Lỗi vượt phải phạt bao nhiêu

Vượt phải là một trong những lỗi vi phạm pháp luật mà rất nhiều tài xế thường hay mắc phải khi tham gia giao thông. Đặc biệt, khi đi trên đường cao tốc, vượt phải ô tô là một trong những hành vi rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiều tình trạng đáng tiếc. Pháp luật giao thông có những quy định cụ thể về vấn đề này cũng như có các chế tài xử phạt vi phạm lỗi vượt phải. Vậy lỗi vượt phải của xe ô tô bị xử lý như thế nào? Lỗi vượt phải được hiểu như thế nào là đúng? Lỗi vượt xe theo quy định của luật giao thông ra sao? Ô tô được phép vượt phải trong trường hợp nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức pháp lý hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019

Lỗi vượt xe theo quy định của luật giao thông

Điều 14. Vượt xe

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

– Khi xe điện đang chạy giữa đường;

– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

– Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

– Trên cầu hẹp có một làn xe;

– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Như vậy, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp theo quy định cụ thể nêu trên và không được vượt xe khi có một trong các trường hợp nêu trên.

Lỗi vượt phải được hiểu như thế nào là đúng?

Để hiểu rõ ý nghĩa về cụm từ “vượt phải”, tài xế Việt cần nắm rõ định nghĩa sau theo Quy chuẩn 41/2016:

Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. 

Như vậy, vượt phải chỉ xảy ra trên đường có một làn xe mỗi chiều. Có thể hiểu tình huống vượt phải là xe A lách về phía bên phải để vượt qua xe B trong cùng một làn, trường hợp này xe A vi phạm.

Tuy nhiên, trường hợp nhiều tài xế thường hiểu nhầm là vượt phải lại đến từ tình huống khác. Đó là xe A chạy sau xe B, không thể vượt bên trái nên tách sang “làn bên phải”, tức ở làn khác, không cùng làn xe B và chạy nhanh hơn xe B để vượt

Ô tô được phép vượt phải trong trường hợp nào?

Theo Điều 14 Luật số 23/2008/QH12 do Quốc hội ban hành, các phương tiện giao thông đường bộ khi vượt thì phải vượt về bên trái, trừ ba trường hợp đặc biệt sau đây được phép vượt bên phải, gồm: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang chạy giữa đường và khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài ra, khi xin vượt xe phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. Đặc biệt, xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác.

Lỗi vượt phải xe ô tô

Lỗi vượt phải của xe ô tô bị xử lý như thế nào?

Như vậy, ngoài ba trường hợp được nêu trên, lái xe không được phép vượt phải trong bất cứ trường hợp nào khác. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, phương tiện ô tô vi phạm quy định về việc vượt phải sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định một số lưu ý trong trường hợp có xe xin vượt: Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Luật giao thông đường bộ cũng chỉ ra các trường hợp không được phép vượt xe, bao gồm: Trên cầu hẹp có một làn xe; đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt hoặc trường hợp xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Quyền tạm giữ giấy phép lái xe của cảnh sát giao thông

Căn cứ tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Như vậy, khi bạn vi phạm luật giao thông bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Sau khi bạn đã nộp tiền phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

Điều khiển xe trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Như vậy, trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, bạn có thể xuất trình biên bản xử phạt giao thông. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị tạm giữ. Chỉ khi quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt mà vẫn tiếp tục lái xe máy sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe máy.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Lỗi vượt phải xe ô tô” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý vấn đề thủ tục đăng ký bảo hộ logo. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Phương tiện giao thông vượt phải bị phạt báo nhiêu tiền?

Nếu vi phạm lỗi "vượt phải", lái xe có thể bị xử phạt từ 3-5 triệu đồng, đồng thời tước GPLX từ 1-3 tháng theo điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Lời cám vượt xe máy phạt báo nhiêu?

Kinhtedothi - Theo quy định của pháp luật thì hành vi điều khiển xe mô tô vượt bên phải là vi phạm pháp luật về giao thông; trường hợp không được phép vượt xe sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Vượt đèo phạt báo nhiêu?

Theo Điểm c, Khoản 5, Điều 6, Nghị Định 171/2013/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vượt xe trong những trường hợp cấm vượt.

Lỗi vượt phải là như thế nào?

Nghĩa là hành vi “vượt phải” chỉ được xác định là lỗi khi diễn ra trên đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều, còn đối với đường cao tốc hay đường quốc lộ có hai làn xe trở lên mỗi chiều thì hành vi vượt này không được coi là vi phạm lỗi “vượt phải”.

Chủ Đề