Lễ hội đâm trâu 2023

Tin mới

  • ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH PHƯỚC LẦN THỨ VI
  • 50 NĂM CHIẾN THẮNG CHỐT CHẶN TÀU Ô
  • CHUYỂN ĐỔI SỐ
  • KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2022
  • LIÊN HOAN PHÁT THANH TOÀN QUỐC LẦN THỨ XV

  1. Văn hóa

Có nên tổ chức lễ hội đâm trâu?

BP - Lễ hội đâm trâu là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Xêtiêng, Ba Na, Cor, Gia Rai... Lễ hội được đồng bào tổ chức hàng năm nhằm tế thần linh, tạ ơn trời đất, ăn mừng chiến thắng, mùa màng bội thu hay mừng các sự kiện quan trọng khác. Tuy nhiên, lễ hội đang gặp phải sự phản ứng gay gắt của một bộ phận trong cộng đồng. Vì nhiều người cho rằng việc tổ chức lễ hội đâm giết trâu ăn mừng là không nên, rất phản cảm.

Để tìm hiểu vấn đề này, ngày 3-2, chúng tôi đã thực hiện việc khảo sát lễ hội đâm trâu trên trang youtube.com [thuộc Tập đoàn Google, cho phép người dân trên thế giới khám phá, xem và chia sẻ video gốc]. Sau khi đánh từ khóa tìm kiếm “lễ hội đâm trâu” trên trang này, kết quả có khoảng 3.560 video quay về nghi thức đâm trâu diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước được hiển thị. Các video do bạn đọc, du khách, thành viên của trang youtube.com tại Việt Nam quay phim, dựng video ảnh nhằm ghi nhận một cách sinh động và chân thực về diễn biến lễ hội. Mỗi video đều thu hút một lượng lớn người xem, từ vài ngàn đến vài trăm ngàn người. Sau khi xem video, nhiều người đã để lại lời bình luận, tỏ thái độ không đồng tình và bất bình về sự tồn tại của lễ hội này.

Video “Lễ hội đâm trâu của người Hre” do bạn Trinh Van đăng ngày 23-4-2013 đã thu hút 89.893 lượt người xem, 45 bình luận nhận xét, 10 người bấm thích và 94 người bấm không thích. Người xem Khanh Ly tỏ ra bức xúc khi xem xong video này: “Xem mà tức và tội cho con trâu lúc nó ngẩng đầu lên, như một lời van xin tha mạng”. Cùng chung cảm nhận, bạn Đoàn Cao Khiêm chia sẻ: “Cái này hành hạ động vật chứ lễ hội kiểu gì?”. Trong khi đó, bạn đọc Thiet Nguyen Huy khẩn thiết đề nghị: “Nên bỏ tục lệ này gấp và ngay”.

Tại một video khác, “Đâm trâu ở sóc Bù Môn” do bạn Quốc Huy Đỗ đăng tải ngày 15-6-2009, thu hút 200.193 lượt xem, 101 bình luận nhận xét, 15 người bấm thích, 74 người bấm không thích. Đa số các bình luận nhận xét về video này đều cho rằng không nên tổ chức lễ hội đâm trâu. Bạn Ha Tuan Vu ca thán: “Con trâu là con vật hiền và giúp ích rất nhiều cho con người, vậy mà lại bị họ đối xử với nó thế này đây”. “Con trâu này mà thả ra chắc nó húc cả làng”, lời bình luận dí dỏm của bạn Khanh Tran. Còn bạn Tran Cong Duc tỏ ý lo xa: “Không nên cho con nít coi những hình ảnh này”.

Một số ít bạn đọc bày tỏ quan điểm đồng tình, vì cho rằng lễ hội là truyền thống văn hóa lâu đời của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, thể hiện rõ nét tinh thần dân tộc và đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng. Lễ hội với nghi thức tế đầu trâu thể hiện sự hiến sinh, “thông quan” giữa con người với giàng [trời] và thần linh; thể hiện sức mạnh, tinh thần thượng võ của cộng đồng; đồng thời là sự tri ân của buôn làng với giàng và thần linh.

Xin mượn lời của bạn Hùng Trần bình luận về video “Đâm trâu ở sóc Bù Môn” thay cho lời kết: “Lễ hội đâm trâu là lễ hội truyền thống, không bỏ được. Nhưng giờ nhiều nơi họ đâm trâu giả, dân trí khá lên rồi. Đâm trâu thật vừa tốn kém vừa dã man nên người ta bỏ rồi”.    

 Hồng Phấn

Ý kiến []

Ảnh minh họa

Theo thông tin phán ánh của một số cơ quan báo chí về việc UBND xã Hồng Tiến [thị xã Hương Trà] xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội đâm trâu vào tháng 11/2018, yêu cầu mỗi hộ dân trên địa bàn đóng góp 300.000 đồng, gây bức xúc cho người dân trong xã.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của báo chí, để có biện pháp chấn chỉnh, kịp thời xử lý những vi phạm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Đồng thời tiến hành rà soát hồ sơ về nguồn gốc, quy trình tổ chức lễ hội đâm trâu trên địa bàn tỉnh, không cấp phép tổ chức lễ hội có nội dung kích động bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc. Đặc biệt, không cấp phép tổ chức lễ hội đâm trâu mà không phải là lễ hội truyền thống, vì mục đích trục lợi cá nhân.

Cục Văn hóa cơ sở đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nghiêm Công điện số 240/CĐ-TTg ngày 21/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, trong đó có nội dung “Nghiêm cấm việc thương mại hóa lễ hội, tổ chức các hoạt động mang tính bạo lực, phản cảm” và các quy định pháp luật hiện hành về công tác quản lý và tổ chức lễ hội; đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, văn minh, góp phần quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương tới nhân dân và bạn bè quốc tế.

Báo cáo gửi về Cục Văn hóa cơ sở trước ngày 10/9/2018 để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

Tuệ Văn


Chủ Đề