Led là viết tắt của từ gì

CÔNG TY TNHH DMT SOLAR VIỆT NAM

Địa chỉ: 46A đường Thạnh Lộc 26, P. Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0978.126.123
Khách hàng doanh nghiệp: [028] 99959.123
Hợp tác dự án/Khiếu nại: 0939.802.102
Email:
MST: 0316515502 do Sở KHĐT Hồ Chí Minh cấp ngày 02/10/2020

LED là gì? 
LED [viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang] là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n.
Hoạt động của LED 
Khối bán dẫn loại p chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn n [chứa các điện tử tự do] thì các lỗ trống này có xu hướng chuyễn động khuếch tán sang khối n. Cùng lúc khối p lại nhận thêm các điện tử [điện tích âm] từ khối n chuyển sang. Kết quả là khối p tích điện âm [thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử] trong khi khối n tích điện dương [thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống].
Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng [hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó].
Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh sáng phát ra khác nhau [tức màu sắc của LED sẽ khác nhau]. Mức năng lượng [và màu sắc của LED] hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các nguyên tử chất bán dẫn.
Ứng dụng 
Đèn chiếu sáng sử dụng các LED phát ánh sáng trắng. 
LED được dùng để làm bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện, điện tử, đèn quảng cáo, trang trí, đèn giao thông. 
Các LED phát ra tia hồng ngoại được dùng trong các thiết bị điều khiển từ xa cho đồ điện tử dân dụng. 
Đèn LED trắng nói riêng và đèn LED nói chung có nhiều ứng dụng rộng rãi mà đèn huỳnh quang không làm được như đèn xe, đèn đường, đèn hầm mỏ, đèn chiếu hậu cho màn hình của điện thoại cầm tay, đèn chiếu hậu cho màn hình tinh thể lỏng [LCD], in ấn kỹ thuật số.... 
Một đặc điểm khác của đèn LED là ít tiêu hao năng lượng và không nóng. Bóng đèn truyền thống, đèn neon, đèn halogen... đều cần từ 110-220 V mới cháy được, trong khi đèn LED trắng chỉ cần từ 3-24 V để phát sáng. Do ít tiêu hao năng lượng nên đèn LED có thể sử dụng ở vùng sâu vùng xa mà không cần nhà máy phát điện công suất cao.

Với các ưu điểm : ánh sáng lớn, độ bền cao và ít tiêu tốn điện năng, Led được ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực: bảng quảng cáo ngoài trời , bảng quang báo, đồng hồ cỡ lớn đặt tại các biển quảng cáo tấm lớn trên đường cao tốc, hệ thống đèn giao thông, biển chỉ dẫn, và các sản phẩm khác như bảng chạy chữ điện tử, bảng hệ thống giờ, Bảng tỷ giá, bảng chứng khóan, hệ thống xếp hàng tự động…
Một số bảng hiệu của thương hiệu nổi tiếng đã được ứng dụng sản phẩm Led: Sacombank, Sơn Collection, bảng hiệu Mì Hàn Quốc, Happy Cook , Sam Sung…

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, công nghệ LED đã không còn là xa lạ. LED được ứng dụng trong chiếu sáng, trang trí, quảng cáo,… Vậy LED là gì? Cùng tìm hiểu 5 thông tin tổng hợp về LED và ứng dụng của LED.

1. LED là gì? Lịch sử ra đời của LED

1.1 LED nghĩa là gì?

  • LED là từ viết tắt của Light – Emitting – Diode, có nghĩa là phát sáng bằng điốt.
  • Về bản chất, LED được cấu tạo từ bán dẫn loại P kết hợp với bán dẫn loại N để tạo ra ánh sáng.
LED là gì?

1.2 Lịch sử ra đời của LED

  • Năm 190, nhà khoa học Round phát hiện ra hiện tượng biến điện thành ánh sáng tại phòng thí nghiệm Marconi.
  • Năm 1961, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm sau đó phát minh ra LED hồng ngoại.
  • Đến năm 1976, công nghệ LED chiếu sáng đầu tiên được ra đời bở T. P. Pearsall nhờ việc tạo ra chất bán dẫn phù hợp với cáp quang.
  • Hiện nay, LED được sử dụng và cải tiến ngày càng mạnh mẽ với công suất, hiệu suất ngày càng cao và các ưu điểm vượt trội khác.

2. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của LED
  • LED phát sáng nhờ công nghệ bán dẫn với hai bán dẫn là loại P và loại N.
  • Bán dẫn loại P là các lỗ trống tự do mang điện tích dương, còn bán dẫn loại N là các điện tử tự do, mang điện tích âm và nhận các lỗ trống từ bán dẫn P sang.
  • Bán dẫn loại P cũng đồng thời nhận điện tích âm từ loại N, từ đó khối bán dẫn P tích điện âm còn N tích điện dương.
  • Tại nơi tiếp xúc của hai khối bán dẫn, các điện tử bị lỗ trống hút vào tạo nên các nguyên tử trung hòa về điện cùng giải phóng năng lượng tạo ra ánh sáng.
  • Như vậy, nguyên lý hoạt động chung của LED là dựa trên sự tiếp xúc của hai loại bán dẫn.

3. Cấu tạo của LED

3.1 Mắt chip [vi mạch]:

  • Đây là bộ phận quan trọng nhất cấu tạo nên LED.
  • Trong mắt chip bao gồm nhiều bán dẫn loại P và bán dẫn loại N xen kẽ là các tạp chất.
  • Khi có dòng điện chạy qua, các lỗ trống của khối bán dẫn P sẽ được lấp đầy bởi các điện tử tự do của bán dẫn N tạo ra dòng điện.
  • Với công suất LED khác nhau thì mắt chip cũng được thiết kế với các kích thước khác nhau.
  • Các thương hiệu chip LED hàng đầu thế giới như: Nichia, Cree, Bridgelux, Osram,…
  • LED không được bảo vệ bởi các tiêu chuẩn IP nên khi tích hợp vào các thiết bị LED cần được bào vệ.

3.2 Bảng mạch

  • Bảng mạch dùng để gắn các chip LED cố định lên trên bề mặt.
  • Được thiết kế từ chất liệu lõi kim loại PCB chắc chắn giúp đảm bảo cho việc gắn các chip LED không bị rời ra.
  • Ngoài ra, bảng mạch còn có tác dụng tản nhiệt, đảm bảo chip LED hoạt động được trong thời gian dài.

3.3 Bộ tản nhiệt

  • Khi hoạt động trong thời gian dài, LED sẽ bị nóng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu sáng, chính vì thế cần có bộ tản nhiệt.
  • Bộ tản nhiệt sử dụng keo nhựa silica hoặc keo nhựa epoxy để đảm bảo hiệu quả tản nhiệt.
  • LED có bộ tản nhiệt hiệu quả sẽ loại bỏ được hiện tượng nhấp nháy đồng thời kéo dài tuổi thọ.

3.4 Dây dẫn điện

  • Dây dẫn điện dùng để nối điện từ nguồn điện đến chip LED để phát sáng.
  • Dây dẫn điện màu vàng sẽ cho hiệu quả dẫn tốt hơn các loại màu khác.

3.5 Thấu kính bảo vệ

  • Được sử dụng để bảo vệ LED khỏi các tác động từ ngoại cảnh như bụi bặm, nước,…
  • Bên cạnh đó, thấu kính còn có tác dụng truyền ánh sáng đồng đều, không làm thay đổi màu sắc ánh sáng trong quá trình dẫn truyền.

Xem thêm bài viết: Nhiệt độ màu là gì? 10 thông tin quan trọng về nhiệt độ màu Kelvin

4. Phân loại LED

4.1 Theo công nghệ

  • LED SMD:
    • Công nghệ LED SMD được viết tắt của Surface Mounted Diode.
    • Đây là công nghệ LED được sử dụng rộng rãi, nhờ tuổi thọ cao và tiết kiệm điện năng.
    • Chip LED SMD có thể cho chất lượng ánh sáng tốt với hiệu suất phát quang đạt từ 50 lm/w đến 80 lm/w.
Cấu tạo LED SMD
  • LED COB:
    • Là công nghệ LED hiện đại, có cấu tạo tương tự LED SMD với các diode phát sáng được gắn trên đế gốm.
    • LED COB có thể cho hiệu suất phát quang cực lớn lên đến 150 lm/w nhờ khả năng tích hợp nhiều diode trên một chip.
    • Vì hiệu suất cao trên một bản mạch nhỏ nên chip LED COB cũng yêu cầu bộ tản nhiệt hoàn hảo hơn để chip hoạt động ổn định.
Hình ảnh LED COB
  • LED DIP:
    • LED DIP có ưu điểm nổi bật là khả năng chống va đập tốt do được bao bọc bằng nhựa Epoxy bên ngoài.
    • Cấu tạo LED DIP có điểm khác biệt là hai chân được hàn trực tiếp trên bảng mạch.
Cấu tạo của chip LED DIP

4.2 Theo thế hệ

  • Tại các đơn vị sản xuất chip LED sẽ có các thế hệ chip LED khác nhau cho mỗi mẫu chip LED.
  • Các thể hệ này sẽ được gọi là Gen 1, Gen 2…Gen n [thường được viết tắt là G1, G2, G3…Gn]
  • Các thể hệ chip LED sau sẽ được cải tiến mang đến thiết kế hoàn thiện, tính năng vượt trội so với các chip thế hệ trước.
  • Ví dụ như chip LED Bridgelux dòng Vero hiện này đã có tới Gen 7, Gen 8

4.3 Theo màu sắc

  • Màu sắc chủ đạo của chip LED được sử dụng nhiều nhất là màu trắng hoặc vàng.
  • Bên cạnh đó chip LED SMD cho nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng được dùng cho đèn LED đổi màu.

4.4 Theo vật liệu

Dựa trên vật liệu bán dẫn có thể phân loại LED thành các loại như sau:

  • Nhôm gallium arsenide [AlGaAs]
  • Nhôm gallium nitride và indium [AlInGaP]
  • Gallium arsenide phosphide [GaAsP]
  • Indium gallium nitride [InGaN]

5. LED và ứng dụng của LED

LED đang được sử dụng ngày càng rộng rãi để đáp ứng nhu cầu chiếu sáng hiện đại, trong đó có các ứng dụng chính như sau:

  • Ứng dụng trong sản xuất đèn LED. Truy cập đèn LED là gì? để hiểu rĩ hơn về ứng dụng này của LED.
  • Ứng dụng cho thiết bị điện – điện tử
  • Ứng dụng cho LED quảng cáo – trang trí
  • Ứng dụng LED cho giao thông
  • Ứng dụng LED cho y học, sinh học, làm đẹp

6. OLED là gì?

  • OLED là từ viết tắt của Organic Light – Emitting có nghĩa là diode hữu cơ phát quang.
  • Sử dụng công nghệ OLED sẽ có khả năng mỗi điểm tự động phát sáng và bật tắt khi có dòng điện chạy qua mà không cần đèn.
  • Do OLED sử dụng các tấm phim mỏng, nhẹ tự phát sáng nên cho hiệu quả tạo ra ánh sáng với công nghệ tốt hơn đồng thời tiết kiệm pin rõ rệt.

7. Chế tạo LED

  • Chế tạo LED cần sử dụng công nghệ cao nên hiện nay trên thế giới có ít nước có thể tự sản xuất được.
  • Những đơn vị sản xuất, chế tạo các mẫu chip LED nổi tiếng như Bridgelux, Cree, Osram, Luxeon, Nichia, Philips, Samsung…
  • Ở Việt Nam, các hãng đèn LED lớn như Haledco, Điện Quang, Rạng Đông,… phải nhập khẩu chip LED từ nước ngoài.

Hi vọng qua bài viết trên, mọi người đã hiểu rõ LED là gì? Từ đó có sự lựa chọn đèn LED trong chiếu sáng hợp lý. Liên hệ ngay Đèn pha LED cao cấp để được tư vấn chi tiết hơn nếu bạn còn thắc mắc.

Chủ Đề