Mẹo chữa tê tay chân

Trang chủ » Tê chân tay » Tê tay là gì? Nguyên nhân và 10 cách chữa tê tay tại nhà

Tê chân tay

Tê tay là gì? Nguyên nhân và 10 cách chữa tê tay tại nhà

Những cơn tê bì cánh tay, bàn tay và ngón tay khiến bạn bị rối loạn cảm giác giống như kiến bò ở tay khiến các khớp, cơ bị căng cứng, khó cử động linh hoạt

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này hãy cảnh giác với những bệnh lý nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm và tìm cách chữa tê tay nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu như bạn vẫn chưa tìm được cách chữa tê tay nào phù hợp thì hãy thử ngay 10 cách điều trị tê tay tại nhà vô cùng hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện

Nội dung bài viết

  • 1 Tê tay là gì?
  • 2 Tê tay là bị bệnh gì?
    • 2.1 Viêm khớp dạng thấp
    • 2.2 Hẹp ống sống
    • 2.3 Thoát vị đĩa đệm
    • 2.4 Thoái hóa cột sống
    • 2.5 Đa xơ cứng
    • 2.6 Viêm đa rễ thần kinh
    • 2.7 Cơ thể suy nhược
    • 2.8 Tiểu đường
  • 3 Nguyên nhân gây tê tay
  • 4 Triệu chứng của bệnh tê tay
  • 5 Điều trị tê tay như thế nào?
    • 5.1 Điều trị bằng Thuốc Tây
    • 5.2 Chữa tê tay chân bằng Thuốc Nam
    • 5.3 Bài tập hỗ trợ chữa tê tay
    • 5.4 Ăn uống khi bị tê tay
  • 6 10 cách chữa tê tay tại nhà
  • 7 Biện pháp phòng ngừa tê tay tại nhà
  • 8 Điều trị tê tay bằng Đông y gia truyền

Tê tay là gì?

Tê [tên tiếng anh Numbness] dùng để sự rối loạn cảm giác trong một số vùng đặc biệt của cơ thể. Chủ yếu xuất hiện ở vùng tay, bàn chân

Tê tay là cảm giác các ngón tay bị tê buốt, buồn buồn như kiến bò, có thể kèm với chuột rút, mất cảm giác và rối loạn khả năng vận động, cầm nắm.

Tình trạng tê thường xảy ra ở tay trái, đau tê tay phải hoặc tê cả hai tay; vị trí tê có thể là tê cánh tay, tê bàn tay hoặc tê các đầu ngón tay [ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út]

Có thể do nhiều nguyên nhân như đau thần kinh, chấn thương dây thần kinh bị chèn ép liên tục trên tay và chân, chán ăn, mệt mỏi, uống rượu bia quá mức, hút thuốc, tiếp xúc với nén lạnh, thiếu vitamin B12, magiê và thiếu dinh dưỡng.

Liên quan đến các bệnh lý khác như tiểu đường, chứng migraine, tuyến giáp, hội chứng ống cổ tay và xơ cứng.

Đặc biệt, bạn cần cảnh giác với bệnh thoát vị đĩa đệm C5 C6 C7 là thủ phạm hàng đầu gây đau nhức, tê tì cánh tay, ngón tay.

Tê tay là bị bệnh gì?

Tê tay là hiện tượng xảy ra ở nhiều người, xảy ra thường do nguyên nhân các rễ thần kinh bị chèn ép. Tình trạng này nếu không được hát hiện và điều trị kịp thời nguyên nhân bên trong gây ra bệnh có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Thông thường tê tay thường do những bệnh lý dưới đây gây ra như:

Viêm khớp dạng thấp

Khi xảy ra tình trạng viêm khớp dạng thấp, các khớp và rễ thần kinh bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh, kéo theo tình trạng tê tay đặc biệt khi người bệnh ngồi hoặc nằm quá lâu.

Hẹp ống sống

Hẹp cột sống là tình trạng khoang ống sống bị hẹp [thường do bẩm sinh hoặc mắc các bệnh lý về cột sống] dẫn đến tình trạng các dây thần kinh đi qua khu vực ống sống bị chèn ép làm tê tay, tê chân và gây khó khăn khi vận động cho bệnh nhân.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp và là nguyên nhân chủ yếu gây tê tay. Tê tay xảy ra khi thoái hóa cột sống xảy ra ở vùng cổ, các nhân nhày thoát ra ngoài đĩa đệm và chèn ép lên các rễ thần kinh vận động dẫn đến đau nhức vai gáy, tê tay. Nếu không điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, bại liệt hoàn toàn.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng xảy ra ở nhiều người, đặc biệt là những người có tuổi tác cao hệ thống xương khớp yếu dần đi kéo theo các bệnh lý cột sống khác như thoát vị đĩa đệm, tê tay, suy giảm khả năng vận động, đi lại.

Đa xơ cứng

Đa xơ cứng là tình trạng rồi loạn của hệ thống tự miễn trong cơ thể gây tổn thương màng bọc Myelin và tình trạng co thắt cơ bắp và tê tay.

Viêm đa rễ thần kinh

Tê tay cũng có thể do viêm đa rễ thần kinh. Khi rễ thần kinh bị tổn thương hoặc bị viêm nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến chức năng vận động và tê tay kéo dài.

Cơ thể suy nhược

Tình trạng suy nhược cơ thể, các rễ thần kinh, máu, xương khớp không được đáp ứng Canxi, Sắt, Kali và các loại các loại vitamin cần thiết như Vitamin B1, B12 có thể kéo theo tình trạng yếu cơ, suy nhược và tê tay.

Tiểu đường

Biến chứng của tiểu đường có thể dẫn đến tình trạng các mạch máu kém lưu thông do bị chèn ép bởi các mảng xơ vữa và dẫn đến tình trạng tê tay.

Nguyên nhân gây tê tay

Tê tay ngoài việc là biểu hiện bệnh lý của các bệnh nói trên con có thể có nguyên nhân khác từ thói quen sinh hoạt, vận động không hợp lý. Cụ thể

Sinh hoạt sai tư thế

Việc ngồi quá lâu, nằm ngủ gối đầu quá cao hoặc sai tư thế, đi giày cao gót quá cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu dần đến tê tay.

Tê tay chân do lao động quá sức

Tê tay cũng có thể có nguyên nhân từ việc lao động quá sức hoặc lao động sai tư thế có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cũng như hệ thống dây thần kinh.

Chấn thương

Những chấn thương khi bị ngã đột ngột, va chạm trong khi lao động hoặc tai nạn giao thông ảnh hưởng đến các rễ thần kinh.

Thuốc

Một số loại thuốc Tây y điều trị các bệnh lý khác có thể gây ra phản ứng phụ với thần kinh vận động và gây ra hiện tượng tê tay

Thay đổi thời tiết

Tê tay cũng có thể xảy ra khi thay đổi thời tiết. Trường hợp này đặc biệt thường xảy ra ở người già

Stress làm việc căng thẳng

Tình trạng stress, căng thẳng quá mức khi làm việc, học tập có thể dẫn đến tình trạng đau nửa đầu, ảnh hưởng thần kinh gây tê tay.

Triệu chứng của bệnh tê tay

Triệu chứng tê tay thường có biểu hiện là tê tay, ngứa rát vùng gan bàn tay hoặc giữa các ngón tay, có những trường hợp đau tê toàn bộ vùng cánh tay, bàn tay và tất cả các ngón tay.

Tình trạng tê tay ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm việc, khiến người bệnh khó cầm nắm, cử động.

Tình trạng đau tê thường xảy ra nhiều nhất khi vừa ngủ dậy, khi đang vận động hoặc thậm trí ngay cả lúc đang nghỉ ngơi

Tình trạng tê tay thường đi kèm với các biểu hiện khác như đau lưng, đau vai gáy, đau tê dọc vùng hông, mông, đùi.

Điều trị tê tay như thế nào?

Điều trị bằng Thuốc Tây

Để điều trị bệnh Tê tay, sau khi xác định nguyên nhân cụ thể các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân, đa phần đều là các loại thuốc kháng viêm, giảm đau cho bệnh nhân Paracetamol, Ibuprofen hoặc Bonlutin, hoặc các loại thuốc giãn cơ để giải phóng cơ bắp nhưMydocalm, Myonal

Các bác sĩ cũng có thể kê thêm các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho xương và hệ thần kinh để khắc phục tình trạng tê tay.

Phương pháp này giúp điều trị giảm đau nhất thời, tuy nhiên hầu như không có khả năng điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đồng thời còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể với gan, dạ dày

Chữa tê tay chân bằng Thuốc Nam

Một số bài thuốc Nam cũng có thể có tác dụng hỗ trợ giảm đau, khắc phục tình trạng tê tay được sử dụng nhiều trong dân gian như Ngải cứu trắng, gừng, lá lốt

Ngải cứu trắng

Ngải cứu là cây thuốc nam quen thuộc, có tính nóng ẩm thường được sử dụng điều trị bệnh xương khớp. Sử dụng một nắm ngải cứu và muối hột hòa vào một chậu nước sôi để ngải cứu mềm và hòa vào với muôi. Sau đó đắp lên vị trí đau, hỗn hợp này sẽ giúp mạch máu giãn nở và lưu thông tốt.ngăn ngừa và khắc phục tình trạng tê tay.

Lá lốt

Sử dụng lá lốt tươi hoặc lá lốt phơi khô, sắc dần dần với 2 bát nước đến khi cô lại còn khoảng ½ bát. Uống trước bữa ăn liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng tê tay.

Cây cỏ Trinh nữ [cây xấu hổ]

Cây cỏ trinh nữ là loại cỏ quen thuộc đồng thời cùng là vị thuốc Nam gần gũi của người Việt. Loại cỏ này có tính hơi hàn, vị ngọt. Để sử dụng cỏ Trinh nữ điều trị tê tay, bạn cần dùng từ khoảng 20 đến 30gr rễ của cỏ trinh nữ để sắc lấy nước uống tương tự như cách với lá lốt, uống liên tục trong một khoảng thời gian nhất định để giúp khắc phục tình trạng tê tay.

Nước gừng ngâm muối

Sử dụng muối và gừng hòa tan cùng với nước ấm khoảng 50-60 độ để ngâm chân sẽ giúp mạch máu giãn nở, tăng cường lưu thông máu không chỉ giúp khắc phục tình trạng tê tay mà còn giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Bài tập hỗ trợ chữa tê tay

Bên cạnh những phương pháp trên để điều trị và khắc phục tình trạng tê tay bạn cũng có thể sử dụng các bài tập đơn giản dưới đây để phòng ngừa và làm giảm tình trạng tê nhức tay.

Xoay khớp tay:Để thực hiện động tác này, người bệnh đứng theo tư thế dang rộng hai tay, hai chân bằng vai, thực hiện xoay cánh tay theo hướng từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài để tăng cường vận động của các khớp và hệ thống thần kinh, giúp máu được lưu thông cơ được giải phóng, hạn chế tình trạng tê tay.

Xòe bàn tay: Bệnh nhân nằm ngửa, để hai tay sang ngang và xòe hết cỡ có thể, giữ nguyên khoảng từ 3-5giây rồi từ từ nắm lại. Thực hiện liên tục trong vòng 10 15 phút.

Đi bộ nhẹ nhàng: Việc đi bộ nhẹ nhàng không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp lưu thông khí huyết, tăng khả năng vận động của cơ bắp, giảm tình trạng tê nhức tay.

Ăn uống khi bị tê tay

Một chế độ ăn uống tốt có thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân tê tay, giúp khắc phục tình trạng tê tay hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

Các loại rau xanh, trái cây tươi giàu loại vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt

Bổ sung các loại thực phẩm giau canxi, kali, omega 3 tốt cho hệ thần kinh và xương khớp như dầu đậu nành, dầu đậu phộng, trứng, sữa, cá hồi

Bổ sung chất đạm từ thịt bò, lợn, gà, các loại cá và hải sản khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Đặc biệt tránh những thực phẩm

Hạn chế những loại thực phẩm chứa dinh dưỡng không có lợi cho cơ thể như các loại đồ ăn sẵn, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, bánh kẹp ngọtvì những loại đồ ăn này làm tăng chất béo trong máu, ảnh hưởng sự lưu thông của máu.

Hạn chế các thực phẩm chứa chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, cà phêvì những chất có trong những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong máu đi nuôi các tế bào và hệ thần kinh gây ra không chỉ tình trạng tê tay nói riêng mà còn với các bệnh lý khác của cơ thể nói chung.

10 cách chữa tê tay tại nhà

1. Chườm nóng

Nhúng miếng vải vào nước nóng và chườm vào vùng bị tê trong 5-10 phút. Lặp lại cho đến khi hết tê.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tắm với nước nóng

2. Muối Epsom

Trộn một muỗng canh muối Epsom vào bồn tắm với nước ấm. Ngâm tay và chân của bạn trong khoảng 10 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Lưu ý : Bệnh nhân bị tiểu đường và các vấn đề về thận không nên sử dụng biện pháp này

3. Massage

Có thể lấy các loại tinh dầu thơm và massage lên khu vực bị tê từ từ và nhẹ nhàng, cho đến khi vùng bị tê nóng lên một chút. Giúp đẩy nhanh lưu thông máu và ngăn ngừa tê liệt.

4. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên bao gồm cử động tay và chân. Các bài tập như thể dục nhịp điệu, luyện tập tim mạch, xoay các khớp, đầu ngón tay giúp giảm tình trạng tê tay hiệu quả. Hãy thử bơi lội và chạy bộ để cải thiện lưu thông máu.

5. Bột nghệ

Thêm một thìa bột nghệ và mật ong trong một ly sữa, và uống đều đặn mỗi ngày. Hoặc, trộn bột nghệ với nước và bôi lên vùng tay bị tê. Massage nhẹ nhàng và từ từ, tinh chất curcumin sẽ tăng cường lưu lượng máu giúp cải thiện chứng tê tay

6. Quế

Trộn một muỗng canh bột quế trong một ly sữa ấm và uống hàng ngày để phòng ngừa và chữa tê tay tại nhà

Cách khác, trộn mật ong với một thìa bột quế. Ăn hàng ngày vào buổi sáng, liên tục trong hai tuần.

7. Dầu mù tạt

Chỉ cần lấy một giọt dầu mù tạt và xoa bóp nhẹ vào vùng tay bị tê, trong khoảng 20 phút giúp giảm tê tay hiệu quả. Thực hiện 3 lần mỗi ngày

8. Dầu dừa

Dầu dừa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích giúp tăng cường cơ bắp và lưu thông máu. Chỉ cần massage nhẹ lên vùng bị tê liệt bằng dầu dừa trong 20 phút, 3 lần một ngày. Để có kết quả tốt nhất, hãy làm ấm dầu trước khi xoa bóp.

9. Bơ

Bơ rất giàu magiê, là một khoáng chất cần thiết để cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể . Do đó, bạn nên ăn bơ hàng ngày, để phòng ngừa thoát khỏi tê tay nhanh chóng

Lưu ý : Bệnh nhân bị tiểu đường và thận cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn bơ.

10. Cây hương thảo

Bạn có thể bôi vài giọt tinh dầu hương thảo, massage nhẹ lên vùng bị tê khi. Nên xoa nóng dầu trước khi xoa lên vùng bị tê. Hoặc có thể pha trà hương thảo để uống hàng ngày giúp cải thiện tình trạng tê tay hiệu quả

Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng với những loại tinh dầu thảo mộc khác như dầu oải hương, dầu hoa anh thảo, cỏ xạ hương.

Tê tay là một trong 12 triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm mà bạn cần cảnh giác. Hãy tìm hiểu và đi khám ngay nếu không muốn bị bại liệt!

Biện pháp phòng ngừa tê tay tại nhà

Nên làm:

+ Tích cực hoạt động, tập luyện thể thao 30 phút mỗi ngày

+ Ăn nhiều rau xanh, trái cây

+ Những những thực phẩm giàu magie: Rau chân vịt, Các loại hạt, Cá, Đậu nành, Quả bơ, Chuối

+ Uống nhiều nước

+ Giữ ấm cho chân tay khi thời tiết lạnh

Nên tránh:

+ Không hút thuốc, tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê

+ Không ăn thực phẩm chế biến sẵn

+ Không ngồi một chỗ quá lâu

Nếu nhưáp dụng các biện phápở trên mà triệu chứng tê tay vẫn không thuyên giảm, kèm theo đau nhức, tê bì, đau mỏi vai gáy, cổ thì rất có thể bạn đã mắc thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý: Những biện pháp ở trên chỉ nhằm mục đích giảm tê bì tạm thời, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn chứ chưa thể giải quyết được tận gốc bệnh gây tê bì tay.

Điều trị tê tay bằng Đông y gia truyền

Nếu như tê bì tay liên quan đến bệnh lý cơ xương khớp, cột sống thì cần có phương pháp đặc trị riêng biệt

Hiện nay, Đông y là hướng điều trị bệnh nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn bởi sự an toàn và hiệu quả tận gốc.

Đông y tác dụng trúng đích căn nguyên gây ra tê bì tay, kiểm soát các yếu tố và làm giảm tê bì, đau nhức khó chịu, bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp, lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng vận mạch, tăng cường sức đề kháng

Trị Cốt Tán là một bài thuốc Đông chuyên đặc trị tình trạng đau nhức, tê bì không thể cầm nắm, vận động linh hoạt do các bệnh lý xương khớp, cột sống, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê liệt tay.

Với tình trạng tê bì tay do tính chất công việc khiến rễ thần kinh bị chèn ép, máu khó lưu thông tới tay thì chỉ sau 1 liệu trình Trị Cốt Tán sẽ không còn hiện tượng tê bì, phòng ngừa được bệnh xương khớp, ngăn ngừa tái phát.

Nếu như tình trạng tê bì tay do thoát vị đĩa đệm cổ gây ra thì bạn cần kiên trì điều trị theo đúng lộ trình của nhà thuốc đưa ra để tổn thương ở đĩa đệm được hồi phục hoàn toàn, không còn chèn ép rễ thần kinh.

Cùng xem chuyên gia đánh giáTrị Cốt Tán có tốt không, được rất nhiều người bệnh tin dùng và đã chữa khỏi bệnh an toàn, ngăn ngừa tái phát.

Trị Cốt Tán chữa khỏi đau nhức, tê liệt tay do thoát vị đĩa đệm

Thuốc được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm và một số bí dược gia truyền, kết hợp theo tỷ lệ vàng đã được nghiên cứu tuân theo lý luận y học cổ truyền và y học hiện đại, có công dụng bổ huyết, hành khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Can thiệp vào tận gốc, chữa lành tổn thương do xương khớp, cột sống gây chèn ép dây thần kinh, đẩy lùi tình trạng tê liệt tay nhanh chóng.

Nếu bạn gặp phải tình trạng tê bì chân tay kéo dài, kèm theo đau buốt, nhức mỏi đang lo lắng về tình trạng sức khỏe. Hãy gọi ngay cho chúng tôi 0961666383 để được tư vấn, chẩn đoán chính xác về bệnh.

Dưới đây là thông tin bạn cần biết:

» Tê tay là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cổ

» Tê bì chân tay là gì? 2 nhóm bệnh lý gây tê chân tay thường gặp

» 10 bệnh lý gây tê tay khi ngủ về đêm, sau khi ngủ dậy

Đăng ký bác sĩ tư vấn bệnh miễn phí




Tác giả: Nguyễn Công Sáu
Mô tả: Lương y Nguyễn Công Sáu chủ nhà thuốc Đông y gia truyền Hải Sáu, nguyên là Ủy viên Hội Đông y Tỉnh Thái Bình. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đông y, cứu chữa cho hơn 50.000 người bệnh bị thoát vị đĩa đệm và các bệnh về xương khớp khác.
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Login
Notify of
{} [+]
Họ Tên*
Email
Hotline
{} [+]
Họ Tên*
Email
Hotline
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

  • Thuốc Đông y gia truyền chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả tốt nhất

    Những cơn tê bì cánh tay, bàn tay và ngón tay khiến...

  • Chương trình Tư vấn sức khoẻ, khám chữa bệnh Nhân đạo 2018 của nhà thuốc Hải Sáu

    Tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, sự đùm bọc sẻ...

  • Trị Cốt Tán mua ở đâu?

    Trị Cốt Tán là bài thuốc Đông y gia truyền 5 đời...

  • Trị Cốt Tán có tốt không, giá bao nhiêu,mua ở đâu? Hướng dẫn sử dụng

    Trị Cốt Tán là bài thuốc Đông y gia truyền được các...

  • Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lệch trái, lệch phải

    Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lệch trái, lệch phải khiến...

  • Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì để bệnh mau khỏi?

    Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì để đảm bảo sức...

  • Thoát vị đĩa đệm có nằm nệm được không?

    Thoát vị đĩa đệm có nằm nệm được không? Loại nệm nào...

  • Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao, đá bóng được không?

    Tôi năm nay 43 tuổi, bị chứng thoát vị đĩa đệm đã...

  • Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý, mang thai

    Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý ảnh hưởng không nhỏ tới...

Video liên quan

Chủ Đề