Made in khác made by thế nào

Trong tiếng anh rất dễ nhầm lẫn giữa 2 cụm “Made from” và “Made of” kể cả với những người nắm khá chắc ngữ pháp tiếng anh. Vậy, hãy cùng Ad tìm hiểu sự khác nhau giữa chúng nhé!

* Ví dụ với “Made of”:

– This shirt is made of cotton.
– This house is made of bricks.
– The keyboard I use on my computer is made of plastic.

* Ví dụ với “made from”:

– Paper is made from trees.
– Wine is made from grapes.
– This cake is made from all natural ingredients.
–> Vậy nếu chúng ta nhìn vào các ví dụ trong nhóm đầu sẽ thấy là chúng có chung một dạng.
The cotton – vải trong ví dụ về chiếc áo sơ mi thì khi thành chiếc áo vẫn là vải – still is cotton. Nó không thay đổi dạng thức hay trở thành một chất liệu khác.
Cũng tương tự, the brick – viên gạch – trong ví dụ Ngôi nhà làm bằng gạch, cũng không thay đổi và vẫn là gạch. Và nhựa làm bàn phím máy tính cũng vẫn là nhựa -plastic.
Vì thế chúng ta nói:
– This shirt is made of cotton.
– This house is made of bricks.
– The keyboard I use on my computer is made of plastic.
+ Còn trong trường hợp các ví dụ ở nhómsau, cây – trees – trong ví dụ The paper is made from trees thì khi đó cây cối- trees không còn là cây nữa, mà đã trở thành giấy.
+ Nếu chúng ta nói Wine is made from grapes – trái nho – thì những quả nho đãkhông còn là nho khi được làm thành rượu vang, tức nó đã chuyển từ một thứ này sang thành một chất khác, mà trong trường hợp này là từ nho thành rượu vang.
+ Tương tự bột – flour và trứng – eggs với đường – sugar – đã làm thành bánh ngọt trong ví dụ: This cake is made from all natural ingredients.

* Tóm lại quy tắc chung là:

– Nếu một chất liệu nào đó vẫn giữ nguyên dạng thức của nó thì chúng ta dùng made of.
– Nhưng nếu dạng thức của chất liệu đó thay đổi trong quá trình làm ra hay chế biến, chúng ta dùngmade from.

Trung Tâm Tiếng Anh NewSky, chúc các bạn học tiếng Anh thật tốt!

CẦN TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH?

Họ & tên *

Điện thoại *

Nội dung liên hệ

Phóng to
[minh họa: Khều]
Khi toàn cầu hóa trở thành câu chuyện được nhiều người bàn đến, thì chuyện xây dựng thương hiệu quốc gia lại càng phải được xem xét bằng cặp mắt toàn cầu và dưới nhiều góc độ.

Ở một góc độ nào đó, thương hiệu quốc gia sẽ không chỉ là “những gì được làm tại Việt Nam”, mà còn là “những gì người Việt đang làm ra cho thế giới rộng lớn này”. Nói một cách khác, “made by Vietnam” [tạo ra bởi người Việt] đang dần thay thế “made in Vietnam” [làm tại Việt Nam] và buộc chúng ta phải có những ứng xử phù hợp theo mô hình đánh giá thương hiệu quốc gia ở góc độ này.

Khi mà ranh giới địa lý ngày càng mờ đi trên bản đồ kinh doanh toàn cầu, thì dấu ấn của thương hiệu, những giá trị được định vị trong tâm trí của mỗi người về một quốc gia lại càng trở nên quan trọng hơn.

Chính vì thế, chẳng có mấy bạn trẻ chỉ ra được vị trí của Hàn Quốc trên tấm bản đồ treo giữa lớp học, nhưng họ vẫn thuộc lòng hàng loạt bài hát của Bi Rain, có thể nói về sản phẩm mới nhất của Samsung, có thể trang điểm như Kim Nam Joo hay bàn chuyện nấu ăn như... Dae Jang Kum để từ đó, trong đầu họ có hình ảnh về mảnh đất này như một biểu tượng của văn hóa, của công nghệ và của những giá trị cổ xưa.

Nhưng cũng chính vì thế, khi những chủ lao động người Hàn đối xử thiếu tôn trọng với công nhân Việt Nam hay khi một số đàn ông Hàn Quốc đang chọn vợ tại Việt Nam theo cái cách mà báo chí đưa ra gần đây thì hình ảnh của đất nước này cũng sẽ bị một vết trầy.

Thương hiệu quốc gia là gì, nếu không phải là hệ quả của những gì mà quốc gia ấy đã, đang và sẽ làm đồng thời truyền thông tốt những điều đó cho thế giới.

Thương hiệu quốc gia bắt đầu từ những câu hỏi rất nhỏ: Tôi là gì trong tổ chức của tôi, tổ chức của tôi là gì trong ngành của tôi, ngành của tôi là gì trong đất nước của tôi, trên thế giới... và tăng dần về cấp độ, để tiến đến một cái đích cao hơn: “Đất nước tôi nên là gì của thế giới?” như hồi năm ngoái, “cha đẻ” marketing hiện đại của thế giới Philip Kotler đã từng làm dấy lên một cuộc tranh luận: “Việt Nam có nên trở thành bếp ăn của thế giới hay không?”.

Thương hiệu quốc gia là gì, nếu không phải là tổng hợp của mọi thứ mà người ta có thể thực hiện được một cách tốt nhất, chuyên biệt nhất và đóng góp nhiều nhất cho thế giới. Và những tế bào làm nên một cơ thể thương hiệu quốc gia vững mạnh, sẽ được hiểu là không chỉ gồm người dân trong nước mà còn là tất cả những con dân của quốc gia ấy đang sống trên toàn thế giới.

Chẳng hạn như những chiếc điện thoại Nokia ngày nay được sản xuất từ bất cứ nơi nào trên toàn thế giới, nhưng ai cũng biết đó là đại diện của Phần Lan. Những cửa hàng sang trọng nhất của Tokyo không hề bán bất cứ chiếc máy ảnh Canon, Nikon nào được sản xuất tại Nhật, vì nó đã được gia công ở nhiều quốc gia khác. Nhưng Canon và Nikon vẫn được nhắc đến như niềm tự hào của những người con Thái Dương thần nữ.

Và khi mà người Việt tại Malaysia lên bục cao nhất của giải thưởng nhà hàng châu Á xuất sắc nhất Malaysia, thì tiếng trầm trồ lại hướng về mảnh đất hình chữ S. Như thế, chúng ta không chỉ nói về “made in Vietnam” mà còn là “made by Vietnam”.

Thương hiệu quốc gia là gì, nếu không phải là uy tín của chính quyền các cấp, uy tín của những thương hiệu và sản phẩm do người Việt tạo ra từ bất kỳ điểm nào trên thế giới. Những điểm này sẽ định hình tính cách của quốc gia đó, sức mạnh cốt lõi của quốc gia đó. Làm sao để một ngày nào đó, về cơ bản, tất cả những gì người Việt làm ra sẽ được thế giới mặc định xem là tốt; những gì người Việt nói sẽ được thế giới mặc định nghĩ là đúng...

“Made by Vietnam”, một khía cạnh quan trọng trong định vị thương hiệu quốc gia, chính là một xu thế mới trong một bối cảnh mới, khi mà Việt Nam đã thực sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và trở thành một mắt xích không thể thiếu được trong quy trình vận hành của thế giới.

Những đôi giày Nike ngày nay phần lớn được dán nhãn “made in Vietnam”, “made in China”... nhưng lại là “made by Nike”, “made by USA”. Bởi người sáng tạo ra nó và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm này chính là người Mỹ. Còn Việt Nam hay Trung Quốc... cũng sẽ có thương hiệu trong quá trình này, nhưng chỉ là “thương hiệu gia công”.

Kiến tạo hay tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, đó cũng là một sự lựa chọn đầy thách thức và thú vị với mỗi người dân, mỗi trường học, mỗi doanh nghiệp hay mỗi tỉnh thành, mỗi ngành nghề, lĩnh vực... ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhưng cho dù là kiến tạo hay tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thì trong xu thế hiện nay, việc định vị thương hiệu quốc gia, không thể chỉ dựa vào “made in Vietnam”, mà còn phải đặc biệt quan tâm tới “made by Vietnam”.

Theo GIẢN TƯ TRUNG - Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Động từ “made” có rất nhiều giới từ đi kèm, mỗi cụm từ được hình thành sẽ có ý nghĩa khác nhau và cách sử dụng khác nhau.
Bài học hôm nay, jes.edu.vn sẽ giới thiệu với các bạn cách Phân biệt “made by”, “made for”, “made from”, “made of”, “made out of”, “made with”, “made in” nhé. Cùng theo dõi bài học nào!
Xem thêm:

Ý nghĩa: được tạo ra bởi ai, đơn vị nào đó 
Ví dụ:

  • We have reached the point where many items can only be made by robots.
  • History has disappointingly few examples of weapons made by governments and never used.

Ý nghĩa: làm cho ai
Ví dụ:

  • This cake was made for you. [Bánh này được làm cho bạn]
  • He says his hand is just made for a baby’s seat. [Anh ấy nói rằng bàn tay của anh ấy được làm ra để làm chỗ ngồi của em bé]

Ý nghĩa: được làm hay chế biến từ vật liệu/ nguyên liệu gì.
Chú ý: Khi chế biến, nguyên liệu sẽ bị biến đổi khỏi trạng thái vật chất ban đầu
Ví dụ:

  • Porcelain made from clay. [Sứ làm từ đất sét]
  • Glass made from sand. [Thủy tinh làm từ cát]

Ý nghĩa: được làm hay chế biến làm từ nguyên/ vật liệu gì
Chú ý: Khi chế biến, nguyên liệu KHÔNG bị biến đổi khỏi trạng thái vật chất ban đầu
Ví dụ:

  • Nina returned with a dress made of dark purple velvet and satin. [Nina trở lại với cái váy làm từ nhung và satin màu tím đậm]- vật chất là nhung và satin không bị thay đổi thành vật chất khác
  • One of these wreaths is made of flowers plucked from your garden. [Một trong những vòng hoa này được làm từ những bông hoa hái trong vườn nhà bạn]

Ý nghĩa: được làm bằng gì.
Chú ý: Tập trung vào các nguyên vật liệu trong suốt quá trình làm ra thành phẩm
Ví dụ:

  • Pancake are made out of flour, eggs, and sugar. [Bánh kếp được làm từ bột mì, trứng và đường]
  • The desk is made out of wooden planks, rivets and water pain. [Bàn làm từ ván gỗ, đinh tán và sơn nước]

Ý nghĩa: được làm với
Chú ý: chỉ đề câp đến 1 nguyên vật liệu trong số nhiều nguyên vật liệu làm ra vật đó

Ví dụ:

  • Afterwards she brought a freshly roasted chicken, preserves made with honey. [Sau đó, cô ấy mang đến một con gà mới nướng, bảo quản bằng mật ong]
  • Local favorites include the thin-fried pork chops and ahi salsa, made with zesty chiles. [Các món yêu thích của địa phương bao gồm sườn heo và ahi salsa, được làm bằng ớt cay]

Ý nghĩa: làm/ sản xuất tại, năm sản xuất
Ví dụ:

  • Guests can enjoy an alcoholic beverage made in the restaurant bar. [Thực khách có thể tận hưởng đồ uống có cồn được làm tại quầy bar của nhà hàng,]
  • My shoes are made in Vietnam. [Đôi giày của tôi được sản xuất tại Việt Nam]
Bạn hãy đọc kỹ bài học này để sử dụng giói từ đi kèm với “made” một cách hợp lý trong câu nhé. Hãy để lại bình luận nếu như bạn còn thắc mắc về vấn đề nào đó. Chúc bạn học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề