Máy tạo oxy sử dụng như thế nào

Thở oxy là liệu pháp điều trị bệnh, thích hợp cho những bệnh nhân bị suy hô hấp, thiếu dưỡng khí, thiếu oxy. Sử dụng máy oxy sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, ngăn chặn bệnh phát triển cho bệnh nhân. Sử dụng như thế nào cho đúng cách là câu hỏi quan trọng cần tìm hiểu, do đó, trong bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn cách sử dụng máy tạo oxy đúng cách và hiệu quả ở nội dung sau đây.

Các bước cơ bản trong cách sử dụng máy tạo oxy thở

-   Chọn vị trí để máy tiện lợi cho việc duy chuyển sau này. Cách tường, đồ nội thất khoảng 15cm – 30cm, cách xa các nguồn nhiệt để tránh cháy nổ, cách xa nhà tắm. Duy trì nhiệt độ nơi để máy trong khoảng 10 – 37 độ C.

-   Cài đặt bộ đầu lọc với máy .

-   Nhấn nút nguồn để mở.

-   Theo dõi các trạng thái trên máy [ đèn hiệu, âm thanh “bíp”...]

-   Điều chỉnh lưu lượng oxy chảy ra theo yêu cầu.

-   Đặt ống nối vào mũi của bệnh nhân để bắt đầu điều trị oxy.

-   Tắt nguồn khi điều trị oxy kết thúc.

Cách sử dụng máy tạo oxy Philips EverFlo

Chi tiết hơn, chúng tôi giới thiệu đến bạn cách sử dụng dòng máy tạo oxy Philips EverFlo – dòng máy chất lượng cao

Bước 1: Chọn 1 vị trí cho phép thiết bị có thể kéo đi trong phòng mà không bị hạn chế.  Để thiết bị cách ít nhất 15 đến 30cm so với tường, đồ nội thất, màn cửa. Không đặt thiết bị gần bất kỳ nguồn nhiệt nào.

Bước 2: Làm theo 1 trong 2 bước sau đây:

  1. Nếu bạn không sử dụng bộ phận làm ẩm, kết nối ống thông mũi của bạn đến đầu ra oxy
  2. Nếu bạn sử dụng bộ phận làm ẩm, làm theo các bước sau:

- Mở nắp bộ lọc ở mặt sau của thiết bị

- Tháo ống nối ẩm từ phía sau nắp bộ lọc và lắp lại nắp bộ lọc.

- Đổ đầy bình làm ẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

- Gắn bình làm ẩm lên trên cùng của thiết bị EverFlo / EverFlo Q , phía bên trong của dây

- Đeo khóa dán theo hình

- Thắt chặt dây đeo khóa dán quanh chai để chai làm ẩm vững chắc tại chỗ.

- Gắn các ống nối ẩm [đã tháo ra từ nắp lọc] vào ngõ ra Oxy

- Gắn đầu kia của ống nối ẩm vào đầu trên của bình làm ẩm.

- Gắn ống thông vào chai làm ẩm theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất bình làm ẩm.

Bước 3: Nhấn công tắc nguồn để Mở, vị trí [I]. Ban đầu tất cả các đèn sẽ sáng và báo chỉ âm thâm tiếng bíp trong vài giây. Sau thời gian đó, chỉ có đèn led màu xanh sáng. Bạn có thể bắt đầu thở từ thiết bị ngay lập tức mặc dù thường mất 10 phút để đạt được độ oxy tinh khiết.

Bước 4: Điều chỉnh lưu lượng dòng oxy theo yêu cầu bằng cách xoay núm điều chỉnh trên đầu của ống thủy đo lưu lượng oxy cho đến khi bóng nằm ở dòng đánh dấu tốc độ dòng cụ thể.

Bước 5: Hãy chắc chắn rằng oxy chảy qua các ống nối.

Bước 6: Đặt ống nối theo chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc tại nhà.

Bước 7: Khi bạn không sử dụng máy tạo oxy, bấm công tắc nguồn để tắt, vị trí [O].

Xử lý khi gặp sự cố là một trong những cách sử dụng máy tạo oxy hiệu quả

Khi máy gặp sự cố, nếu bạn là một người không chuyên môn đừng cố tự sửa máy hoặc thay các vật tư không chính hãng. Hãy gọi đến trung tâm sửa chữa máy tạo oxy  hoặc nhà cung cấp vật tư máy tạo oxy để được cung cấp và sửa chữa đảm bảo độ bền cho máy.

Gợi ý đọc: Máy tạo oxy trong phòng

Mua máy tạo oxy chính hãng tin cậy

Mua máy tạo oxy chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp với nhu cầu người bệnh là yếu tố tiên quyết đến quá trình sử dụng sau này. Trên thị trường hiện nay sản phẩm máy tạo oxy có nhiều xuất xứ với các mức giá khá cạnh tranh, chúng ta không nên ham rẻ mà phải xem xét rõ nơi sản xuất, chính sách bảo hành, dịch vụ sửa chữa. Philips là thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới, trong lĩnh vực này, Philips khá nổi trội bởi uy tín và chất lượng của dòng sản phẩm máy tạo oxy Philips Respironics EverFlo hoặc các sản phẩm khác của Sysmed... Tham khảo chi tiết hơn

VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TẠO OXY TẠI NHÀ 

Ô nhiễm môi trường, khói bụi,....khiến các bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng. Vì vậy nhu cầu sử dụng máy tạo oxy chuyên dụng hỗ trợ đường thở ngày càng nhiều. Tuy nhiên để sử dụng máy hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, bạn cần phải hiểu rõ về máy tạo oxy? Nguyên lý, cấu tạo của máy và những lưu ý trong quá trình mua và sử dụng máy.
 

Máy tạo oxy là loại thiết bị có chức năng lấy không khí bên ngoài và loại bỏ đi khí nitơ ra khỏi nó, để lại một loại khí giàu oxy có nồng độ tinh khiết trên 90% để sử dụng cho những người cần oxy y tế do lượng oxy trong máu của họ thấp.

Máy tạo oxy là thiết bị cần thiết cho những người bị đột quỵ, nằm liệt giường, suy phổi, suy tim,... sử dụng bình oxy y tế thay cho phương thức thở oxy truyền thống.

Nguyên lý máy tạo oxy 

Nguyên tắc hoạt động của máy tạo oxy là hút không khí tự nhiên vào máy sau đó hấp thụ và loại bỏ khí nitơ ra khỏi không khí, giữ lại khí oxy cung cấp cho bệnh nhân qua một đường khác. Để hấp thụ khí nitơ người ta cần phải sử dụng đến các hạt Zeolite.

Không khí được hút qua bộ lọc sẽ được đưa vào máy nén khí ở áp suất khoảng 2-3 at. Sau khi không khí được làm mát  dưới dạng khí nén, nó sẽ đi qua hệ thống van 4 chiều, hệ thống van này lần lượt được đóng mở để đưa không khí nén qua dồn vào bình, đồng thời đẩy khí nitơ do hạt Zeolite giữ lại trong hai bộ sàng lọc ra ngoài và đẩy khí oxy mới vào bình tích áp chứa oxy.
 

Cơ chế hoạt động của máy tạo oxy


Chu trình thời gian đóng mở của hệ thống van được điều khiển tự động bằng mạch điện tử dựa trên tính toán về dung tích của bình, lưu lượng hay áp lực khí,...

Không khí sẽ được bơm vào bình với một áp thích hợp. Khí nitơ sẽ bị hạt Zeolite hấp thu, khi đạt được áp suất quy định, khí oxy sẽ được đẩy vào bình tích áp oxy làm áp suất trong bình chưa hạt Zeolite giảm đi. Khi giảm đến một áp suất nhất định, hệ thống van sẽ đóng đường nạp khí oxy và loại bỏ khí nitơ vừa hấp thu ra ngoài để tái tạo hóa chất.

Cứ như vậy, không khí nén sẽ được đưa qua hệ thống van và bình lọc, tạo ẩm để đưa oxy cho bệnh nhân sử dụng, một phần được trích lại ở sensor oxy để tiện theo dõi hàm lượng oxy, nếu lượng oxy thấp quá 60% sẽ được máy báo động để sửa chữa hoặc thay hạt lọc.

Cấu tạo của máy tạo oxy

Cấu tạo của máy tạo oxy bao gồm: thân máy, bình tạo ẩm và dây dẫn khí. Trong đó, thân máy tạo oxy thường bao gồm một máy nén, bộ lọc và các bảng mạch.

Máy tạo oxy có lượng oxy được tạo bởi một bộ lọc không khí, một bộ nhả khí liên tục và thường xuyên nên nguồn cung cấp oxy sẽ không bao giờ bị cạn kiệt.

Các loại máy tạo oxy

1. Máy tạo oxy cho y tế

Máy tạo oxy cho y tế là một trong những loại máy tạo oxy phổ biến nhất, bởi nó được chế tạo ra gần như đầu tiên khi con người thấy được vai trò của oxy đối với ngành y tế. 


Thở oxy là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với những người bị mắc bệnh suy tim, người không có khả năng tự thở, người mắc các hội chứng về đường hô hấp,... 

Do đó mà trong ngành y tế được trang bị rất nhiều máy tạo oxy, máy tạo oxy được sản xuất ra nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu sử dụng oxy của người bệnh.

Ưu điểm  

  • Dung tích chứa khí Oxy lớn nên nguồn cung cấp oxy sẽ không bao giờ bị cạn khí khi đang sử dụng
  • Độ ồn thấp
  • Thiết kế có bánh xe, quai xách giúp thuận lợi trong việc di chuyển máy
  • Màn hình LCD lớn, rõ ràng, dễ sử dụng
  • Khả năng tạo khí oxy có nồng độ tinh khiết cao trên 90%

2. Máy tạo oxy gia đình

Máy tạo oxy gia đình là loại máy chuyên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân gặp phải những vấn đề khó khăn về đường hô hấp.

Ưu điểm

  • Máy tạo khí oxy gia đình được thiết kế nhỏ gọn cùng 4 bánh xe giúp di chuyển dễ dàng
  • Độ ồn thấp, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng
  • Đa dạng với các dung tích khác nhau: 3 lít/phút, 5 lít/phút, 10 lít/phút,... để phù hợp với mục đích sử dụng với người sử dụng.

>>> Tham khảo: Top máy tạo oxy 5 lít/phút được tin dùng
 

Máy tạo oxy 5 lít Olive OLV-5S Elite

Olive OLV-5S

Máy tạo oxy 5 lít Olive OLV-5S là một trong những thiết bị y tế rất cần thiết đối với những bệnh nhân bị tim mạch, mạch máu não, bệnh hô hấp và bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. Bởi nó cung cấp một luồng khí oxy có nồng độ ...

Lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy

  • Để máy tạo oxy ở nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt.
  • Đặt cách tường ít nhất khoảng từ 20 – 30 cm
  • Tuyệt đối không được sử dụng các vật phát lửa, không hút thuốc ở những khu vực sử dụng máy tạo oxy
  • Đặt máy ở một vị trí thích hợp, không quá xa hoặc quá gần bệnh nhân.
  • Lưu ý đặc biệt là không sử dụng máy tạo oxy liên tục cho bệnh nhân vì dễ bị nghiện oxy, khiến phổi chai lỳ và không thể hoạt động bình thường trở lại.

Với những ai chưa biết nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy thì bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn biết thông tin chi tiết về nguyên lý hoạt động của máy tạo khí oxy rồi đấy. Nếu vẫn còn vấn đề thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách tận tình nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề