Mẹo chữa giời leo không để lại sẹo

Chữa giời leo trong vòng 48 giờ sẽ giúp bạn không để lại sẹo.

Triệu chứng nhận biết bị giời leo

Bệnh giời leo [còn gọi là Zona, xà đan] là một bệnh viêm da, nổi mụn nước cấp tính [do virus varicella-zoster virus gây nên] rất phổ biến.

Theo BS Duy Anh [Phòng khám Bệnh viện E, Hà Nội], bệnh giời leo xuất hiện khi đề kháng cơ thể suy yếu, gây viêm thần kinh ngoại biên. Giời leo hay gặp ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt, hố mắt… Ban đầu người bệnh bị sốt nhẹ 37-38 độ. Triệu chứng gây ra làm cơ thể ớn lạnh, đau nhức, xuất hiện mảng da đỏ, những mụn nhỏ li ti, to dần và có nước sẽ nổi lên. Bệnh nhân có cảm giác đau rát như bị phỏng lửa, tinh thần căng thẳng, lo lắng, khó chịu, bứt rứt… Sau 15-20 ngày các nốt phỏng bay hết, để lại vết thâm.

Bệnh giời leo nặng, hay nhẹ tùy vào đề kháng của cơ thể, nhưng đã có những trường hợp bị giời leo không chữa triệt để, khiến nốt giời leo phồng lên, mưng mủ, loét sâu ở da, bội nhiễm và rất khó chữa và để lại sẹo.

Bình thường ở người trẻ tuổi bệnh giời leo sẽ tự khỏi trong vòng một tuần, vết thương tạo da non và biến mất dần, không bị đau nhức. Nhưng với người có tuổi, người nhiễm HIV, người mắc nhiều bệnh mạn tính, hoặc từng dùng nhiều thuốc… bệnh giời leo rất nguy hiểm, vì bệnh trở nặng, vết giời leo không dừng lại ở một phía mà sẽ tấn công sang vùng thần kinh ngoại biên bên kia. Khi vết thương lan rộng, sâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sau khoảng hơn một tuần khỏi bệnh, thỉnh thoảng vẫn bị đau nhức dữ dội do thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Do đó, khi thấy triệu chứng giời leo nặng lên cần đi khám ngay, đặc biệt là những người có bệnh mạn tính.

Chữa tốt nhất trong vòng 48 giờ

Thời điểm chữa giời leo tốt nhất trong vòng 48 giờ sau khi có tổn thương da.

Trường hợp nhẹ có thể chữa theo phương pháp dân gian, tuy nhiên, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa ngay từ đầu, tránh nhiễm trùng. Nếu để muộn hơn kết quả điều trị sẽ kém và có thể để lại các di chứng kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí đau hết đời, nhất là với người tuổi trung niên.

Di chứng của giời leo để lại là các vết thâm sẽ nhạt màu và mất dần từ 3-6 tháng. Các biến chứng có thể gặp là loét lâu liền, sẹo lồi, sẹo lõm, vết trắng hoặc vết thâm do rối loạn sắc tố sau viêm...

Nếu bị tổn thương dây thần kinh số 5 thì có thể gây giảm, hoặc mất thị lực. Tổn thương dây thần kinh số 7 thì có thể gây liệt mặt, méo mồm. Ngoài ra còn có thể gây bội nhiễm trên da do chữa muộn, các vết loét sẽ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, mưng mủ [nguy hiểm nếu bị giời leo ở hố mắt có thể dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc…]. Nếu tổn thương trên da nặng lên, có thể phát tán vào hệ tuần hoàn sẽ gây tổn thương các tạng: Não, gan, phổi có thể dẫn đến tử vong.

Một điều đáng lưu ý khi bị giời leo là nên ăn uống điều độ, nâng cao sức đề kháng, thanh nhiệt - giải độc cơ thể, bởi khi bị giời leo là sức đề kháng đã yếu. Lúc này, bạn cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh. Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc cho cơ thể và ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc [như đậu xanh và các loại đậu, sâm, hạt sen, rau má…].

Khi bị giời leo, bạn cũng không nên gãi, cạo, xát chanh, xát muối, đắp đỗ xanh, gạo nếp… vì tổn thương sẽ sâu, rộng hơn do nhiễm trùng, loét và có thể để lại sẹo. Khi tắm không nên làm cọ sát vỡ các nốt nước, tránh ăn đồ cay, nóng như mít, cà phê, đường, dưa muối… và các gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, gừng…

Để tránh bị giời leo, bác sỹ Duy Anh khuyên cần tăng cường đề kháng bằng cách rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Sau khi đi mưa về nên tắm nước ấm và dùng món nóng. Với trẻ em nên chích ngừa thủy đậu để phòng từ xa căn bệnh này.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

- Khi cảm thấy đau, hoặc nổi ban thành dải ở một phía của cơ thể cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.

- Vết giời leo ở mũi, hoặc gần mắt cần đi khám ngay, vì virus có thể gây tổn thương thị giác, thậm chí mù.

Bác sĩ Duy Anh

Uyển Hương

Những cách trị bệnh giời leo dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như cây xấu hổ, lá sung hay tỏi để khắc phục các triệu chứng bệnh. Chúng rất dễ sử dụng và lành tính với da nhưng khi áp dụng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu.

Giời leo là bệnh lý xảy ra khi virus herpes zoster tấn công gây viêm dây thần kinh. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa do điều kiện thời tiết lạnh cộng thêm độp ẩm không khí cao khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu, hoạt động kém hiệu quả trước virus gây bệnh.

Những cách trị bệnh giời leo dân gian khá lảnh tính và dễ sử dụng

Căn bệnh này thường gặp nhất ở người cao tuổi, hiếm khi gặp ở trẻ em. Những người bị bệnh giời leo hấu hết đều từng mắc bệnh thủy đậu trước đó. Khi tấn công vào dây thần kinh, virus herpes zoster có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường như:

  • Sốt
  • Ớn lạnh trong người
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Khu vực gây thần kinh bị viêm nổi mụn nước thành chùm bên ngoài da
  • Ngứa ngáy, đau rát ở khu vực tổn thương.

Các triệu chứng của bệnh giời leo có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể. Thường gặp nhất là tai, mắt, miệng, cổ, lưng, bụng, đùi trong và khu vực liên sườn. Nếu bệnh phát triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng như liệt cơ mặt, suy giảm thị lực, thính giác. Thậm chí bệnh giời leo còn gây ra những cơn đau thần kinh kéo dài từ vài tháng đến cả năm.

Bệnh có thể lan rộng và lây nhiễm cho người khác không qua tiếp xúc. Chính vì vậy, ngay khi có dấu hiệu mắc giời leo, bạn cần tích cực điều trị để giảm thiểu tối đa những tổn thương cho da.

Ngoài thuốc tây thì những mẹo chữa bệnh tự nhiên cũng được dân gian sử dụng để khắc phục bệnh giời leo. Dưới đây là một số cách đơn giản để bạn tham khảo.

Một số loại tinh dầu được xem là cứu cánh cho những người mắc bệnh giời leo. Nguyên liệu này được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên nên rất lành tính, không gây kích ứng da khi sử dụng.

Dưới đây là một số loại tinh dầu đang được dân gian sử dụng để trị bệnh giời leo tại nhà.

Đây là loại dầu được sử dụng khá phổ biến trong các hộ gia đình, đặc biệt là khi trong nhà có trẻ nhỏ hay người già. Bên cạnh tác dụng giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng ở đường hô hấp, tinh dầu khuynh diệp còn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh giời leo.

Nghiên cứu đã phát hiện ra, trong tinh dầu khuynh diệp chứa nhiều cineol [eucalyptol]. Hợp chất này hoạt động như một loại thuốc sát trùng, chống viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh giời leo. Đồng thời cineol còn có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào da, ngăn chặn không cho tổn thương lây lan.

Dầu ô liu chứa nguồn vitamin A, E, chất chống oxy hóa và khoáng chất phong phú. Nó có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu cơn ngứa, đồng thời sát khuẩn trên bề mặt tổn thương do giời leo gây ra, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Dầu ô liu có tác dụng giảm ngứa, chống nhiễm khuẩn cho da khi bị giời leo

Nếu trong nhà có sẵn tinh dầu tràm, bạn có thể tận dụng để trị bệnh giời leo. Nhờ có đặc tính kháng khuẩn mạnh, loại tinh dầu này được xem là khắc tinh của hầu hết các bệnh lý ngoài da, bao gồm cả bệnh giời leo. Sử dụng tinh dầu tràm đúng cách sẽ giúp làm dịu kích ứng trên da, giảm viêm ngứa ở nơi bị giời leo.

Loại tinh dầu này nổi tiếng với khả năng kháng virus. Nó cũng giúp đẩy nhanh tốc độ tái tạo, sửa chữa tổn thương, làm thư giãn thần kinh cảm giác, giảm đau rát da.

Cách trị giời leo với tinh dầu khá đơn giản. Bạn chỉ cần pha loãng một ít tinh dầu với một ít dầu nền [chẳng hạn như dầu dừa], sau đó thoa trực tiếp lên khu vực bị giời leo mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Chú ý không chạm tay trực tiếp vào tổn thương. Hãy sử dụng một miếng bông gòn thấm dầu rồi thoa lên da để virus gây bệnh không có cơ hội lây lan.

Đây cũng là một trong những cách trị giời leo dân gian đang được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng. Sở dĩ, cây xấu hổ có thể giúp khắc phục căn bệnh này là nhờ có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, hút mủ.

Đặc biệt, trong cây xấu hổ còn chứa hoạt chất Alcaloid. Chất này có thể giúp gây tê nhẹ ở vùng da bị giời leo, qua đó giảm nhẹ cơn đau rát khó chịu cho người bệnh.

Cây xấu hổ có tác dụng kháng viêm, hút dịch tiết, làm khô se tổn thương trên da do giời leo gây ra

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị: Lá xấu hổ tươi. Số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích da bị bệnh.
  • Rửa sạch lá xấu hổ và ngâm trong nước muối pha loãng để khử khuẩn
  • Cho nguyên liệu vào cối, giã nát
  • Đắp lá xấu hổ lên vùng da bị ảnh hưởng rồi dùng gạc y tế băng cố định lại.
  • Để khoảng 30 phút sau tháo ra, làm sạch tổn thương và để cho thông thoáng.
  • Thực hiện mẹo trị bệnh này 3 – 4 lần trong ngày để tổn thương trên da nhanh chóng được chữa lành.

Mật ong không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn là phương thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật trong cơ thể. Đối với những người bị bệnh giời leo, thường xuyên sử dụng mật ong theo đường miệng có thể giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn để chống lại virus gây bệnh giời leo.

Khi sử dụng theo đường bôi ngoài da, chất chống oxy hóa kết hợp với các loại vitamin A, E, C có trong mật ong còn có tác dụng làm dịu kích ứng, giảm ngứa rát, bảo vệ khu vực tổn thương khỏi các tác nhân gây hại.

Sử dụng mật ong trị giời leo là phương pháp dân gian đang được nhiều người áp dụng

– Cách 1: Thoa mật ong nguyên chất

  • Rửa sạch khu vực da bị giời leo bằng nước mát rồi thấm khô da bằng khăn mềm.
  • Tiếp theo, lấy một ít mật ong nguyên chất thoa lên da. Lưu ý chỉ thoa một lớpmỏng đủ để che phủ hết vùng da bị bệnh, không nên thoa quá dày khiến lỗ chân lông bị bít kín.
  • Lưu lại mật ong trên da 20 phút để các hoạt chất quý trong nguyên liệu này có đủ thời gian phát huy tác dụng.
  • Cuối cùng làm sạch lại da với nước.
  • Với cách trị giời leo dân gian từ mật ong, bạn nên thoa đều đặn mỗi ngày 2 lần, một lần vào buổi sáng và lần kế tiếp là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách 2: Mật ong kết hợp với nghệ chữa giời leo

Nghệ được sử dụng nhằm mục đích làm tăng công dụng kháng khuẩn, diệt virus, kích thích tổn thương do giời leo gây ra nhanh kéo da non mà không để lại sẹo.

  • Trước tiên, bạn lấy nghệ tươi giã nát, vắt nước cốt
  • Trộn nước nghệ với mật ong theo tỷ lệ 1:1
  • Thoa hỗn hợp vừa tạo lên da và để ít nhất 20 phút
  • Áp dụng theo cách tương tự mỗi ngày 2 lần để kiểm soát tốt bệnh giời leo.

>> Tìm hiểu thêm: Chữa giời leo bằng mật ong có thực sự hiệu quả?

Nhắc đến cách trị giời leo dân gian thì chúng ta không thể bỏ qua bài thuốc chữa bệnh từ tỏi. Nguyên liệu này luôn có sẵn trong gian bếp của mọi gia đình nên bạn có thể tận dụng trị bệnh ngay khi có dấu hiệu đầu tiên.

Sở hữu hàm lượng allicin phong phú, tỏi có tác dụng chống viêm, kháng lại virus, vi khuẩn rõ rệt, đồng thời làm tăng sức đề kháng cho da. Điều này đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu từ y học hiện đại.

Tỏi giàu hoạt chất kháng sinh allicin giúp chữa bệnh giời leo hiệu quả

Các bước thực hiện:

  • Lấy 3 – 4 tép tỏi lột vỏ, rửa sạch
  • Thái tỏi thành những lát mỏng hoặc giã nát
  • Đắp tỏi lên da phủ kín khu vực bị giời leo
  • Để khoảng 15 phút thì gỡ ra, làm sạch khu vực tổn thương với nước.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để các triệu chứng của giời leo nhanh bị đẩy lùi.

Bên cạnh những mẹo đơn giản ở trên, dân gian còn sử dụng lá sung để chữa bệnh giời leo. Theo ghi nhận của y học cổ truyền, lá sung có tính mát, giúp giảm đau, làm se lành tổn thương. Ngoài ra, các chất trong lá sung còn giúp chống lại bệnh bằng cách sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Lá sung có tác dụng giảm đau, làm se lành tổn thương ở vùng da bị giời leo

Lá sung sau khi hái về bạn nên sử dụng ngay để thu được nhiều nhựa. Các hoạt chất quý trong lá cũng tập trung rất nhiều ở phần này. Cách thực hiện như sau:

  • Hái 7 – 10 cái lá sung đem về rửa sạch bụi bẩn. Cẩn thận hơn, bạn nên ngâm lá sung vào nước muối loãng khoảng 15 phút để đảm bảo lá sạch khuẩn, khi sử dụng ngoài da sẽ không làm tình trạng nhiễm trùng thêm nghiêm trọng.
  • Để lá sung ráo nước hoàn toàn rồi bỏ vào cối giã nát, múc ra một cái chén sạch
  • Thêm vào 1 thìa cà phê giấm nuôi, trộn với lá sung cho đều
  • Chắt nước cốt bôi lên chỗ da bị giời leo hoặc đắp trực tiếp cả bã
  • Để 20 – 30 phút sau mới rửa lại.

Những cách trị bệnh giời leo dân gian chỉ thích hợp cho những người bị nhẹ, mụn nước chưa vỡ và tổn thương chỉ khu trú trên một vùng da nhỏ. Một số phương pháp vẫn chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả mà chỉ được áp dụng theo công thức truyền miệng. Để đảm bảo an toàn, bạn cần tham vấn và có sự đồng ý của bác sĩ mới nên áp dụng.

Ngoài ra, nếu chỉ áp dụng mẹo dân gian thì bệnh sẽ rất lâu lành. Bạn cần chăm sóc da đúng cách và có chế độ ăn uống hợp lý để mau chóng đẩy lùi được bệnh. Về vấn đề này, hãy lưu ý:

  • Che chắn, bảo vệ tốt vùng da bị giời leo. Giữ cho khu vực này luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Khi tắm, tránh để vùng da tổn thương tiếp xúc với xà bông hoặc kỳ cọ mạnh ở khu vực này.
  • Cố gắng kiềm chế cơn ngứa, tránh dùng tay hay các vật cứng để gãi. Mặc dù có thể thỏa cơn ngứa nhưng hành động này có thể gây tổn thương sâu trong da và tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng khá cao.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi hoặc dùng chung đồ với người thân trong gia đình khiến virus gây bệnh lây lan cho người khác.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, C , kẽm, Lysin để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể và làm tăng tốc độ tái tạo tổn thương do giời leo gây ra. Cụ thể, bạn nên ăn chuối, bưởi, gan động vật, súp lơ xanh, rau bina, cá hồi…
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, socola, hay bột yến mạch, đồng thời kiêng uống bia rượu vì chúng có thể kích thích làm tăng cảm giác đau và ngứa rát trên da.
  • Nếu cách trị bệnh giời leo dân gian không thể khống chế được bệnh, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.

Bạn nên tham khảo thêm

Video liên quan

Chủ Đề