Máy tính sử dụng bit để làm gì

đã hỏi trong Lớp 6 Tin học

· 14:38 27/06/2021

Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?

A. Biểu diễn các số.

B. Biểu diễn văn bản.

C. Biểu diễn hình ảnh, âm thanh.

D. Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

TƯƠNG GIAO ĐỒ THỊ HÀM SỐ - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

BÀI TẬP VỀ VẬN TỐC, GIA TỐC CƠ BẢN - - 2K5 Livestream LÝ THẦY TUYÊN

Vật lý

UNIT 1 - ÔN TẬP NGỮ PHÁP TRỌNG TÂM [Buổi 2] - 2k5 Livestream TIẾNG ANH cô QUỲNH TRANG

Tiếng Anh [mới]

BÀI TOÁN TÌM m TRONG CỰC TRỊ HÀM SỐ - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

HỌC SỚM 12 - TÍNH CHẤT - ĐIỀU CHẾ ESTE - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

TRẮC NGHIỆM ĐỒNG ĐẲNG - ĐỒNG PHÂN - DANH PHÁP ESTE - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

Xem thêm ...

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Tin học 6 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?

A. Biểu diễn các số.

B. Biểu diễn văn bản.

C. Biểu diễn hình ảnh, âm thanh.

D. Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.

Trả lời:

Đáp án đúng:D. Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.

Máy tính sử dụng dãy bit đểbiểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về máy tính dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về máy tính

1. Máy vi tính là gì?

Máy tính, hay còn gọi là máy vi tính hoặc máy điện toán, là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán, kiểm soát các hoạt động có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật logic. Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước.

2. Ưu điểm và nhược điểm của máy tính xách tay và máy tính để bàn

* Ưu và nhược điểm của máy tính xách tay:

Ưu điểm:

Nhắc đến máy tính xách tay, người ta nghĩ ngay đến một chiếc máy có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi. Nó giúp người dùng có thể mang theo đến khắp mọi nơi mà không tốn nhiều không gian diện tích, giúp mọi người sử dụng một cách linh hoạt với hầu hết mọi địa điểm. Với những người làm công việc tự do và thường xuyên phải di chuyển, một chiếc laptop là rất cần thiết để phục vụ công việc.

Nhược điểm:

Chính bởi tính thiết kế nhỏ gọn nên nhiều chức năng của laptop sẽ bị loại bỏ so với một chiếc máy tính để bàn. Do đó, nhiều khi nó gây bất lợi cho người dùng đặc biệt là dân thiết kế đồ họa. Bên cạnh đó, bộ nhớ Ram, Rom của laptop cũng ít hơn so với của PC. Do vậy, nếu bạn chỉ đơn thuần tìm kiếm và lưu trữ thông tin cơ bản. Thì một chiếc laptop sẽ phù hợp cho mục đích của bạn.

*Ưu và nhược điểm của máy tính để bàn:

Ưu điểm:

Xét về yếu tố giá thành thì máy tính để bàn thường có giá rẻ hơn so với laptop có cùng cấu hình tương đương. Ngoài ra, máy tính để bàn còn có thể hỗ trợ bạn với nhiều chức năng khác nhau và khoảng cách không gian trên màn hình cũng rộng rãi hơn. Nhờ đó giúp bạn dễ dàng làm việc và thực hiện nhiều thao tác trong cùng một khoảng thời gian.
Bên cạnh đó, máy tính để bàn cũng có nhiều đồ thay thế và dễ dàng tìm kiếm đồ thay thế khác mà không phải chịu một khoản chi phí quá cao. Với những nhân viên văn phòng hay những người làm nghề quay dựng thì một chiếc PC là rất cần thiết để phục vụ công việc.

Nhược điểm:

Nhược điểm của máy tính để bàn là cồng kềnh, nhiều bộ phận, khó di chuyển. Phù hợp với các nơi làm việc cố định như văn phòng, trường học,…

3. 5 thành phần cơ bản của máy tính

Bộ xử lý trung tâm [CPU]

Bộ xử lý trung tâm CPU [viết tắt của chữ Central Processing Unit] được xem là não bộ của máy tính với nhiệm vụ chính là xử lý các chương trình vi tính, dữ kiện đầu vào của máy tính và xử lý tất cả các lệnh mà CPU nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên laptop hay máy tính.

Bộ xử lý trung tâm CPU gồm có 3 bộ phận chính:

- Bộ điều khiển [CU – Control Unit]: Có nhiệm vụ xử lý và thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống.

- Khối tính toán ALU [Arithmetic Logic Unit]: Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu.

- Các thanh ghi [Registers]: ó nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý.

Tốc độ xử lý CPU là tần số tính toán và làm việc của CPU được đo bằng đơn vị GHz hoăc MHz. Ví dụ như dòng chíp Intel Core i3 thì xung nhịp cao hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn và khả năng làm việc cũng tốt hơn. Nhưng nếu giữa 2 dòng chíp khác nhau đó là Core i3 hai nhân xung nhịp 2.2 Ghz và Intl Pentium Dual Core 2.3 Ghz thì không thể so sanh ngay được bởi vì tốc độ xử lý của laptop hay PC phụ thuộc rất nhiều vào bộ nhớ đệm Cache, RAM, chíp độ họa, ổ cứng.

Bo mạch chủ [Mainboard]

Nếu CPU đóng vai trò là bộ não thì bo mạch chủ chính là xương sống của máy tính. Thành phần này có khả năng nối kết các linh kiện và các thiết bị bên ngoài theo một khối thống nhất.

Bộ xử lý trung tâm và card màn hình của bo mạch chủ được chứa trong một chipset tích hợp. Đây là nơi các thiết bị đầu vào và ra được cấm vào. Ngoài ra, bo mạch chủ là nhân tố giúp máy tính điều khiển đường đi và tốc độ của dữ liệu. Đặc biệt, đây còn là thành phần quyết định tuổi thọ của máy tính.

Bộ xử lý đồ họa [GPU]

Đây được xem là thành phần cực kỳ “ám ảnh” đối với các game thủ vì chúng có khả năng giúp máy tính tạo ra những hình ảnh cao cấp nhất [hình ảnh trong các loại trò chơi điện tử].

Bên cạnh trò chơi điện tử, bộ xử lý đồ họa cũng rất có ích cho những nhà sáng lập mô hình 3D, thiết kế nội thất,… Tóm lại, thành phần này có chức năng xử lý tất tần tật những gì liên quan đến hình ảnh, video hiển thị trên màn hình.

Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [RAM]

- RAM [Random Access Memory] là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Khi mở một phần mềm trênLaptopthì dữ liệu sẽ được truyền tải từ ổ đĩa cứng lên RAM và truyền tải vào CPU để xử lý, sau đó lưu ngược lại vào ổ cứng vì RAM có tốc độ rất nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng.

- Dữ liệu trên RAM được lưu trên từng ô nhớ và mỗi ô nhớ đều có địa chỉ khác nhau, bên cạnh đó, thời gian để đọc và ghi dữ liệu trên cùng một ô nhớ là bằng nhau.

Ổ cứng [HDD, SSD]

Thành phần cuối cùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng của máy tính đó chính là ổ cứng. Đây được xem là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của người dùng. Những loại máy tính hiện đại sử dụng ổ đĩa cứng [HDD] hoặc ổ cứng thể rắn [SSD].

Khác với bộ nhớ tạm RAM, ổ cứng có khả năng ghi nhớ toàn bộ dữ liệu dù bạn bật hay tắt máy tính. Khi máy tính khởi động, hệ điều hành và ứng dụng từ ổ cứng sẽ được chuyển sang bộ nhớ RAM để chạy.

Đơn vị đo dung lượng lưu trữ của ổ cứng là Gigabyte [GB]. Thông thường, một ổ cứng có thể chứa từ 500GB đến hơn 1 Terabyte [1.000GB].

Video liên quan

Chủ Đề