Mẹ bầu uống nhiều nước cam có tốt không

Tiêu chảy là vấn đề phiền toái mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn thai kỳ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt của sản phụ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Liệu nước cam có còn là đồ uống tốt cho mẹ bầu khi bị tiêu chảy hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Khi tiêu chảy, chức năng tiêu hóa đang bị suy yếu, hoạt động kém hiệu quả, đồng thời do đi ngoài lỏng nhiều lần mà cơ thể có thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Do đó, để phục hồi sức khỏe sau những cơn tiêu chảy, bà bầu cần sử dụng những thực phẩm lành tính với đường ruột, bổ sung được lượng nước và chất điện giải đã mất đi. Nước cam là thức uống hoàn toàn thích hợp cho bà bầu bị tiêu chảy.

  • Nước cam rất giàu vitamin C, B9 có khả năng khôi phục sức khỏe cho sản phụ bị tiêu chảy. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào trong nước cam còn giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ chống viêm rất tốt.

  • Nước cam an toàn, lành tính với đường ruột. Uống nước cam sẽ bù nước cũng như chất điện giải cho cơ thể, bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhờ vậy hệ tiêu hóa khỏe hơn, hạn chế nguy cơ tiêu chảy tái diễn.

  • Khi uống nước cam kèm mật ong sẽ đem lại công dụng kháng viêm, làm dịu các cơn đau bụng, giảm khô rát cổ họng và cảm giác buồn nôn.

Bà bầu bị tiêu chảy không nên uống nước cam quá ngọt hoặc quá chua vì sẽ kích thích hệ tiêu hóa, các chị em nên pha loãng nước cam và uống từng từng ngụm nhỏ mỗi lần sử dụng.

Bà bầu bị tiêu chảy có nên uống nước cam không?

Các công dụng của nước cam với bà bầu

Ngoài chức năng hỗ trợ giảm tiêu chảy, phục hồi sức khỏe thì nước cam còn đem lại rất nhiều tác dụng khác cho các chị em đang mang thai.

Điều hòa huyết áp, ngăn ngừa tình trạng chảy máu sau sinh

Trong nước cam tươi chứa nhiều kali, canxi, axit folic nên đem đến tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp rất hữu hiệu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào ở quả cam sẽ làm tăng tính đàn hồi, co giãn của thành mạch máu và ngăn ngừa nguy cơ chảy máu sau sinh ở sản sinh phụ. 

Bổ sung canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cấu trúc xương ở trẻ sơ sinh. Do đó nếu mẹ bầu bổ sung một lượng canxi vừa phải trong quá trình mang thai sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở bản thân và còi xương cho bé. Canxi có nhiều ở vỏ cam, các mẹ có thể ăn thêm vỏ cam khi uống nước cam hoặc sử dụng cam cắt miếng.

Nước cam giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở phụ nữ mang thai

Giải độc, nhuận tràng

Chất limonoid có khả năng phòng chống ung thư đồng thời trong nước cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, giải độc và lợi tiểu cho bà bầu. Bên cạnh đó, chất xơ trong quả cam cũng có công dụng nhuận tràng rất tốt, giúp các sản phụ tránh được tình trạng táo bón và bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp những vấn đề rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn quá nhiều cam mà hãy uống một ít nước cam pha loãng với nước.

Nâng cao đề kháng, ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi

Nhắc đến cam không thể không nhắc đến vai trò nâng cao sức đề kháng của nó. Uống nước cam sẽ giúp các chị em phòng tránh được một số bệnh như cảm cúm, ho, ngạt mũi,... trong quá trình mang thai. Ngoài ra, axit folic trong quả cam còn giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Nước cam có tác dụng phòng cảm cúm, ho,... cho mẹ bầu

Lưu ý cho bà bầu khi uống nước cam

Nước cam tuy đem lại nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Chị em cần lưu ý một số điều dưới đây trước khi uống nước cam trong giai đoạn mang thai.

Lựa chọn cam

Bà bầu nên dùng cam tươi [cầm nặng tay, da bóng, đáy hơi vàng] để vắt nước, tránh dùng các loại nước cam đóng hộp vì chúng có thể được pha thêm đường hóa học nên dễ khiến mẹ bầu tăng cân và mắc tiểu đường. Không những vậy, nước cam có thể bị nhiễm khuẩn trong lúc vận chuyển, bảo quản và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của em bé.

Dùng cam tươi để vắt nước, không dùng nước cam đóng hộp

Thời gian uống

Chị em đang mang thai nên uống nước cam sau khi ăn 1-2 tiếng khi dạ dày không quá đói hoặc quá no. Không nên uống vào lúc vừa ăn sáng xong vì dễ khiến bà bầu bị tức bụng, sình hơi khó chịu. Không nên uống vào buổi tối vì nước cam có khả năng sinh tân dịch, lợi tiểu nên làm bà bầu đi vệ sinh nhiều hơn vào ban đêm, gây rối loạn giấc ngủ. Mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều nước cam trong một ngày, hãy uống cách ngày để đảm bảo công dụng của thức uống này phát huy hiệu quả.

Ngoài ra, nước cam có tính axit cao nên những sản phụ có vấn đề về dạ dày, tá tràng như viêm loét dạ dày, viêm tuyến tụy,... cũng hạn chế sử dụng nước cam để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Như vậy, bà bầu bị tiêu chảy hoàn toàn có thể sử dụng nước cam pha loãng để giảm các triệu chứng bệnh đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ tái diễn tình trạng này về sau. Mặc dù tiêu chảy không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mẹ bầu cũng nên biết cách chăm sóc cơ thể khi bị bệnh để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé nhé!

Bà bầu ngày nào cũng uống nước cam có tốt không?

Mặt khác, nước cam còn cung cấp một lượng lớn các loại khoáng chất thiết yếu như sắt và kẽm, rất lợi cho hệ miễn dịch của thai nhi. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn thể uống nước cam hoặc ăn cam tươi mỗi ngày để bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể cũng như bé yêu trong bụng mẹ.

Bà bầu nên uống bao nhiêu nước cam mỗi ngày?

Lượng nước cam nên mẹ bầu nên uống: Mỗi ngày mẹ bầu không nên dùng quá 200ml nước cam. Bởi vì camnhiều axit hữu cơ, có thể làm mòn men răng của mẹ bầu nếu dùng nhiều và trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nạp vào cơ thể quá nhiều vitamin C còn có khả năng gây sỏi tiết niệu, tiêu chảy và nôn mửa.

Mẹ bầu uống nước đá có ảnh hưởng gì không?

Lý do mẹ bầu không nên uống nước đáNước đá có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes. Đây là loại vi khuẩn thể tồn tại ở môi trường nhiệt độ âm. Khi uống nước đá, loại vi khuẩn này sẽ cơ hội xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, khiến mẹ bầu có thể mắc phải nguy cơ bị sảy thai, thai bị dị tật…

Phụ nữ có thai nên uống nước dừa khi nào?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng ốm nghén, nôn mửa do đó nên tránh uống nước dừa trong thời gian này vì nước dừa có chứa lượng chất béo cao sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, nước dừa mang tính âm sẽ khiến các cơ trở nên mềm yếu, hạ huyết áp.

Chủ Đề