Làng tiến sĩ ở đâu

Ngôi làng của tiến sĩ

Mộ Trạch là một trong bốn làng của xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nổi tiếng là đất khoa bảng, được mệnh danh là “Làng khoa bảng”, "Làng tiến sĩ",…

Cách Hà Nội khoảng 50 km trên quốc lộ 5 đường Hà Nội - Hải Phòng, cách thành phố Hải Dương về phía Tây Nam khoảng 30 km, làng do Đức thần tổ - Thành hoàng làng Vũ Hồn [804-853] lập ra với cái tên ban đầu mang đầy niềm hy vọng là Khả Mộ trang.

Làng Mộ Trạch có nhiều dòng họ: họ Vũ, họ lê, họ Nhữ, họ Nguyễn, họ Tạ, họ Cao, họ Đương, họ Trương... Trong đó, họ Vũ chiếm tỷ lệ cao nhất 87,3%.

Cổng làng Mộ Trạch

Một cụ già trong làng kể lại rằng: Ở làng Mộ Trạch suốt từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 có đến 36 tiến sĩ và 1 trạng nguyên. Đời Trần có 3 người đỗ Tiến sĩ [đều họ Vũ], đời Lê Mạc có 5 người đỗ Tiến sĩ [đều họ Vũ], đời Mạc có 28 người đỗ Tiến sĩ [22 người họ Vũ, 4 người họ Lê, 2 người họ Nguyễn].

Mộ Trạch- Kì tích khoa bảng

Đức Thần Tổ vị Thành hoàng làng Mộ Trạch [Hải Dương] đồng thời là Thủy Tổ dòng họ Vũ - ngài Vũ Hồn [804 - 853] được thờ trong ngôi đền nhỏ được xây cất từ năm 1147. Đức thần Tổ, vị Thành hoàng làng Mộ Trạch: Vũ Hồn cũng là người mở lớp dạy Văn, gây dựng đức tính hiếu học cho các thế hệ con cháu. Từ mái trường đầu tiên của thầy Vũ Hồn, các sĩ tử Mộ Trạch kế tiếp nhau lưu danh vào bảng vàng.

Người già trong làng kể rằng: Mộ Trạch là làng tiến sĩ, trong chữ Hán gọi là "tiến sĩ sào". Sào có nghĩa là tổ chim, với ý nghĩa làng Mộ Trạch giống như một tổ chim ủ trứng ấp, nở ra nhiều người học giỏi, đạt được học vị cao quý là trạng nguyên, tiến sĩ, hoàng giáp.

 Đường làng Tiến sĩ Mộ Trạch

Theo các tư liệu nghiên cứu, chỉ tính từ năm 1304 đến năm 1754, trong khoảng 450 năm, Mộ Trạch đã có 36 người đỗ Tiến sĩ: 5 người họ Lê, 1 người họ Nhữ, 29 người họ Vũ. Trong số này, có một người làm tể tướng, 4 người làm bồi tụng, 14 người làm thượng thư, 5 người làm quận công...

Cụ Hướng, người trông coi miếu làng cho biết thêm: "Chỉ riêng đời chúa Trịnh Tráng, làng Mộ Trạch có đến 17 người làm quan trong triều, nên dân gian mới có câu “Mộ Trạch họp làng giữa kinh đô”. Đó là chưa kể đến các các cử nhân, tú tài nhiều không kể hết".

Khởi đầu cho bảng vàng khoa cử ấy là Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi - hai con trai của tướng quân Vũ Nạp [một phó tướng của Hoàng tôn Trần Quốc Bảo, ba lần tham gia kháng chiến chống quân Nguyên- Mông. Người đã làm nên thắng lợi lớn trong trận Bạch Đằng giang, bắt sống hai tên giặc là Ô Mã Nhi và Trương Văn Hổ].

Hai ông cùng đỗ thái học sinh dưới đời Trần và được trọng dụng do tài cao lại chính trực, liêm khiết. Kể từ đó truyền thống khoa bảng của quê hương được bồi đắp ngày một dày thêm qua các triều đại. Đáng nhớ nhất là khoa thi năm Bính Thân dưới triều vua Lê Thần Tôn [1656] có 300 thí sinh dự thi thì nhà vua chỉ lấy có 6 người. Vậy mà làng Mộ Trạch đã chiếm tới ba người và cả ba người này cùng rất trẻ chỉ từ 21 đến 23 tuổi đó là: Vũ Trác Lạc, Vũ Đăng Long và Vũ Công Lương.

Một người trong làng cho biết thêm: "Thời đó, trước khi lên Kinh dự thi, các thí sinh còn phải đăng ký vào sổ thi của làng và dứt khoát phải vượt qua kỳ thi thử tại quán Kỳ Anh nơi đầu làng. Tại kỳ thi này, những người có khoa bảng trong làng sẽ làm nhiệm vụ khảo xét bồi dưỡng con em để họ có đủ năng lực và phẩm chất trước khi thi tài với thiên hạ".

Làng Mộ Trạch cũng là nơi “chôn nhau cắt rốn” của Trạng Cờ Vũ Huyên, Trạng Toán Vũ Hữu, Trạng Vật Vũ Phong, Trạng Chạy Vũ Cương Trực và Trạng Chữ Lê Nai [đỗ Trạng Nguyên].

Bia đá ghi công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dựng tại Khuôn viên Khu di tích làng với lời văn của GS - AHLĐ Vũ Khiêu, Chủ tịch danh dự kiêm Cố vấn Hội đồng dòng họ Vũ - Võ Việt Nam

Có thể khẳng định trải suốt hơn 5 thế kỷ từ triều Trần qua triều Lê, Mạc đến thời Vua Lê, Chúa Trịnh, luôn luôn có các bậc anh tài làng Mộ Trạch. 

Làng nhân tài “độc nhất vô nhị”

 Miếu làng Mộ Trạch

Trong lịch sử khoa bảng, Mộ Trạch được xem như ngôi làng “số 1” của nước ta về con đường học vấn. Ngôi làng duy nhất trong cả nước được Dực Tôn Anh Hoàng đế [vua Tự Đức] vốn thông minh hay chữ tặng lời vàng ban tặng: “Mộ Trạch nhất gia bán thiên hạ” [Mộ Trạch tài năng bằng nửa thiên hạ].

Trong 82 văn bia còn lại tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã có đến 18 bia khắc tên 25 tiến sĩ làng Mộ Trạch. Còn tại Văn Miếu Mao Ðiền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thì có đủ tên của 36 tiến sĩ làng Mộ Trạch.

Công trình giếng cổ đặt tại Miếu làng

Trong phiên họp quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong số 12 bộ trưởng được bầu thì đã có 4 vị thuộc dòng họ Vũ [Võ] từng giữ những chức vụ quan trọng như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Vũ Đình Hoè - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Vũ Đình Tụng - Bộ trương Bộ Y tế và ông Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng bộ Tư pháp. Trong lĩnh vực văn hoá, lịch sử hàng trăm tên tuổi nổi tiếng như :GS Vũ Khiêu, nhà văn Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng ,Vũ Quần Phương…

Đình làng Mộ Trạch

Các thế hệ con cháu làng Mộ Trạch hôm nay, nhiều người có học vị cao trong nước và quốc tế như: Đỗ Khắc Thịnh đỗ tiến sĩ vật lý ở Nhật Bản, Đặng Vũ Phương Nghi đỗ tiến sĩ văn học ở Pháp, tiến sĩ hoá học Vũ Đàm ở Mỹ mới ở độ tuổi 30 nhưng đã có những công trình lừng lẫy khiến tổng thống Mỹ đích thân mời ông phụ trách việc thẩm định và cấp bằng sáng chế cho các công trình phát minh trong nước và quốc tế thuộc cục phát minh, sáng chế Mỹ…

Khu lăng mộ Thủy tổ họ Vũ-Võ Việt Nam tại làng Mộ Trạch

Cho tới nay, Mộ Trạch vẫn là làng quê thuần nông, không có nghề phụ. Vì thế người dân thường động viên con cái cố gắng học hành để thoát khỏi đói nghèo, làm rạng rỡ dòng họ, tổ tiên. Dân gian có câu “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm” [tên tục làng Mộ Trạch] là nói về “mạch chữ” không ngừng chảy ở mảnh đất xứ Đông nhiều nhân tài này.

Xứ Đông xưa có câu “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”. Làng “Chằm” tức làng Mộ Trạch ở xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Là ngôi làng có nhiều tiến sĩ Nho học nhiều nhất cả nước và được mệnh danh là “Làng Tiến sĩ xứ Đông”, Mộ Trạch cũng bình dị như bao làng quê khác vùng đồng bằng Bắc Bộ, lấy nghề nông làm trọng nhưng vẫn thể hiện một sự mẫu mực về tính hiếu học được duy trì qua ngàn đời nay.

Làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nổi tiếng là đất khoa bảng và được mệnh danh là "Làng Tiến sĩ xứ Đông".

Đó là niềm tin về mạch nguồn của sự hiếu học mà bao đời nay, người dân làng Mộ Trạch giữ gìn. Đằng sau vẻ cổ kính, trầm mặc của cụm di tích lịch sử văn hóa đình - miếu làng Mộ Trạch, là câu chuyện về giếng làng thiêng liêng, huyền bí, không bao giờ cạn. 

Cũng là sự trùng hợp khi thành giếng được xây dựng từ thời Hậu Lê với đường kính 36m lại đúng bằng con số 36 tiến sĩ của làng được ghi danh sử sách. Dân làng Mộ Trạch tin rằng con em mình thông minh, học giỏi là nhờ uống nước giếng từ long mạch, hội tụ khí thiêng, tinh hoa đất trời…

Đã gần 30 năm làm công tác quản lý cụm di tích làng Mộ Trạch, ông Vũ Quốc Ái được ví như một “kho sử sống của làng”. Những câu chuyện nguồn gốc, về thành tích khoa bảng của các bậc tiền nhân được ông kể lại rành mạch: "Từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ VIII, có 36 vị nhân tài đỗ tiến sĩ trạng nguyên. Trong đó có 29 họ Vũ, 5 vị họ Lê, 1 vị họ Nhữ, 1 vị họ Nguyễn. Khoa thi Bính Thân 1656, cả nước có 3.000 người đi thi, được 6 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch có 3. Vua Tự Đức uyên thâm về chữ nghĩa, giỏi về chính trường còn phải tấm tắc khen và bút phê là “Nhất gia bán thiên hạ” tức là “một làng bằng nửa thiên hạ”.”

Đức Thần Tổ vị Thành hoàng làng Mộ Trạch [Hải Dương] đồng thời là Thủy Tổ dòng họ Vũ - ngài Vũ Hồn [804 - 853] được thờ trong ngôi đền nhỏ được xây cất từ năm 1147.

Người dân làng Mộ Trạch trải qua bao thăng trầm của lịch sử, không ít khi phải hứng chịu thiên tai, dịch bệnh, mùa màng thất bát nhưng luôn trọng con chữ, trọng nhân cách người thầy. Đó là “kim chỉ nam” để người làng Mộ Trạch phấn đấu và răn dạy con cháu về truyền thống học tập bao đời. Gia đình bà Vũ Thị Minh [72 tuổi] và ông Vũ Phương Mạo [80 tuổi] là một ví dụ điển hình. Lam lũ ra đồng từ gà gáy, làn da nâu sạm vì gió sương nhưng ông bà vẫn động viên và cố gắng lo cho 5 người con ăn học thành tài.

Tôi tự hào vì các con tôi thi 3 trường đại học nhưng cứ đỗ 2 trường. Trong làng người ta đều khen các cháu học hành trưởng thành, đạo đức, bố mẹ cũng đỡ khổ. Người ta thường hỏi ông bà nghĩ thế nào mà cho các con đi học như thế. Tôi cứ nói thật thà, tôi đồng ruộng nhưng tôi muốn cho các con tôi không phải đồng ruộng. Phải có học thì đời sống mới khá giả lên được”, bà Vũ Thị Minh tâm sự.

Đến Mộ Trạch, dễ dàng nhận thấy niềm tự hào về truyền thống hiếu học ở mỗi người con nơi đây. Và sự ham học hỏi, ham hiểu biết được hình thành một cách tự nhiên trong ý thức các thế hệ con em của làng Mộ Trạch.

“Làng cháu có rất nhiều người học giỏi và làm tiến sĩ, ông bà và bố mẹ cháu cũng hay nói đến. Ở nhà, bố mẹ cháu đi làm bận không giục học nhiều nên cháu tự học. Cháu sẽ cố gắng học hành thật tốt để trở thành người như thế”, một em học sinh bày tỏ.

Qua cánh cổng làng uy nghi, đi hết con đường làng thẳng tắp hai hàng cau vua, tinh thần hiếu học được mang đi khắp đất nước. Những người con làng Mộ Trạch  học hành đỗ đạt, đi làm xa quê, dù ở đâu cũng luôn hướng về quê hương.

Con đường làng thường được gọi là "con đường tri thức" dài 1200m với 2 hàng cau vua cao vút được khởi công xây dựng từ năm 2013.

Ông Vũ Quang Lãm, quê gốc ở Hải Dương nhưng sinh ra và lớn tại phố Hồ Chí Minh cho biết: Sau một thời gian mải mê vì công việc, đến nay tôi thấy cần thiết phải quay về với nơi khởi thủy dòng họ của mình. Tôi sẽ kể cho con tôi nghe về dòng họ, về khởi tích, về cụ tổ nhà chúng tôi.

Tôi cũng hứa với lòng nếu đợt sau gia đình có điều kiện ra Hà Nội thì chắc chắn đến tôi sẽ đưa 2 con về với đất tổ này. Tôi nghĩ đó là văn hóa người Việt và phải phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình”.

Mùng 8 tháng Giêng hàng năm con cháu làng Mộ Trạch và du khách thập phương về đây để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm “ Làng tiến sĩ” bao đời .

Đến nay, Lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch vẫn được người làng tổ chức từ mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm “Làng tiến sĩ” bao đời nay. Đây cũng là dịp để các thế hệ người làng Mộ Trạch cùng du khách thập phương ôn lại lịch sử, truyền thống hiếu học của làng, phát huy tinh thần gìn giữ, lan tỏa để “mạch chữ” xứ Đông luôn chảy mãi./.

Video liên quan

Chủ Đề