Luật công chức viên chức năm 2023

Sáng 4/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021.  

Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về phương án sử dụng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021.

Tiếp đó, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung phân tích phương án phân bổ nguồn tăng thu và tiết kiệm chi do Chính phủ trình; nêu ra một số vấn đề cần lưu ý với Chính phủ trong sử dụng nguồn kinh phí này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư giải trình một số vấn đề được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề nghị của Chính phủ về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2021.

Riêng với khoản tiết kiệm chi từ chậm trả lãi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây thực tế là tiền giảm dự toán so với số chi trả nợ, nên không xác định là khoản tăng thu tiết kiệm chi; đề nghị, không đưa khoản này vào nguồn phân bổ số tăng thu, tiết kiệm chi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với phương án phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi do Chính phủ trình, trong đó có khoản bổ sung vốn cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý, tại các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, rất nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất, bên cạnh việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp, thì cần điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức vào ngày 1/7 hàng năm.

Trước đây, hằng năm vẫn có điều chỉnh tăng lương nhưng 3 năm qua thì chưa thực hiện được do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức cũng rất khó khăn. “Năm sau cần tính toán việc này, vì suy cho cùng đó cũng là chi cho đầu tư phát triển, góp phần để kích cầu”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Với các phương án phân bổ khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ. Riêng với số vốn còn lại chưa phân bổ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính sớm thống nhất phương án với Ủy ban Tài chính - Ngân sách.

Các phương án được đề xuất là bố trí nguồn tăng cường cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giảm áp lực về bội chi và nợ công, xem xét thưởng thêm cho một số địa phương vượt thu, bố trí cho một số dự án đầu tư công có nhu cầu cấp bách và có thể hoàn thành ngay trong năm 2022.

Nếu Chính phủ không xây dựng phương án sử dụng khoản này thì đề nghị giảm bội chi để tăng chi trả nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 1046/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/2/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026 và Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị.

Mục đích của Kế hoạch là giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [bộ, ngành, địa phương] trong việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đặt ra tại Kết luận số 28-KL/TW, Kết luận số 40-KL/TW và Quy định số 70-QD/TW.

Kế hoạch đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp để các bộ ngành, địa phương thực hiện: 

1- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức, cơ quan, đơn vị; 

2- Hoàn thành xây dựng vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; quản lý biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị theo vị trí việc làm; 

3- Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; 

4- Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; 

5- Đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; 

6- Hoàn thiện cơ chế tài chính.

Ban hành tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập

Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tập trung ban hành tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực, hoàn thành trong quý IV năm 2022; rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định xếp hạng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực, hoàn thành trong quý I năm 2023.

Các bộ, ngành, địa phương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu phát triển của ngành và địa phương, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hoàn thành trong quý I năm 2023.

Đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập

Để đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc bộ, cơ quan trung ương; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công, hoàn thành trong quý IV năm 2022.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất các chính sách đẩy mạnh việc tự chủ và xã hội hóa lĩnh vực sự nghiệp giáo dục nhất là xã hội hóa đối với cấp học mầm non và tiểu học và cung ứng dịch vụ theo nhu cầu người học, hoàn thành trong quý I năm 2023; 

Hướng dẫn các địa phương thực hiện việc sắp xếp lại các trường liên cấp, liên xã, thu gọn các điểm trường trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân và phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể.

Xây dựng cơ chế thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các viện nghiên cứu

Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách để thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thực hiện hoạt động ứng dụng, triển khai, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, hoàn thành trong quý I năm 2023; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi tạo điều kiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công, hoàn thành trong quý I năm 2023.

Các địa phương trên cơ sở danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đã được phê duyệt và định mức kinh tế-kỹ thuật của ngành, lĩnh vực theo hướng dẫn của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tập trung ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ; 

Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện xã hội hóa, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, nhất là dịch vụ sự nghiệp giáo dục, có chính sách thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc thành lập trường mầm non, phổ thông ngoài công lập ở những nơi có điều kiện, hoàn thành trong quý I năm 2023./.

Chủ Đề