời gian tới chúng ta phải có thống kê lại.

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như nước ta. Tuy nhiên, nếu không quản lý và khai thác hiệu quả, có chiến lược sử dụng dài hạn nguồn lực này thì sẽ sớm bị mất đi. Vì vậy việc điều tra, tổng hợp các số liệu cụ thể, lấy đó làm cơ sở để có chiến lược sử dụng là công việc cấp bách trong thời điểm hiện nay.

 

NGÀY VOI THẾ GIỚI 12/8 - Hãy trân trọng và bảo vệ loài voi 🐘 Ta biết đến voi như những người bạn thông minh và có nhiều cảm xúc không kém gì con người. Chúng biết yêu thương, săn sóc lẫn nhau. Vậy nên có những lần ta thấy voi mẹ chết đi, để lại chú voi con khóc thương bên cạnh. Chúng ham chơi, nhưng cũng tỏ ra rất trưởng thành khi bảo vệ bầy đàn của mình. Vậy nên mỗi khi một con trong đàn ngã xuống, chúng cũng nhận thức được sự mất mát và đau khổ. Đáng yêu, thông minh là thế, nhưng loài voi đang phải đối diện với nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn khỏi Trái đất này. Và một khi loài voi tuyệt chủng, hệ sinh thái, trong đó có cả con người, sẽ phải trực tiếp gánh chịu những hậu quả tồi tệ nhất.🌸 Vào Ngày voi thế giới 12/8 năm nay, hãy trân trọng và đóng góp vào việc bảo vệ loài voi bằng tất cả các cách có thể: lên tiếng phản đối các hành động săn bắn, buôn bán trái phép ngà voi; chia sẻ những kiến thức về loài voi cho bạn bè, người thân xung quanh; quyên góp cho các tổ chức phi chính phủ để cứu lấy loài voi,... Tất cả hành động của bạn, dù lớn hay nhỏ, đều có thể góp phần vào nỗ lực bảo vệ voi của thế giới.Ảnh: Leon Buter / Unsplash ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Phàm trên đời này, bất cứ điều gì thái quá đều sinh ra ung nhọt. Với giá chợ đen hơn 300 triệu đồng cho mỗi cân cao hổ, người buôn bán đã không từ thủ đoạn nuôi tăng trọng để hổ béo mầm, ngâm hóa chất để xương hổ tươi lâu, thậm chí là thả thêm thuốc kháng viêm, thuốc phiện vào cao để khách uống có cảm giác phê pha tức thì. Bỏ tiền ra mua những thứ này vào người, chúng ta sẽ chẳng khác nào đàn gà cho người ta chăn dắt 🙂Link bài dưới phần bình luận.#đhvd #Caoho #dongvathoangda #Tiger #ho #nature #wildlife ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

//www.youtube.com/watch?v=hXH3ulZGzSo

Video liên quan

Chủ Đề