Luật khoa học và công nghệ 2022

Mục lục bài viết

  • 1. Tìm hiểu về luật khoa học công nghệ
  • 2. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
  • 3. Luật khoa học công nghệ 2013
  • 4. Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ
  • 5.Các hành vi bị cấm trong khoa học và công nghệ

1. Tìm hiểu về luật khoa học công nghệ

Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững đất nước.Luật khoa học công nghệ đầu tiên được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kì họp thứ 7 thông qua ngày 09.6.2000 và có hiệu lực kể từ ngày 01.01.2001.

Mục đích của việc ban hành Luật khoa học và công nghệ là để phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng nền khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản tí; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xây dựng con người mới Việt Nam; góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phạm vi điều chỉnh của Luật khoa học và công nghệ là tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ.

Về bố cục, Luật khoa học và công nghệ năm 2000 gồm lời nói đầu, 8 chương với 59 điều, gồm những nội dung cơ bản sau: những quy định chung; tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; hoạt động khoa học và công nghệ; các biện pháp bảo đảm phát triển khoa hạn nà công nghệ; hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; quản lí nhà nước về khoa học và công nghệ: khen thưởng và xử lí vi phạm, điều khoản thi hành.

Công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đòi hỏi toàn xã hội làm chủ Sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. Khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng một nền kinh tế thi trường với sự quản lí của Nhà nước thì cũng có nghĩa là khoa học và công nghệ phải chuyển biến tương ứng, phải thích nghi với môi trường kinh tế - xã hội đã thay đổi. Trên thực tế, quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã diễn ra từng bước trong suốt thập kỉ 80 và đầu những năm 90 thế kỉ XX. Song căn cứ pháp lí của nó chỉ được ghi nhận trong các văn bản pháp quy hầu hết dưới luật, như: Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam năm 1988, Pháp lệnh đo lường năm 1990, Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1991 và các nghị định của Chính phủ. Theo phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước trong giai đoạn này đã hình thành nhưng chưa đồng bộ và chưa cụ thể để chỉ đạo hành động trong thực tiễn. Chính vì vậy, sự ra đời của Luật khoa học và công nghệ năm 2000 cụ thể hoá tinh thần về khoa học và công nghệ của Hiến pháp năm 1992 là một đòi hỏi khách quan.

2. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội vì vậy Nhà nước cần tác động đến hoạt động khoa học và công nghệ để một mặt phát huy, bảo vệ những hoạt động khoa học và công nghệ tích cực, có lợi cho quốc kế, dân sinh, mặt khác hạn chế những hoạt động trái với đạo đức, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, chống phá Nhà nước, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của nhân dân. Hơn nữa, hoạt động khoa học và công nghệ đòi hòi phải có sự đầu tư rất lớn nhưng lại là hoạt động có tính rủi ro cao nên trong mỗi quốc gia hoạt động khoa học và công nghệ đều phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhà nước không chỉ hỗ ttợ về vật chất mà còn thể hiện bằng các chính sách, pháp luật và cơ chế thích hợp. Ngày nay, khoa học và công nghệ đã ttở thành nhân tố quyết định vị thể cạnh tranh, thể hiện sức mạnh quốc gia ttong xu thế toàn cầu hoá, chính vì thể các quốc gia đều nắm lấy khoa học và công nghệ để bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình, chống lại sự lệ thuộc vào các quốc gia khác. Như vậy, khoa học và công nghệ là một ttong những vấn đề trọng yểu mà Nhà nựớc cần phải Quản lý và chỉ có Nhà nước với các thiết chế thích họp mới là chủ thể Quản lý có hiệu lực và hiệu quả các hoạt động khoa học và công nghệ.

Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là hoạt động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm đảm bảo cho hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ, cũng như hướng các hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, phục vụ lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân.

>> Xem thêm: Chức danh nghiên cứu khoa học là gì? Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của các chức danh nghiên cứu khoa học

Kỹ thuật và công nghệ; đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới. Các mục tiêu cụ thể:

- Đẹn năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá ttị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và trên 20%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ tăng trung bình 15 - 17%/năm.

- Số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước tăng trung bình 15 - 20%/năm. số lượng sáng chế đăng kí bảo hộ giai đoạn 2011 - 2015 tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó đặc biệt tăng nhanh số lượng sáng chế được tạo ra từ các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.

- Phấn đấu tăng tổng đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% GDP vào năm 2020. Bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm.

- Đến năm 2015, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 9-10 người trên một vạn dân; đào tạo và sát hạch theo chuẩn quốc tế 5.000 kĩ sư đủ năng lực tham gia Quản lý, đỉều hành dây chuyền sản xuất công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của đất nước.

- Quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động khoa học và công nghệ;

- Quy định cách thức thành lập, đăng kí hoạt động, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức khoa học và công nghệ; quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ;

- Quy định về tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ứng dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ;

- Quy định về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính ttong hoạt động khoa học và công nghệ;

- Các quy định Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

>> Xem thêm: Những phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý hiện nay

Bộ khoa học và công nghệ là cơ quan có trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện pháp luật về khoa học và công nghệ. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ và các cơ quan Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ khác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, duy trì thanh tta, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động khoa học và công nghệ thực hiện đúng pháp luật.

3. Luật khoa học công nghệ 2013

- Phạm vi điều chỉnh: luật khoa học công nghê 2013 quy định về tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

- Đối tượng áp dụng : tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

- Nhiệm vụ của hoạt động khoa học và công nghệ

+ Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hoá, khoa học của thế giới.

+ Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; kịp thời dự báo, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai.

+ Tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

4. Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ

Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ:

>> Xem thêm: Chính sách khoa học công nghệ là gì ? Nội dung chính sách khoa học, công nghệ trong hiến pháp ?

- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ.

- Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ vì sự phát triển của đất nước.

- Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

- Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

5.Các hành vi bị cấm trong khoa học và công nghệ

Các hành vi bị cấm

- Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.

- Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

- Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề