Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu gram thịt bò?

Cho rằng ăn nhiều thịt đỏ giúp phát triển cơ nên gần như ngày nào chị Hương [Ba Đình] cũng cho con trai đang tuổi dậy thì ăn thịt bò, bê. Thi thoảng chị đổi bữa sang cá tôm, hải sản.

Ngược lại với chị Hương, mẹ chồng chị lại kiên quyết không ăn thịt đỏ vì sợ ung thư. Món chính hàng ngày của bà là đậu, lạc, vài miếng cá khô. Chế độ ăn thiếu đạm khiến mẹ chị luôn trong tình trạng suy nhược cơ thể. Có lần phải đi cấp cứu vì tụt đường huyết.

Vậy ăn thịt đỏ bao nhiêu là vừa đủ?

TS. Tuấn Thị Mai Phương - Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, thịt đỏ rất thông dụng trong bữa ăn của người Việt Nam không chỉ do quan niệm về sự bổ dưỡng, sang trọng mà còn do sự tiện dụng trong tiếp cận, đa dạng trong chế biến và ngon miệng khi ăn.

Theo kết quả các cuộc tổng điều tra về dinh dưỡng thì mức tiêu thụ thịt nói chung và thịt đỏ nói riêng có sự gia tăng mạnh mẽ trong một vài thập kỷ gần đây. Nếu như mức tiêu thụ thịt [các loại] bình quân một người/ngày là 51g/ngày [năm 2000] và  84g/ngày [năm 2010] và năm 2020 thì mức tiêu thụ đạt 134,5g/ngày.

Người dân khu vực thành thị có mức tiêu thụ thịt cao hơn khu vực nông thôn. Mức tiêu thụ thịt đỏ bình quân đầu người là 95,5g/người/ngày [năm 2020] và ở khu vực thành thị là 116,9 g/ngày, mức tiêu thụ này của người dân thành thị đã cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị về mức tiêu thụ thịt đỏ nhiều hơn.

Ăn thịt lợn, bò, bê, dê, cừu… mỗi ngày bao nhiêu là đủ?

TS. Mai Phương khẳng định rằng thịt đỏ là nguồn cung cấp protein động vật quan trọng. Trong 100g thịt lợn nạc có 19 gam protein, hay trong 100g thịt bò có 21 gam protein – đáp ứng xấp xỉ 30% nhu cầu protein trong ngày của một người trưởng thành. Bên cạnh đó thịt đỏ rất giàu các loại vi khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin B12.

Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam thì 100g thịt bò thăn nạc cung cấp 1,6 gam sắt và  4,05 gram kẽm, khoảng 1mcg B12. Trong 100g thịt lợn có khoảng 1 gam sắt và 2,5 gam kẽm, và 0,84 mcg B12. Hàm lượng này là cao so với các thực phẩm khác.

Tuy nhiên sử dụng nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Mức tiêu thụ cân đối và hợp lý các loại thực phẩm nói chung và đặc biệt là thịt đỏ nói riêng là chìa khóa để duy trì và nâng cao sức khỏe.

“Ăn quá nhiều thịt đỏ là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ máu cao, tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Đây là kết luận của Quỹ phòng chống ung thư quốc tế dựa trên việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu về tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn trên các nước và các dân tộc khác nhau”, TS. Mai Phương nhấn mạnh.

Theo đó, để cân bằng giữa lợi ích của việc ăn thịt đỏ [nguồn cung cấp protein và vi chất dồi dào] với những nguy cơ đối với sức khỏe [các bệnh không lây nhiễm và ung thư] cần có những hướng dẫn cụ thể về lượng tiêu thụ hợp lý.

Quỹ phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu ung thư Hoa kỳ đã đưa ra khuyến nghị như sau:

Nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350- 500g sau chế biến [tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương].

Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày [thịt đã chế biến chín], tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.

“Như vậy khuyến cáo đưa ra một định lượng cụ thể để mọi người có thể điều chỉnh lượng thịt đỏ trong khẩu phần của mình.

Khuyến cáo cũng đưa ra, nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa là những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất”, TS. Mai Phương thông tin.

Theo định nghĩa của Hội phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu ung thư Hoa kỳ thì thịt đỏ là thịt của các loài động vật có vú, sở dĩ gọi là thịt đỏ vì chúng chứa nhiều myoglobin - một loại protein giúp liên kết các nguyên tố sắt và vận chuyển oxy trong máu.

Ngoài ra, thịt đỏ sẽ có màu đỏ khi tươi sống, còn khi chế biến thịt có màu nâu. Một cách hiểu đơn giản hơn thì thịt đỏ là thịt của các loại gia súc, có màu đỏ khi tươi sống và trong bữa ăn của chúng ta các loại thịt đỏ được sử dụng nhiều thường là thịt lợn, thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt cừu, thịt thỏ…

, bác sĩ Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch [TP.HCM] - cho biết trung bình lượng thịt đỏ được khuyến cáo tiêu thụ không quá 300 - 350g/người/tuần.

Đây là nguồn đạm có giá trị sinh học cao, cung cấp thêm vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin B12… Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ, cung cấp quá nhiều axit béo bão hòa sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và có thể gây tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ...

"Một tuần chỉ nên ăn hai bữa sáng có thịt đỏ, các bữa còn lại phải ăn món khác ngoài thịt đỏ. Trong tuần chỉ cần hai bữa chính có thịt đỏ như một bữa thịt kho trứng, bữa còn lại là thịt bò xào. Đối với các bữa còn lại có thể sử dụng các thực phẩm khác như: cá [theo khuyến cáo là ăn 3 lần/tuần], tôm, thịt gà, đậu hũ, trứng…", bác sĩ Cường nói.

Bác sĩ Cường cho biết thêm, người dân cần phải chú ý đến việc bổ sung các chất xơ từ trong rau, củ, quả để hấp thụ các khoáng chất. Theo khuyến cáo hiện nay thì mỗi người nên ăn từ 3-4 đơn vị rau mỗi ngày, mỗi đơn vị là 80g, ít nhất một bữa ăn phải bao gồm hai đơn vị rau, ví dụ nấu được một món canh [80g rau] và món xào [80g rau].

"Thịt đỏ sẽ có nhiều cách chế biến khác nhau như: giò, chả, nem, xúc xích…, thịt xuất hiện trong nhiều món nên số lượng sẽ nhân lên. Tốt nhất là thịt nên kho, luộc, hấp, xào…, hạn chế nướng tại lò có nhiệt độ cao lên đến 200 - 300 độ C", bác sĩ Cường lưu ý.

Trước đó, tháng 4-2022, Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng đã công bố kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc. Cuộc điều tra này tiến hành trong hai năm 2019 - 2020, với sự tham gia của 22.400 gia đình tại 25 tỉnh thành đại diện cho sáu vùng sinh thái.

Theo kết quả điều tra, mức tiêu thụ thịt tăng rất nhanh trong những năm qua, từ 84g/người/ngày [mức tiêu thụ bình quân toàn quốc năm 2010] tăng lên 136,4g/người/ngày năm 2020, ở khu vực thành thị mức này đạt 155,3g/người/ngày.

Mức này là rất cao so với khuyến nghị, theo ông Lê Danh Tuyên - nguyên viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, tùy theo loại hình lao động từ nhẹ đến nặng, mỗi người chỉ nên sử dụng 1,2 - 2,2g thịt đỏ/kg thể trọng/ngày, trong đó người 50kg làm việc văn phòng chỉ nên dùng 60g thịt đỏ [thịt lợn, bò, phần thịt đỏ của gia cầm] mỗi ngày.

Ông Tuyên cũng khuyến cáo ăn nhiều thịt đỏ có liên quan tới bệnh ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác, trong khi rau quả cần tăng trong khẩu phần lại không tăng nhiều. Trong khi với số lượng thịt đỏ sử dụng như điều tra kể trên, người Việt đang ăn vượt khuyến nghị, ở khu vực thành thị thì lượng thịt tiêu thụ đã gấp đôi so với khuyến nghị.

Khách nườm nượp đến mua thịt heo ăn chuối của bầu Đức ở Hà Nội

TTO - Buổi khai trương hai cửa hàng bán thịt heo ăn chuối đầu tiên tại Hà Nội với thương hiệu Bapi Food của bầu Đức thu hút được rất nhiều khách thủ đô và cả ở tỉnh lân cận như Hưng Yên.

1 tuần nên ăn bao nhiêu thịt bò?

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, người bình thường nên ăn không quá 300 - 500g thịt đỏ [bao gồm bò, lợn, bê…] mỗi tuần. Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150g, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp.

1 ngày nên ăn bao nhiêu lạng thịt?

Trung bình cần khoảng 68 g đạm mỗi ngày. Trong đó lượng đạm động vật chiếm 50%, tức cần bổ sung 34g đạm động vật. Để có 10g đạm động vật thì cần tiêu thụ 50 g thịt. Vậy người này sẽ cần khoảng 170 - 210 g thịt cá mỗi ngày.

1 ngày cần ăn bao nhiêu g thịt cá?

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên ăn ít nhất 2 bữa cá, tương đương khoảng 340g cá/tuần. Đối với các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu... mỗi người nên ăn ít nhất 140g/tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280g.

Ngày nào cũng ăn thịt bò cơ tốt không?

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh alzheimer: Nếu bạn ăn quá nhiều thịt bò, bạn sẽ bị thừa sắt bởi trong thịt bò có rất nhiều chất sắt. Nếu như bình thường, chất sắt rất có lợi cho sức khỏe, tốt cho máu, hệ tim mạch và sự phát triển trí não.

Chủ Đề