Mẫu Phiếu yêu cầu nghiệm thu công việc xây dựng mới nhất

Biên bản yêu cầu nghiệm thu  Phiếu yêu cầu nghiệm thu mới nhất

Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu là gì? Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu để làm gì? Mẫu biên bản nghiệm thu- phiếu nghiệm thu 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Những quy định của pháp luật về nghiệm thu và yêu cầu nghiệm thu

Tải văn bản tại đây

Mỗi một dự án khi được hoàn tất thì các cá nhân, doanh nghiệp cần thực hiện mẫu biên bản nghiêm thu để tiến hành đánh giá chất lượng, mức độ hoàn thành cũng như khối lượng công việc cần sửa chữa. Bên cạnh biên bản nghiệm thu, còn có biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu và hướng dẫn soạn thảo

1. Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu là gì?

Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu là văn bản do nhà thầu thi công xây dựng phải gửi thông báo nghiệm thu công việc xây dựng cho người giám sát thi công xây dựng trước khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng.

2. Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu để làm gì?

Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu là mẫu biên bản được lập ra để yêu cầu về việc nghiệm thu. Mẫu nêu rõ nội dung yêu cầu nghiệm thu, thời gian địa điểm lập biên bản

3. Mẫu biên bản nghiệm thu- phiếu nghiệm thu

Số

PHIẾU YÊU CẦU NGHIỆM THU

Kính gửi: [1]

Công trình: [2]

Hạng mục: [3]

Địa điểm: [4]

Về việc:

Nội dung nghiệm thu:[5]

THỜI GIAN NGHIỆM THU [6]

Bắt đầu:  ngày tháng Năm 200

Kết thúc:  ngày tháng Năm 200

Tại:

Người nhận:[7]

Kýtên:

Ngày:

Người gửi:.

Kýtên:

Ngày:

4. Hướng dẫn soạn thảo

[1]: Điền nơi tiếp nhận đơn

[2]: Điền tên công trình

[3]: Điền hạng mục công trình

[4]: Điền địa điểm công trình

[5]: Điền nội dung nghiệm thu

[6]: Điền thời gian nghiệm thu

[7]: Điền tên người nhận, người gửi và ký gửi

5. Những quy định của pháp luật về nghiệm thu và yêu cầu nghiệm thu

Nội dung chính của phiếu yêu cầu nghiệm thu.

Nghị định 46/2015/NĐ-CP không quy định mẫu Phiếu yêu cầu nghiệm thu cụ thể. Nhà thầu thi công có thể tự lập Phiếu yêu cầu với các nội dung chính sau:

Đối tượng nghiệm thu,

Thời gian, địa điểm nghiệm thu,

Danh mục các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu,

Ngoài những nội dung chính trên thì phiếu yêu cầu cũng cần thể hiện đầy đủ các thông tin như: Tên công ty, niên hiệu, tên phiếu, số phiếu

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng không quy định bắt buộc phải lập phiếu yêu cầu nghiệm thu trước khi nghiệm thu công việc xây dựng. Tuy nhiên, nhà thầu thi công xây dựng phải gửi thông báo nghiệm thu công việc xây dựng cho người giám sát thi công xây dựng trước khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng.

Phiếu yêu cầu nghiệm thu với mục đích là thông báo tới bên giám sát thi công xây dựng [cụ thể ở đây là CĐT và TVGS] thời gian, địa điểm, đối tượng nghiệm thu để bên giám sát thi công xây dựng bố trí phân công cán bộ chuyên trách tham gia công tác nghiệm thu theo đúng phiếu yêu cầu của nhà thầu thi công đã gửi.

Chủ thể yêu cầu nghiệm thu:

Trong thực tế có nhiều mẫu phiếu yêu khác nhau, có mẫu chỉ có nhà thầu ký, có mẫu yêu cầu ghi TVGS ký nhận khi nhận được phiếu yêu cầu. Hiện tại trongphần mềm nghiệm thu việc tùy chỉnh hoặc xóa bớt nội dung cho phù hợp với từng dự án, từng công trình khác nhau là khá đơn giản, người sử dụng có thể tùy biến biểu mẫu của phần mềm sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Về nguyên tắc Phiếu yêu cầu nghiệm thu là do người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu thi công xây dựng ký. Tuy nhiên, nếu Nhà thầu thi công tổ chức hệ thống quản lý chất lượng thì người ký phiếu yêu cầu nghiệm thu là Chỉ huy trưởng công trưởng hoặc Đội trưởng [Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình] trong trường hợp công trường nhỏ không có chỉ huy trưởng]

Quy định nghiệm thu công trình xây dựng

Quy trình nghiệm thu công trìnhlàkiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.

Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

Việc nghiệm thu công trình rất quan trọng trong từng giai đoạn thực hiện công việc xây dựng công trình, quyết định đến việc công trình có được đưa vào sử dụng, khai thác hay không. Cùng với đó là xác định trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng tiến hành xây dựng công trình theo quy định của pháp luật

Những lưu ý khi tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng

Để có biên bản nghiệm thu chặt chẽ, ngoài việc làm đúng giấy phép xây dựng đượcphê duyệt, trong lúc thực hiện, thường có nhật ký thi công để theo dõi tiến độ và chất lượng công trình..

bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:

+ Tên công việc được nghiệm thu;

+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

+ Kết luận nghiệm thu [chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có];

+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

+ Phụ lục kèm theo [nếu có].

Việc nghiệm thu công việc xây dựng phải dựa trên những căn cứ được quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2015/NĐ-CP như sau:

Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công.

Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.

Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng.

Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

Tham khảo mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  Tự do  Hạnh phúc

Hà Nội, ngày  tháng  năm 20

BIÊN BẢN SỐ:/CTVK/PM/NT-CVXD

NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

Dự án:Đầu tư xây dựng A

Công trình: Công trình B

Gói thầu:Thi công xây dựng hoàn thiện phần thô, giao thông và hàng rào bảo vệ công trình B

Hạng mục:Thi công đúc cọc đại trà

Địa điểm xây dựng:

1. Đối tượng nghiệm thu:

Các bạn ghi rõ đối tượng các bên tham gianghiệm thulà gì vật liệu,công việc xây dựng,

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

3. Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng A

Ông:      Chức vụ:

Ông:    Chức vụ:

Đại diện tư vấn giám sát: Công ty 2

Ông: .    Chức vụ: ..

Ông:      Chức vụ:

Đại diện nhà thầu thi công:

Ông: ..      Chức vụ: .

Ông: .       Chức vụ: ..

Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: . ngày . tháng . năm ..

Kết thúc: . ngày . tháng . năm ..

Tại công trình

4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

Phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu số: . /CTVK/PM/YC-CVXD

Hồ sơ thầu và Hợp đồng thi công XD số: .

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chập thuận liên quan đến đối tượng ngiệm thu:

+ Số hiệu bản vẽ từ:

Hồ sơ xuất sứ, chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, kết quả thí nghiệm vật liệu có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

Nhật ký thi công xây dựng công trình và cácbiên bảnkhác có liên quan đến đối tượngnghiệm thuđã được xác nhận giữa các bên;

Biện pháp thi công đã được phê duyệt.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng:

+ TCVN 5308  1991: Quy trình kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng.

+ TCVN 4055  2012: Tổ chức thi công.

+ TCVN 5637  1991: Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng.

+ TCVN 1651  1  2008: Thép cốt bê tông, phần I [ thép thanh tròn trơn].

+ TCVN 1651  2  2008: Thép cốt bê tông, phần II [ thép thanh vằn].

+ TCVN 9398  2012: Công tác trắc địa trong công trình xây dựng.

+ TCVN 4453  1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối  Quy phạm thi công và nghiệm thu.

+ Các tiêu chuẩn khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

Biên bản nghiệm thu nội bộcủa nhà thầu số: . /CTVK/PM/NB-CVXD

Chất lượng công việc xây dựng:

+ Đối chiếu với thiết kế:  Đạt yêu cầu thiết kế.

+ Đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng:  Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn

+ Đối chiếu với phụ lụcnghiệm thu: Số . /PLBBNT

Ý kiến khác:.

Kết luận:..

Các thành phần tham gia nghiệm thu:

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THI CÔNG

Video liên quan

Chủ Đề