Lạng lách đánh võng phạt bao nhiêu 2022?

Đua xe trái phép là hành vi điều khiển xe tham gia việc đua xe ô tô; xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà không được sự cho phép; của cơ quan có thẩm quyền. Đây là hành vi sử dụng phương tiện chạy quá tốc độ, không có bảo hộ đúng theo quy chuẩn, không có làn đường riêng, không được sự cho phép cơ quan có thẩm quyền.

 Học sinh cấp 2 kia lạng lách đánh võng có bị phạt không?

Trả lời:

-  Khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông: Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

- Điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bởi điểm k khoản 34, điểm c khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng,  quy định về xử phạt phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

"Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện."

- Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 [được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020] quy định việc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích:

“3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”.

- Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: "Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản."

Theo quy định, việc điều khiển phương tiện giao thông lạng lách đánh võng khi tham gia giao thông là hành vi bị cấm, vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu vi phạm nhiều lần thì bị tịch thu phương tiện. Như vậy, không được phép điều khiển xe đạp lạng lách đánh võng. Hành vi đi xe đạp mà lạng lách đánh võng là vi phạm, sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, Học sinh cấp hai [dưới 16 tuổi] điều khiển xe đạp lạng lách đánh võng thì sẽ bị phạt cảnh cáo. Trường hợp dưới 14 tuổi thì không bị xử phạt. Trường hợp, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên [từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng]. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, việc tuân thủ giao thông theo quy định pháp luật luôn được nhiều người đề cao. Tuy nhiên, bên cạnh những người chấp hành đúng, thì vẫn còn có những hành vi cố tình vi phạm. Một trong những hành vi vi phạm giao thông mà thường thấy nhất phải kể đến việc chạy xe lạng lách đánh võng. Vậy mức phạt điều khiển xe lạng lách đánh võng được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Biểu hiện của hành vi điều khiển xe lạng lách đánh võng

Việc chạy xe lạng lách đánh võng là hành vi mang tính chất nguy hiểm không những cho người điều khiển xe; mà còn đe dọa đến những người tham gia giao thông xung quanh. Hành vi này được biểu hiện qua hành động, như: điều khiển tay lái sang hai bên; làm cho xe chao nghiêng, đảo qua đảo lại như đưa võng trên đường; chạy xe luồn lách, lạng từ bên này sang bên kia với tốc độ cao để vượt lên trên xe khác.

Khi tham gia giao thông đường bộ, những hành vi này đa phần xuất phát từ giới trẻ. Dù biết là trái với pháp luật, nhưng vì do ham muốn thể hiện cái gọi là trình độ “tổ lái” của bản thân; một vài người vẫn cố tình vi phạm. Hoặc có một số trường hợp do muốn vượt xe người khác, mà cố tình lạng lách để vượt lên trên. Dù bản thân họ nhận thức được hành vi trên là sai trái, nhưng vì mục đích cá nhân thì họ vẫn sẵn sàng vi phạm. Chính những hành vi như vậy đã đe dọa và gây ra nhiều thiệt hại cho người tham gia giao thông.

Mức xử phạt xe máy lạng lách đánh võng mới nhất

Căn cứ điểm b, Khoản 8 , Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b] Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

Theo đó, người điều khiển xe máy tham gia giao thông trên đường mà có hành vi lạng lách đánh võng; cá nhân đó sẽ bị xử phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tùy vào mức độ hành vi.

Đồng thời, căn cứ điểm c, Khoản 10 , Điều 6 Nghị định này thì ngoài phạt tiền; cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng; tịch thu phương tiện.

Mức xử phạt ô tô lạng lách đánh võng

Không chỉ xe máy, mà người điều khiển xe ô tô có hành vi lạng lách đánh võng; cũng sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b] Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;“

Vậy người điều khiển xe ô tô nếu chạy xe lạnh lách đánh võng; mức xử phạt sẽ là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng. Đồng thời, trong vài trường hợp sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng [điểm c, d Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mức xử phạt xe đạp lạnh lách đánh võng

Nhiều người cứ tưởng rằng, xe đạp ít gây nguy hiểm; nên việc đạp xe lạng lách đánh võng sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, pháp luật rất công bằng và bao quát. Vì đó là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, nên dù cá nhân có điều khiển xe gì đi chăng nữa; mức phạt điều khiển xe lạng lách đánh võng vẫn sẽ được áp dụng.

Căn cứ điểm a, Khoản 3, Điều 8, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường”.

Theo đó, người điều khiển xe đạp có hành vi chạy xe lạng lách đánh võng sẽ bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng. Đồng thời, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm; hoặc vi phạm nhiều lần còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

Bên cạnh đó, không chỉ người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng bị xử phạt; những người tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng cũng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 triệu đồng [căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mời bạn xem thêm

  • Mức xử phạt lỗi ô tô đi ngược chiều mới nhất hiện nay
  • Quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông bị xử phạt như thế nào?
  • Mức xử phạt lỗi ô tô sử dụng bằng lái xe quá hạn mới nhất

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Điều khiển xe lạng lách đánh võng bị xử phạt bao nhiêu tiền?”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông. Hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.

Chủ Đề