Lễ dâng y kathina 2023

Chùa Khmer trong không gian Làng Văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi diễn ra Đại lễ dâng Y Kathina. Ảnh: TTXVN

Đại lễ dâng Y Kathina sẽ được tổ chức tại chùa Khmer, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam [Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội] trong 2 ngày 18 và 19/10 với các nội dung: Lễ Đặt bát trai tăng, Lễ Nhiễu Phật, Lễ Quy y Tam bảo, Lễ Thọ Y Kathina, Lễ tụng kinh cầu an, chúc phúc, hồi hướng, hoàn mãn...

Đây là lần đầu tiên BQL Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tăng ni Phật tử chùa Khmer ở Làng Văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức sự kiện này.

Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, việc tổ chức Đại lễ dâng Y Kathina tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam góp phần thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đời sống văn hóa, đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Qua đó tăng cường đoàn kết tăng ni, Phật tử các hệ phái và các dân tộc anh em, đồng thời thúc đẩy hoạt động giao lưu, hữu nghị trong cộng đồng ASEAN để giới thiệu văn hóa Phật giáo và đời sống tôn giáo Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Tổ chức Đại lễ Y Kathina còn mang ý nghĩa thể hiện tấm lòng thành kính, thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho phật tử tại gia; là dịp để tôn vinh những giá trị truyền thống Phật giáo có từ thời Đức Phật, mang lại sự bình an cho đất nước, an lạc cho đại biểu, Phật tử thập phương.

Đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả chương trình hoạt động Phật sự năm 2014 của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chương trình hoạt động Phật sự tại chùa Khmer, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. 

Đại lễ dâng Y Kathina của Phật giáo Nguyên thủy là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất của hệ phái Phật giáo Nguyên thủy [ở Việt Nam thường gọi là Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Tiểu thừa]. Đây là lễ hội hằng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế.

Đối với những người dân theo Phật giáo Nam tông, Đại lễ dâng Y Kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho Phật tử tại gia. Đồng thời Đại lễ dâng y Kathina còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả hàng Phật tử xuất gia và tại gia, luôn nhớ và trân trọng tấm lòng của đàn tín.

HK


Tổng biên tập:
Ninh Hồng Nga

Liên hệ tòa soạn

Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Điện thoại: 024.38248605

Fax: 024-38253753

Email:

Giấy phép số 173/GP-BTTTT cấp ngày 04/4/2022
© Bản quyền thuộc về Báo Tin tức - TTXVN
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Cần Thơ - Đối với cộng đồng người Khmer Nam bộ, chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Các hoạt động trong các lễ hội của đồng bào Khmer hầu hết đều gắn chặt với ngôi chùa. Năm nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19, các ngôi chùa tại Cần Thơ tổ chức Lễ Dâng y Kathina quy mô nhỏ, song vẫn đầy đủ các nghi thức trang nghiêm, long trọng.

Hằng năm, trong khoảng thời gian từ ngày 15.9 đến 15.10 âm lịch, đồng bào Khmer Nam Bộ lại rộn ràng tổ chức Lễ Dâng y Kathina hay còn gọi là Lễ Dâng bông hoặc Lễ Dâng y cà sa tại các ngôi chùa ở địa phương.

Lễ Dâng y Kathina bắt nguồn từ khi Đức Phật còn tại thế, mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho Phật tử tại gia.

Năm nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19, các ngôi chùa tại Cần Thơ tổ chức Lễ Kathina quy mô nhỏ, song vẫn đầy đủ các nghi thức trang nghiêm, long trọng.

Tại Chùa Pitu Khôsa Răngsây [hay còn gọi là chùa Viễn Quang, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ] ngày 24.10 đã long trọng tổ chức Đại lễ Dâng y Kathina đến chư tăng sau 3 tháng an cư kiết hạ [thời gian 3 tháng sư, tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học].

Lễ Dâng y phải chuẩn bị kỹ càng từ rất lâu và phải được sự đồng ý, chấp thuận của sư cả trong chùa và chư tăng, phật tử khác.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh [quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ] cho biết, năm nay gia đình bà được làm thí chủ chính tại Lễ Dâng y Kathina ở Chùa Pitu Khôsa Răngsây. “9 năm tham dự Lễ Dâng y cũng là chừng ấy thời gian tôi mong muốn được làm thí chủ chính. Giờ mong ước thành hiện thực, tôi rất vui. Tôi cùng các thành viên trong gia đình đã chuẩn bị gần 1 năm cho buổi lễ long trọng hôm nay”, bà Linh nói.

Theo bà Linh, Lễ Dâng y đối với đồng bào Khmer là lễ rất quan trọng. Hàng năm được tổ chức rất lớn, với lượt phật tử từ vài trăm cho đến một nghìn người, năm nay do dịch chỉ vài chục phật tử tham dự.

Những vật phẩm dâng lên gồm: Áo cà sa [vật phẩm quan trọng nhất trong lễ], bình bát để sư sãi khất thực, tập, viết... Các Phật tử chuẩn bị lễ vật cúng dường rất trang trọng, dâng lễ lên đầu để tỏ lòng thành kính.

Bà Bành Ngọc Phương [phường An Bình, quận Nình Kiều] tham dự Lễ Dâng y Kathina chia sẻ: “Tôi được mời đến dự Lễ Dâng y này trong lòng rất là vui, tôi thấy rất đầy đủ nghi lễ và trang nghiêm, trang trọng như thường lệ mọi năm. Tôi mong muốn đại dịch sẽ hết để những năm sau được dự lễ đông hơn, long trọng hơn”.

Thượng tọa Lý Hùng - Phó Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Cần Thơ, Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây - cho hay, thông qua các hoạt động chính trong buổi Lễ Dâng y Kathina giúp đồng bào Khmer sống gần gũi, thân thiện, đoàn kết, trách nhiệm và luôn đùm bọc nhau. Khi Phật tử đến dâng y, một tấm áo cùng nhiều lễ vật được đội trên đầu với tất cả thành kính cùng tâm nguyện cho đi không chỉ là thiện tâm, mà còn là tấm lòng hướng thiện, đồng lòng cùng các vị chư tăng.

Chủ Đề