Lưu lượng riêng của bơm thể tích là gì

So sánh bơm ly tâm và bơm thể tích đem đến một cái nhìn trực quan và định nghĩa lại kiến thức của chúng ta về hai dòng bơm thông dụng nhất trên thị trường ngành bơm.

Bài viết là những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình cung ứng và trải nghiệm của Thiết bị bơm, nhằm cung cấp cho các bạn một bảng so sánh bơm ly tâm và bơm thể tích một cách đầy đủ nhất. Cùng xem nhé!

Có hai dòng máy bơm phổ biến và được sử dụng nhiều hiện nay là: Bơm thể tích và bơm ly tâm. Cả hai đều có công dụng và lĩnh vực ứng dụng rất đa dạng. Điều quan trọng đối với người sử dụng là xác định khi nào nên chọn loại máy bơm nào cho nhu cầu hiện tại, điều này cuối cùng phụ thuộc vào nguyên lý hoạt động của chúng và từng ứng dụng cụ thể.

Máy bơm thể tích được đặc trưng bởi hoạt động di chuyển chất lỏng bằng cách giữ một thể tích chất lỏng cố định trong một khoang chứa, sau đó ép chất lỏng trong đó vào phía ngõ xả.

Một máy bơm ly tâm dựa vào động năng của động cơ, truyền năng lượng đó sang chất lỏng bằng lực ly tâm của bánh công tác quay tròn; khi cánh bơm quay, nó hút chất lỏng và làm tăng vận tốc di chuyển chất lỏng đến ngõ xả.

Dưới đây là bảng so sánh bơm ly tâm và bơm thể tích, từng yếu tố cụ thể sẽ làm nổi bật sự khác biệt về hiệu suất chính giữa hai dòng bơm này:

Yếu tố Bơm ly tâm Bơm thể tích
Nguyên lý vận hành cơ học Cánh quạt truyền vận tốc từ động cơ sang chất lỏng giúp chuyển chất lỏng đến ngõ xả [tạo ra dòng chảy bằng cách tạo áp suất]. Hút một lượng chất lỏng hạn chế và cố định và sau đó đẩy chất lỏng từ ngõ hút đến ngõ xả [tạo ra áp suất bằng cách tạo ra dòng chảy].
Mối liên hệ giữa dòng chảy và áp suất Tốc độ dòng chảy thay đổi khi áp suất thay đổi. Tốc độ dòng chảy không đổi khi áp suất thay đổi.
Độ nhớt Tốc độ dòng chảy giảm nhanh khi độ nhớt tăng lên, do tổn thất ma sát bên trong máy bơm. Thường tối đa là 500cst đối với đa số nhà sản xuất bơm Do các khe hở bên trong, độ nhớt cao được xử lý dễ dàng và tốc độ dòng chảy tăng khi độ nhớt tăng. Có thể bơm với chất lỏng có độ nhớt lên tới 1,000,000cst
Hiệu suất Hiệu suất đạt đỉnh tại một áp suất cụ thể; nếu xảy ra tổn thất áp trên đường ống sẽ làm giảm hiệu quả một cách đáng kể.Không hoạt động tốt khi chạy ra giữa đường cong; có thể gây hư hỏng và xâm thực cánh bơm Hiệu suất ít bị ảnh hưởng bởi áp lực, nhưng nếu bất cứ tắc ngẽn trên đường ống, sẽ có xu hướng làm áp suất tăng.Có thể chạy ở bất kỳ điểm nào trên đường cong mà không bị hỏng hoặc giảm hiệu suất bơm.
Cột áp hút Các thiết kế tiêu chuẩn không thể tạo lực hút cho máy bơm.Tuy nhiên với thiết kế tự mồi và sử dụng  van một chiều trên đường ống hút thì có thể tạo lực hút cho máy bơm Với thiết kế tạo chân không ở phía đầu vào, làm cho máy bơm thể tích có khả năng tạo lực hút dương với tất cả thiết kế tiêu chuẩn mà không cần thêm phụ kiện.
Cắt [xé] lưu chất Động cơ truyền động với tốc độ cao dẫn đến cắt [xé] tính chất của chất lỏng. Không tốt cho các ứng dụng có chất lỏng nhạy cảm với cắt [xé] Vận tốc bên trong máy bơm thấp, giúp có ít lực cắt tác dụng cho chất lỏng bơm.Rất phù hợp cho các chất lỏng nhạy cảm với cắt [xé].

Để trực quan hơn, chúng ta so sánh hiệu suất giữa hai dòng bơm theo nguyên lý làm việc, hãy xem các đường cong hiệu suất dưới đây để biết được hiệu suất của cả bơm ly tâm và bơm thể tích bị ảnh hưởng như thế nào bởi các yếu tố khác nhau nhé:

Máy bơm ly tâm là loại máy bơm phổ biến nhất để bơm chuyển chất lỏng có độ nhớt thấp với yêu cầu tốc độ dòng chảy cao, lắp đặt áp suất thấp, điều này làm cho bơm ly tâm rất lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu máy bơm xử lý khối lượng lớn.

Thiết kế bơm ly tâm thường gắn liền với ứng dụng bơm nước [nước sạch hoặc nước thải], nhưng cũng là một giải pháp phổ biến để xử lý nhiên liệu loãng và hóa chất:

  • Cấp thoát nước
  • Chuyển nước biển
  • Tuần hoàn nước cooling tower/ Chiller
  • Điều hòa nhiệt độ HVAC
  • Bơm cấp nước cho nồi hơi
  • Truyền nhiên liệu nhẹ [Dầu nóng]
  • Hóa dầu
  • Phòng cháy chữa cháy
  • Thủy lợi

Trong khi nói chung máy bơm ly tâm được sử dụng với chất lỏng sạch, không có hạt rắn hoặc nếu chọn đúng cánh bơm, dạng cánh quạt xoáy [Vortex] thì vẫn có thể bơm chất lỏng có lẫn một số chất rắn để xử lý.

                                           Khi nào sử dụng bơm ly tâm?

Máy bơm ly tâm nhờ thiết kế đơn giản với ít bộ phận chuyển động, dẫn đến yêu cầu về chi phí bảo trì thấp. Điều này làm cho máy bơm ly tâm phù hợp với các ứng dụng cần bơm sử dụng thường xuyên hoặc thậm chí chạy liên tục 24/7.

Sự đơn giản của cấu trúc cũng làm cho máy bơm ly tâm dễ dàng sản xuất bằng nhiều vật liệu khác nhau bao gồm nhựa và gang cho các nhiệm vụ nhẹ hơn, đồng và thép không gỉ cho các ứng dụng ăn mòn hoặc yêu cầu cao về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do đó máy bơm ly tâm thích hợp để sử dụng với nhiều loại chất lỏng khác nhau.

Với cùng một điểm làm việc, thiết kế máy bơm ly tâm cũng rất nhỏ gọn so với các loại máy bơm, làm cho chúng trở thành một lựa chọn tối ưu khi chủ đầu tư cần tiết kiệm không gian.

Máy bơm thể tích thường được chọn để xử lý chất lỏng có độ nhớt cao ở áp suất cao và lưu lượng tương đối thấp vì hiệu quả của chúng không bị ảnh hưởng bởi áp suất.

Trong khi máy bơm ly tâm là loại máy bơm phổ biến nhất được lắp đặt do tính đơn giản trong thiết kế thì máy bơm thể tích là một giải pháp có thể xử lý các yêu cầu và điều kiện sử dụng khó khăn hơn mà máy bơm ly tâm có thể bị hỏng; đó là nhờ vào khả năng chạy ở bất kỳ điểm nào trên đường cong của chúng.

Khi nào sử dụng bơm thể tích?

Có hai loại máy bơm thể tích: quay tròn và chuyển động qua lại [tịnh tiến]. Với cùng một nguyên lý làm việc, tất cả các loại máy bơm thể tích đều có các đặc điểm thiết kế và lợi ích riêng.

Máy bơm thể tích dạng quay tròn- hoạt động thông qua chuyển động quay của rotor bơm:

  • Bơm trục vít PCP
  • Máy bơm cánh gạt
  • Máy bơm trục vít 2 trục, 3 trục
  • Bơm nhu động
  • Máy bơm bánh răng
  • Máy bơm cánh khế

Bơm thể tích dạng hoạt động thông qua chuyển động tịnh tiến qua lại liên tục.

Nói chung, máy bơm thể tích được thiết kế để chuyển các chất lỏng có độ nhớt cao như dầu đặc, bùn thải và bột nhão. Nhờ có khe hở bên trong, một số loại như máy bơm trục vít và máy bơm nhu động, cũng rất phù hợp trong các ứng dụng xử lý môi trường chứa hàm lượng chất rắn cao: bao gồm khử nước ngầm và dầu thải.

Mặt khác, máy bơm bánh răng và cánh gạt rất lý tưởng để bơm chất lỏng tương đối sạch như nhiên liệu và dầu bôi trơn.

Là loại máy bơm tốc độ thấp hơn so với máy bơm ly tâm, máy bơm thể tích dạng quay với các buồng bơm lớn hơn như máy bơm trục vít, máy bơm cánh khế và máy bơm nhu động thường là máy bơm cung cấp dòng chảy êm ái, không cắt [xé] lưu chất bơm. Điều này cho phép bơm được các sản phẩm nhạy cảm với lực cắt; cần giữ nguyên cấu trúc của chất lỏng chẳng hạn như các lưu chất chứa thạch và chất kết dính không thể mất độ dính và gel cần giữ được đặc tính giống như bình thường.

Máy bơm thể tích có thể xử lý các thay đổi về áp suất, lưu lượng và độ nhớt mà vẫn hiệu quả, không giống như máy bơm ly tâm không hoạt động tốt ở giữa đường cong của chúng. Vì tốc độ dòng chảy của chúng không đổi [tỷ lệ với tốc độ hoạt động], nhịp nhàng và thấp bất chấp sự thay đổi áp suất, các máy bơm thể tích như máy bơm nhu động, bơm piston và bơm màng là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng định lượng vì nó cho ra phép đo chính xác.

Qua nội dung bài viết này, chúng ta biết được có một số quy trình phù hợp với máy bơm ly tâm và những quy trình khác phù hợp với máy bơm thể tích. Điều quan trọng cần lưu ý là các điều kiện ứng dụng sẽ quyết định dòng bơm nào phù hợp cho cái này hơn cái kia.

Tank.vn chuyên tư vấn đưa ra các giải pháp xử lý lưu chất trong công nghiệp. Các bạn cần tư vấn hay chọn bơm phù hợp với yêu cầu, đừng ngần ngại – hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và báo giá tốt nhất nhé!

Sưu tầm và biên soạn: //tank.vn/

Video liên quan

Chủ Đề