Công việc của nhà văn là gì

Câu hỏi và hướng dẫn giải Nhận biết

Công việc của nhà văn là phải phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức. [Thạch Lam]

Từ ý kiến của Thạch Lam, em hãy làm sáng tỏ bằng tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
        A.                                   B.                                   C.                                   D.

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài

a. Giải thích câu nói

- Sứ mệnh của nhà văn là đi tìm và phát hiện cái đẹp cái khuất lấp ở những nơi tưởng như không thể tồn tại cái đẹp để giúp người đọc có cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, con người và thưởng thức tác phẩm một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất.

- Thí sinh cần xác định được thế nào là cái đẹp tiềm ẩn và thế nào là nơi không ai ngờ tới.

+ Cái đẹp tiềm ẩn là cái đẹp kín đáo, che lấp, ẩn đằng sau vẻ bề ngoài xù xì, gai góc, thô kệch, tầm thường Đó thường là vẻ đẹp của nhân cách, của tình người, khát vọng, sức sống, tài năng

+ Nơi không ai ngờ tới chính là hoàn cảnh, là môi trường không phù hợp, thuận lợi cho cái đẹp.

b. Bình luận

Ý kiến của Thạch Lam rất xác đáng :

- Một trong những chức năng của văn học là chức năng thẩm mỹ vì vậy đi tìm và phát hiện cái đẹp chính là công việc, là sứ mệnh của nhà văn.

- Cái đẹp hiện rõ giữa cuộc đời thì ai cũng có thể cảm nhận được nên không nhất thiết phải cần đến vai trò của nhà văn.

- Nhà văn phải là người không ngừng tìm tòi, phát hiện để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện và đóng góp cho văn học những giá trị mới nên họ cần phải đi tìm, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở những đối tượng, ở nơi tưởng chừng như không thể tồn tại cái đẹp.

- Công việc ấy của nhà văn giúp người đọc thêm tin tưởng, có cái nhìn tinh tế nhạy cảm với cuộc sống, con người và thấy bất ngờ, thú vị khi thưởng thức tác phẩm, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống.

- Muốn làm tốt công việc ấy nhà văn cần phải gắn bó với cuộc sống, con người, có cái nhìn sâu sắc, tinh tế và có tài trong việc thể hiện cái đẹp tiềm ẩn.

c. Chứng minh qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

* Vẻ đẹp thiên nhiên Sa pa.

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa thiên nhiên hiện lên thật đẹp.

- Đọc truyện ta không thấy một thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn vốn có của Sa Pa mà ngược lại thiên nhiên nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc khiến người đọc không khỏi bâng khuâng, xao xuyến.

- Hơn thế, ta càng ngỡ ngàng trước bầu trời xanh bao la với những đám mây có vẻ đẹp kì lạ mây bị nặng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Điều ấy đã làm cho không gian nơi đây trở nên mờ ảo như chốn thần tiên.

- Nắng ở Sapa cũng thật đẹp nắng đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn. Đặc biệt, nắng còn mạ bạc cả một con đèo, một vẻ đẹp vừa trong sáng, tinh khôi vừa lung linh, huyền ảo.

- Không chỉ vậy, Sapa còn được tô điểm bởi các loại cây. Thật bất ngờ khi nhìn thấy những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa lên trên màu xanh của rừng. Rồi hình ảnh của những cây thông rung tít trong nắng càng tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của Sapa.

=> Có thể nói, bằng ngòi bút tài hoa của mình, tác giả đã cho chúng ta chiêm ngưỡng những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên Sapa với những nét độc đáo riêng biệt: sống động mà giàu chất thơ.

* Hình ảnh anh thanh niên.

v Hoàn cảnh sống đặc biệt

anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây mù, tuyết phủ. Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất.

=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thanh niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.

v Phẩm chất

[1] Là người suy nghĩ đứng đắn

- Về công việc

+ Anh yêu, say mê công việc đến mức dù đã sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m nhưng anh vẫn ước được làm trên đỉnh Phan-xi- phăn cao hơn 3000m. Bởi anh nghĩ: làm công tác khí tượng thì ở trên cao như vậy điều kiện làm việc mới là lý tưởng.

+ Anh quan niệm công là một người bạn đồng hành khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.

+ Bên cạnh đó, anh hiểu sâu sắc ý nghĩa công việc của mình, tuy gian khổ nhưng thiếu nó anh sẽ chết mất vì công việc là niềm vui, là lẽ sống của cuộc đời anh Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn chết mất.

+ Anh có một lý tưởng sống cao đẹp cho một mục đích chân chính đó là được lao động, được cống hiến hết mình cho đất nước. Anh luôn nghĩ Mình sinh ra là ai, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc.

- Về hạnh phúc

Anh có suy nghĩ rất đẹp về ý nghĩa cuộc sống, về hạnh phúc trong đời. Với anh, hạnh phúc giản đơn là sự đóng góp, là khi công việc của mình có ích cho đất nước.

- Về cuộc sống

Một mình trên đỉnh Yên Sơn vời vợi không một bóng người nhưng anh luôn thấy cuộc đời đẹp quá, chưa bao giờ thấy cô đơn, buồn tẻ. Vì ở Sa Pa này luôn có những người ngày đêm lo nghĩ cho đất nước. Ngoài ra, anh còn có một nguồn vui khác: niềm vui đọc sách.

[2] Là người có hành động đẹp

- Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao.

- Nhưng gian khổ nhất là vượt qua sự cô đơn quanh năm suốt tháng, một mình trên núi cao, luôn miệt mài say mê với công việc.

- Từ những công việc lặng lẽ, âm thầm đó anh đã đóng góp vào chiến thắng của quân dân miền Bắc.

[3] Người có phong cách sống đẹp.

- Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.

- Mặc dù rất thèm người, thèm được trò chuyện với mọi người nhưng anh vẫn đặt ra một quỹ thời gian cụ thể để tiếp khách bởi thói quen sống khoa học đã ăn sâu vào nếp nghĩ của anh.

- Mặt khác anh còn là người cởi mở, chân thành, quý trọng mọi người.

- Ngoài ra, anh còn là người thành thực, luôn khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.

- Anh còn là người rất khiêm tốn, luôn cảm thấy công việc và sự đóng góp của mình còn quá nhỏ bé. Vì vậy, khi ông họa sĩ đề nghị vẽ chân dung anh, thì anh đã từ chối và giới thiệu cho ông họa sĩ những người mà anh cho là xứng đáng hơn.

[4] Là người có nếp sống đẹp

- Anh biết sắp xếp cuộc sống một cách gọn gàng, ngăn nắp. Căn nhà của anh tuy nhỏ bé đơn sơ nhưng luôn sạch sẽ, gòn gàng khác hẳn với suy nghĩ của ông họa sĩ.

- Ngoài ra anh còn chủ động tìm đến những thú vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần: trồng cây, đọc sách, nuôi gà.

=> Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Đó là những con người lao động bình dị, lặng lẽ cống hiến cho đất nước.

* Nhân vật ông họa sĩ

- Là người có năng lực quan sát, trí tưởng tượng bay bổng. Qua cái nhìn của ông thiên nhiên Sa Pa hiện lên thật lung linh, huyền ảo. Điều đó thể hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết.

- Là người có tâm hồn nhạy cảm, xúc động mãnh liệt trước cái đẹp:

+ Ngay từ lần đầu gặp ông họa sĩ đã xúc động trước sự cởi mở, chân thành của anh thanh niên, ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên tặng hoa cô kĩ sư.

+ Khi anh thanh niên kể về công việc ông lại có cảm giác bối rối. Đó là cái bối rối của người đi tìm cái đẹp bỗng phát hiện ra cái đẹp ở ngay bên cạnh mình.

- Là người khát khao sáng tạo nghệ thuật, có một tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật:

+ Trước khi về hưu ông muốn lên Sa Pa để tìm cảm hứng nghệ thuật, vẫn theo đuổi mục đích đi tìm cái đẹp.

+ Cảm hứng nghệ thuật thôi thúc người nghệ sĩ sáng tác. Khi trò chuyện với anh thanh niên ông say sưa kí họa khuôn mặt anh. Tuy có chút mệt nhọc nhưng dường như ông thấy mình trẻ ra, bàn tay như có thần, khiến ông thêm yêu cuộc sống và khát khao sáng tạo.

- Là người có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ:

+ Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét anh chị cứ như con bướm. Trong câu nói đó, con bướm là một hình ảnh ẩn dụ đẹp về nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng.

=> Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống và con người.

* Nhân vật cô kĩ sư

- Đây là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm: một người con gái Hà Nội đã bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác.

- Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói, cô đã:

+ Cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp.

+ Từ đó cô nhận ra bấy lâu nay mình đã sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường mình đã chọn.

- Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác  bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp đã truyền sang cô.

=> Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ về cuộc sống mới.

* Những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ khác

- Đó là ông kĩ sư vườn rau.

- Đó là các anh cán bộ nghiên cứu sét.

=> Những con người ấy khiến anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá , đâu còn cô đọc buồn tẻ.

- Rút ra bài học nhận thức về sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của những người lao động.

3. Kết bài: Cảm nhận, đánh giá chung về tác phẩm.

Chú ý:

- Phần mở bài: cần đưa nhận định vào.

- Khi phân tích, thí sinh cần:

+ Giải thích nhận định trước khi đi phân tích.

+ Nhận diện và làm nổi bật được cái đẹp tiềm ẩn nơi tưởng như không thể có cái đẹp mà tác giả đã phát hiện, tìm kiếm trong tác phẩm.

+ Rút ra bài học về nhận thức, đánh giá cuộc sống, con người và thưởng thức mà tác phẩm đem lại.

+ Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn qua tác phẩm.

Video liên quan

Chủ Đề