Máy tính update nhật Win 10 bị chậm sau khi

Cập nhật Windows 10 thường xuyên là việc chúng ta nên làm nhưng nếu bạn gặp phải tình trạng Windows 10 update quá lâu thì sẽ rất là khó chịu và hơn nữa nó lại gây mất thời gian, mất công mất việc của chúng ta. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục được tình trạng Windows 10 update quá lâu khi tiến hành cập nhật Windows 10 cho máy tính, laptop của bạn đây.

Trên thực tế việc khắc phục Windows 10 update quá lâu là rất khó bởi có rất nhiều nguyên nhân mà yếu tốt quyết định không nằm ở bạn mà là do phía Microsoft hay do máy tính của bạn. Nhưng với những lời khuyên sau đây hy vọng rằng phần nào sẽ giúp cho máy tính của bạn có thể khắc phục phần nào tình trạng trên.

Hướng dẫn khắc phục Windows 10 update quá lâu

1. Khởi động lại chế độ Update Windows 10

Như bạn đã biết Windows 10 là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay và Microsoft liên tục cập nhật cá bản vá lỗi ,nâng cấp cho người dùng và không chỉ bạn là người duy nhất sử dụng tính năng này. Hệ thống của Microsoft đôi khi cũng gặp tình trạng quá tải hoặc server của họ gặp vấn đề nên dẫn đến tình trạng Windows 10 update quá lâu là hoàn toàn bình thường. Để khắc phục tạm thời trên bạn hãy thử khởi động lại chế độ Update Windows 10 bằng cách sau nhé.

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + X sau đó chọn Windows PowerShell [admin] để khởi chạy.

Lưu ý: Một số máy chưa kích hoạt Powershell thì sẽ là Command Prompt.

Bước 2: Tại đây bạn nhập mã lệnh net stop wuauserve để tiến hành dừng tiến trình cập nhật Windows 10.

Bước 3: Sau đó bạn khởi động lại hệ thống cập nhật Windows 10 với mã lệnh net start wuauserv.

Bước 4: Sau đó bạn mở Menu Start lên sau đó gõ Windows Update và nhấn vào phần tìm thấy.

Bước 5: Tại đây bạn chỉ cần nhấn vào Check for updates để tiến hành cập nhật Windows 10 lại.

2. Kiểm tra lại hệ thống mạng

Nếu như không phải do Microsoft khiến Windows 10 update quá lâu thì bạn hãy kiểm tra lại hệ thống mạng của bạn bởi lẽ nếu hệ thống mạng của bạn đang gặp vấn đề hoặc cũng có thể là do tình trạng đứt cáp xảy ra. Hiện tại Microsoft chưa có server tại Việt Nam nên việc tải các bản cập nhật khi đứt cáp xảy ra bị chậm là điều có khả năng xảy ra.

Việc cần làm nếu không phải do đứt cáp thì bạn nên khởi động lại modem khoảng 5 phút sau đó tiến hành bật lại để khởi động lại mạng của bạn và sau đó thử cập nhật Windows 10 nhé.

3. Sử dụng các phần mềm update chuyên nghiệp

Nếu như những cách thông thường không giúp tình trạng Windows 10 update quá lâu biến mất thì chúng ta không nhất thiết phải sử dụng các công cụ mặc định của Windows 10 nữa. Hãy sử dụng một phần mềm chuyên nghiệp thứ 3 dể xử lý tình trạn trên. Với phần mềm WSUS Offline Update sẽ giúp bạn có thể cập nhật Windows 10 chính chủ từ Microsoft một cách dễ dàng nhất. Không những thế bạn có thể cập nhật Windows 10 bất cứ lúc nào bạn muốn.

Tải WSUS Offline Updatetại đây.

Bước 1: Khi mở WSUS Offline Update lên bạn được quyền chọn phiên bản Windows, nếu 64 bit hay 32 bit thì tích vào dấu đó rồi nhấn Start.

Bước 2: Quá trình tải sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào server của Microsoft cũng như mạng của bạn, đây cũng giống như quá trình Update Windows thông thường.

Bước 3: Sau khi tải xong bạn chỉ cần vào thư mục của phần mềm WSUS Offline Update mà bạn đã cài rồi chọn file UpdateInstaller để khởi chạy.

Bước 4: Và bây giờ bạn chỉ cần nhấn vào Start để khởi chạy Update Windows là xong, bạn có thể tùy chọn khác nhau như khởi động lại máy sau khi khởi động Updates Windows.

Với 3 cách mà Taimienphi.vn vừa nói ở trên hy vọng sẽ giúp người dùng gặp lỗi Windows 10 update quá lâu có thể khắc phục được tình trạng trên. Đôi khi việc cập nhật Windows 10 có vấn đề những bạn cũng nên cố gắng để có thể cập nhật nhé. Đừng nên tắt update Windows 10 bởi lẽ đây là tính năng quan trọng nhất trên Windows 10. Việc tắt update Windows 10 sẽ khiến bạn bỏ lỡ các bản vá của Microsoft dành cho Windows 10.

Tình trạng Windows 10 update quá lâu xảy ra với máy tính cúa bạn và điều đó làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Tham khảo những phương pháp sau đây để có thể khắc phục được Windows 10 update quá lâu nhé.

Khắc phục lỗi 0x80d02002 khi cài Windows 10, fix lỗi Win 10 khi Setup Sửa lỗi Webcam Crashing sau khi nâng cấp lên Windows 10 Anniversary Update Nâng cấp phiên bản Windows 10 Noverber Update Lỗi xinput1_3.dll trên Windows 10, khắc phục lỗi thiếu thư viện dirextX trên Windows 10 Không bắt được wifi sau khi update Windows 10 Tăng tốc Start Menu trên Windows 10

Nếu máy bạn đang bình thường đột nhiên bị khởi động chậm, bạn thấy nó trở nên ức chế và khó chịu vì thời gian công việc bị delay rất nhiều. Vậy liệu có cách khắc phục vấn đề này không? Hoàng Hà PC sẽ chỉ cho bạn cách khắc phục tình trạng này với những phương thức khác nhau giúp bạn dễ dàng làm việc. Đó chính là 5 cách fix lỗi Win 10 khởi động chậm đơn giản và dễ thực hiện nhất.

Tắt tính năng Fast Boot trên máy tính

Cách thức được ưu tiên hàng đầu khi fix lỗi Win 10 khởi động chậm là tắt tính năng Fast Boot. Đây là một tính năng được mặc định sẵn trong máy tính với chức năng làm tăng tốc độ khởi động cho máy. Để có thể thực hiện nhiệm vụ này, Fast Boot cần phải lưu trữ một lượng lớn những thông tin hoặc dữ liệu cần thiết cho việc khởi động máy tính.

Điều này dẫn đến việc làm hao tốn đi một phần hiệu suất của máy tính lúc bật hoặc tắt máy. Mặc dù là một tính năng được cài đặt với mục đích tốt nhưng đôi khi nó lại làm hạn chế đi khả năng khởi động nhanh của máy tính. Vì vậy, để máy tính Win 10 không chạy “ì ạch” lúc bật lên, bạn cần thực hiện các bước tắt Fast Boot sau:

Bước 1: Nhấp chuột phải Start Menu, tìm kiếm Power Options, chọn Power & sleep settings

Bước 2: Sau đó, chọn Additional power settings.

Bước 3: Nhấp chuột chọn Choose what the power buttons do

 

Bước 4: Tiếp theo, nhấn vào Change Settings that are currently unavailable. Cuối cùng, tích vào ô Turn on fast startup [recommended] để tắt tính năng. Chọn Save changes để lưu thay đổi.

Vô hiệu hóa card Driver đồ họa AMD hoặc Nvidia

Driver đồ họa cũng là một trong những nguyên nhân cần fix lỗi Win 10 khởi động chậm. Với chức năng kết nối những chương trình, ứng dụng với phần cứng của máy tính thì Driver đều được hỗ trợ update để phù hợp với những phiên bản khác nhau của các ứng dụng.

Quá trình nâng cấp phiên bản mới Driver thông thường sẽ được người dùng chọn lựa trước khi tắt máy, và việc reset lại máy sẽ là vào thời gian khởi động. Do đó, việc phải nâng cấp thường xuyên làm cho máy khởi động chậm hơn. Vì vậy, hãy thực hiện việc vô hiệu hóa Driver đồ họa dựa trên quy trình sau:

Bước 1: Kích chuột phải vào biểu tượng Start và chọn Device Manager

Bước 2: Nhấn chuột chọn Display adapters để xác định phiên bản Driver bạn sử dụng. Như trong hình là phiên bản của NVIDIA, ngoài ra còn có của AMD Radeon hoặc ATi Radeon. Mặc khác, nếu như máy tính bạn chỉ có Inter[R] UHD Graphics thì không cần phải thực hiện vô hiệu hóa.

- Nhấp chuột phải vào phiên bản Driver mà bạn sử dụng và chọn Disable Device.

Sau khi đã vô hiệu hóa xong, thì bạn cần tắt máy và kiểm tra xem máy đã được khởi động nhanh hơn chưa.

Fix lỗi win 10 khởi động chậm bằng cách điều chỉnh Virtual Memory

Dung lượng RAM lớn sẽ giúp một chiếc máy tính chạy với tốc độ nhanh chóng, mượt mà. Do đó, người ta hay bổ sung thêm RAM để làm máy hoạt động với cấu hình mạnh hơn. Tuy nhiên, RAM ảo cũng sẽ là một trong những lý do để fix lỗi Win 10 khởi động chậm.

Virtual Memory hay bộ nhớ ảo là tính năng của Window với tác dụng biến ổ cứng thành RAM. Tính năng này rất có lợi trong trường hợp máy tính của bạn đã bị cạn kiệt RAM, nó giúp bổ sung thêm một phần dung lượng lưu trữ và làm cho máy khởi động nhanh hơn. Bộ nhớ ảo này thường được cài đặt tự động trong máy tính. Ảnh hưởng của chế độ tự động cũng làm chậm đi quá trình xử lý cho việc khởi động máy. Vì vậy, để tắt chế độ này cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp bàn phím Windows và phím Pause Break để mở bảng cài đặt System. Tiếp theo, nhấn chuột trái chọn Advanced system settings.

Bước 2: Nhấp chuột vào Advanced và chọn Settings ở mục Performance.

Bước 3: Nhấn vào Advanced trên thanh công cụ và chọn Change.

Bước 4: Không được chọn “Automatically paging files size for all drives”. Và chỉ thay đổi Intial Size và Maximum Size.

Maximum Size: bạn nhân số Ram trên máy vốn có với 1.5, thông số Ram thường được đo bằng GB vậy bạn hãy quy ra MB nhé. Nếu Ram là 4GB=4096 MBx1,5 = 6144MB[ số trong giới hạn không được quá con số khi nhân với 1,5 bạn nhé]

Cài đặt lại hệ điều hành mới

Cài đặt lại hệ điều hành mới là một cách tối ưu nhất cho fix lỗi Win 10 khởi động chậm. Cách thực sự có tác dụng khi những cách phía trên không có hiệu quả. Bởi vì khi bạn cài đặt lại thì những tính năng sẽ tương thích với nhau theo phiên bản mới nhất.

Điều này giúp phòng tránh việc có sự không tương thích giữa các phần mềm và ứng dụng về phiên bản sử dụng. Ngoài ra, những tính năng mới được cập nhật có thể sẽ được lập trình giúp hạn chế khuyết điểm của hệ điều hành cũ, và giúp máy tính nhanh hơn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều này, bạn cần phải tiến hành chuyển mọi tài liệu và file sang một nơi khác để tránh làm mất mát hoặc hư tổn thông tin.

Xem thêm: Mua Phần Mềm Win 10 Bản Quyền

Tắt các chương trình khởi động cùng Windows

Cuối cùng, một trong năm cách fix lỗi Win 10 khởi động chậm mang lại tính hiệu quả cao nhất đó là tắt các chương trình khởi động cùng Windows. Các chương trình, ứng dụng chạy cùng Windows cũng chiếm một phần hiệu suất của máy tính. Đối với những chương trình không cần thiết thì việc xóa hoặc tắt nó sẽ giúp máy tính nhanh hơn nhiều.

Chúng ta có thể thực hiện tắt nó bằng cách nhấn chuột phải vào Taskbar và chọn Task Manager.

Sau đó, nhấn chuột trái chọn Start-up. Bạn sẽ nhìn thấy xuất hiện rất nhiều chương trình và ứng dụng mà được cài đặt trong máy tính. Hãy tiến hành lựa chọn những chương trình, ứng dụng không cần thiết và nhấn chọn Disable.

Đó chính là cách khắc phục Win 10 khởi động chậm với 5 cách khác nhau, Hoàng Hà PC tin rặng các bạn sẽ thực hiện được cũng như thành công, chấm dứt tình trạng khởi động chậm.

Video liên quan

Chủ Đề