Chủ tịch nước sống ở đâu

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu nhậm chức. [Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN]

Sáng 26/7, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 [từ tháng 4/2021], đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

VietnamPlus trân trọng giới thiệu Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc:

1. Họ và tên: NGUYỄN XUÂN PHÚC

2. Ngày, tháng, năm sinh: 20/7/1954.

3. Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

4. Dân tộc: Kinh.

5. Tôn giáo: Không.

6. Trình độ:

- Giáo dục phổ thông: 10/10 phổ thông;

- Chuyên môn, nghiệp vụ: cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội [hệ chính quy, tốt nghiệp năm 1978] và một số trường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn trong nước và nước ngoài;

- Lý luận chính trị: cao cấp;

- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga.

7. Ngày vào Đảng: 12/05/1982;

Ngày chính thức: 12/11/1983.

8. Tham gia làm thành viên của các tổ chức đoàn thể:

- Vào Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh năm 1970;

- Chức vụ trong từng tổ chức đoàn thể: Bí thư Chi đoàn, Bí thư Đoàn trường.

9. Các hình thức khen thưởng nhà nước đã được trao tặng: Huân chương Lao động hạng Ba [năm 2001], Huân chương Lao động hạng Nhì [năm 2005], Huân chương Lao động hạng Nhất [năm 2009], Huân chương Chiến công hạng Ba [năm 2005], Chiến sỹ thi đua toàn quốc [năm 2000 và năm 2010]; Huân chương Vàng quốc gia của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [năm 2017].

Tóm tắt quá trình công tác

- Từ năm 1966-1968: Lên chiến khu Cách mạng, được Đảng đưa ra miền Bắc đào tạo, học phổ thông cấp 2;

- Từ năm 1968-1972: Học sinh cấp 2, cấp 3, Bí thư Chi đoàn, Bí thư Đoàn trường cấp 3 tại Hà Nội;

- Từ năm 1973-1977: Sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp khóa 15, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Bí thư Chi đoàn;

- Từ năm 1978-1979: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng;

- Từ năm 1979-1993: Chuyên viên, Phó Văn phòng, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy Khối dân chính đảng tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng khóa 1, 2. Học quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia;

- Từ năm 1993-1996: Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu Du lịch Furama Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng; Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng khóa 15, 16. Học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore;

- Từ năm 1997-2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam khóa 17, 18, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam; kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 6;

- Từ năm 2001-2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa 18, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 6, kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam. Đại biểu Quốc hội khoá XI, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế-Ngân sách Quốc hội khóa XI;

- Từ năm 2004-2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa 19, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 7, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 7. Đại biểu Quốc hội khóa XI, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế-Ngân sách của Quốc hội khóa XI;

- Từ tháng 3/2006-5/2006: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

- Từ tháng 6/2006-8/2007: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế-Ngân sách của Quốc hội khóa XI;

- Từ tháng 8/2007-1/2011: Ủy viên Trung ương Đảng; Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị;

- Từ tháng 1/2011-7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị [khóa XI]; Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Đại biểu Quốc hội khóa XIII;

- Từ tháng 8/2011-1/2016: Ủy viên Bộ Chính trị [khóa XI]; Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt-Lào; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp 1992; Tổ trưởng Tổ Kinh tế của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII... Tham dự Chương trình Lãnh đạo Quản lý cấp cao Việt Nam tại Đại học Harvard [Hoa Kỳ].

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại vào Bộ Chính trị;

-Từ tháng 1/2016-4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị [khóa XII]; Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục giữ các chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban Chỉ đạo liên ngành nêu trên;

Ngày 7/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016;

 -Từ tháng 4/2016-7/2016: Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông-Hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực... Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ngày 26/7/2016, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021;

- Từ tháng 7/2016-7/2021: Ủy viên Bộ Chính trị [khóa XII]; Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông-Hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; Trưởng Ban Chỉ đạo về an toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng Tiểu ban Kinh tế-Xã hội chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng...

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại vào Bộ Chính trị;

Ngày 5/4/2021, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2016-2021;

Được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045;"

- Từ tháng 7/2021 đến nay: Đại biểu Quốc hội khóa XV. Ngày 26/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026./.

[TTXVN/Vietnam+]

5 tháng 4 2021

Nguồn hình ảnh, STR/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sáng 5/4

Sáng nay 5/4, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước và ông Nguyễn Xuân Phúc được 100% số phiếu.

Theo kết quả được Quốc hội Việt Nam công bố, ông Nguyễn Xuân Phúc được 468/468 đại biểu tín nhiệm.

Trước đó, ngày 2/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước.

Chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 có sự thay đổi về nhân sự khi giữa năm 2018, ông Trần Đại Quang qua đời. Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công giữ chức Quyền Chủ tịch nước từ 23/9 đến 23/10/2018.

Ngày 23/10/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước.

Đâu là kỳ vọng, thách thức đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN?

VN: Ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội - người dân có bất ngờ?

VN: Miễn nhiệm Chủ tịch nước, mở đường bầu tân lãnh đạo

Tại Đại hội XIII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là hai "trường hợp đặc biệt" tái cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

Báo VNExpress trích lời phát biểu của Tân Chủ tịch nước rằng nhiệm kỳ vừa qua, "con tàu Việt Nam" đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố, từ bất ổn kinh tế thế giới đến đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ liên tiếp tác động rất nặng nề đến sự phát triển của đất nước.

"Những thành tựu chúng ta giành được không chỉ đo bằng con số GDP tạo ra, mà còn là những giá trị xã hội vô hình không thể tính hết, đó còn là tinh thần đoàn kết, thi đua yêu nước, lòng quả cảm nhân hậu và tình người, sự bền bỉ và ái quốc trong nhân dân", ông Phúc nói.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Xuân Phúc [phải] trong một lần gặp mặt với Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại một sự kiện quốc tế

Cũng như ông Vương Đình Huệ trở thành Chủ tịch quốc hội, việc ông Nguyễn Xuân Phúc thành Chủ tịch nước không gây bất ngờ cho nhiều người dân Việt Nam. Tại Đại hội 13, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã được thông báo rằng:

  • Ông Vương Đình Huệ đề cử Chủ tịch Quốc hội
  • Ông Nguyễn Xuân Phúc đề cử Chủ tịch nước
  • Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu tái cử Tổng Bí thư
  • Ông Phạm Minh Chính đề cử Thủ tướng

Cũng trong sáng hôm nay, tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình danh sách đề cử để bầu Thủ tướng. Nhân sự được giới thiệu là Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Lần đầu tiên trong lịch sử

Ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành Chủ tịch nước thứ 11 kể từ năm 1945, và là Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử được bầu giữ chức người đứng đầu Nhà nước.

Tuần trước, một số nhà quan sát sát thời sự Việt Nam đã bình luận với BBC về các thay đổi, điều chỉnh trong nhân sự lãnh đạo cấp cao của nhà nước Việt Nam.

VN: Miễn nhiệm Chủ tịch nước, mở đường bầu tân lãnh đạo

GS Carl Thayer: ‘Tôi muốn Thủ tướng Phúc làm tiếp nhiệm kỳ hai’

Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc 'làm việc tích cực đến giờ chót'

Cụ thể, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nói với BBC:

"Có một giai đoạn chuyển tiếp... và cách làm của Việt Nam là sau khi đảng Cộng sản tổ chức Đại hội xong, xác định được 200 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng thì những Ủy viên này chắc chắn ở những cương vị lãnh đạo cao rồi.

"Để tránh khoảng trống quyền lực, người ta làm trước, lách luật ở chỗ này là vẫn bầu nhưng của khóa này, tức là người miễn nhiệm cũng ở khóa này, kể cả Chủ tịch Quốc hội, rồi Chủ tịch nước, rồi Thủ tướng.

"Tức là miễn nhiệm ở khóa này và Quốc hội này bầu lên để chuyển tiếp thôi, còn đến tháng Năm sẽ bầu lại tất cả những chức danh này. Tuy về mặt hình thức thôi, nhưng mà sẽ có một cuộc bầu nữa, sau khi Quốc hội Khóa 15 được bầu, khi đó sẽ làm lại những thủ tục này."

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để Quốc hội Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch nước

Đầu tháng 3, bình luận với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận xét:

"Tôi nghĩ nhiệm kỳ của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm được nhiều việc, đạt được những thành tựu rất xuất sắc và đáng trân trọng.

"Một là giữ được tăng trưởng kinh tế, thứ hai là đã có hội nhập và đã thực hiện được hội nhập với hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam [EVFTA], rồi thực hiện hiệp định hợp tác toàn diện, tiến bộ của Thái Bình Dương và xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], và mới đây ký kết hiệp định RCEP, là hiệp định hợp tác toàn diện khu vực.

"Như thế, tất cả những biện pháp về hội nhập kinh tế, chính phủ Việt Nam đã thực hiện đúng các lịch trình. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có những biện pháp đẩy mạnh đầu tư công ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long."

Ông Nguyễn Xuân Phúc thăng tiến thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 67 tuổi, cử nhân Kinh tế, quê ở Quảng Nam. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội 3 khóa XI, XIII và XIV.

Từ năm 1997 đến 2006, ông làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2006, ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được biết đến là người thích đọc thơ, đưa các hình tượng ví von vào phát biểu.

Video liên quan

Chủ Đề