Mối quan hệ giữa giá trị hàng hoá và lợi nhuận

Câu 7: Thế lào là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận? Chúng có quan hệ thế nào với giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư?

1. Lợi nhuận và quan hệ của lợi nhuận với giá trị thặng dư

Lợi nhuận: Hao phí lao động thực tế của XH để sản xuất hàng hoá là: c+m+v. Nếu gọi G là giá trị hàng hố thì G=c+m+vChi phí sản xuất của TBCN là c+v. Nếu kí hiệu Chi phí sản xuất của TBCN là K thì K=c+vG=K+m. Khi c+v chuyển hố thành K thì số tiền mà nhà TB thu được sau khi bánhàng hoá theo giá cả thị trường vượt trội hơn so với chi phí sản xuất TBCN được gọi là lợinhuận, ký hiệu là P. Giá trị hàng hố bằng chi phí sản xuất TBCN cộng với lợi nhuận G=K+P Như vậy, lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai lệch bảnchất bóc lột của CNTB. Cái khác nhau giữa m và P ở chỗ, khi noi m là hàm ý so với v, còn khi nói P là hàm ý so với c+v.Về chất, lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong đời sống thực tế nền sản xuất TBCN.Về lượng, đối với từng nhà TB cá biệt lợi nhuận và giá trị thặng dư thường không trùng khớp với nhau. lợi nhuận có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thặng dư tuỳ thuộc vào quan hệcung cầu hàng hoá trên thị trường. Nhưng xét trên phạm vi tồn XH thì tổng lợi nhuận ln bằng tổng số giá trị thặng dư.Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phẩn trăm giữa tổng số lợi nhuận giá trị thặng dư và toàn bộ TB ứng trước, ký hiệu là p, được xác định bằng công thức: P’=mc+v x 100; Tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư có sự khác nhau về chất và lượng.Về chất: tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả kinh doanh của nhà TB và chỉ cho nhà TB thấy đầu tư vào đâu có lợi hơn, còn tỷ suất giá trị thặng dư lại phản ánh trình độ bóc lột của nhàTB đối với lao động làm thuê. Về lượng: tỷ suất lợi nhuận luôn luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư vì:P’=mc+v x 100 còn m’=mv x 100.Câu 8: Phân tích các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay theo tinh thần ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 10?- Trên cơ sở nguyên lý và thành phần kinh tế chủ yếu mà Lênin chỉ ra trong thời kỳ quá độ KT XHCN, kinh tế của những người sản xuất nhỏ, KTTB tư nhân, KT TBCN tuỳ hoàn cảnhcụ thể mà xác định cơ cấu cho từng giai đoạn phù hợp. - Qua thực tế 20 năm đổi mới ĐH X của Đảng đã xác định nền kinh tế nước ta gồm 5thành phần cơ bản: KT nhà nước, KT tập thể, KT tư nhân KTTB tư nhân+KT cá thể tiểu chủ, KT tư bản nhà nước, KT có vốn đầu tư nước ngồi.- Nội dung và vai trò của các thành phần kinh tế:1.Kinh tế nhà nước KTNNKTNN dựa trên hình thức sở hữu công hữu về TLSX chủ yếu, KTNN bao gồm các doanh nghiệp nhà nứơc DNNN, tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai,hầm mỏ,…DNNN giữ vị trí then chốt ở các ngành, lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước.KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền KTQD, được thể hiện như sau - Một là các DNNN đi đầu trong các ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng caonăng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế XH và chấp hành pháp luật. - Hai là KTNN là chỗ dựa để nhà nước thực hiện chuác năng điều tiết quản lý vĩ mô nềnkinh tế theo định hướng XHCN hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN.- Ba là KTNN cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng vững chắc của nền KTQD.

-    Khi lợi nhuận chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.

-    Giá cả sản xuất bằng chi phi sán xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Giá cả sản xuất = k + lợi nhuận bình quân.

-     Điều kiện để giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển; sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất; quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác.

-    Trong sản xuất, hàng hóa giản đơn thì giá cả hàng hoá xoay quanh giá trị hằng hoá. Giờ dây, giá cả hàng hoá sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành, giá cả sản xuất và giá trị hàng hoá có thể không bằng nhau, nhưng đứng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hoá. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất: giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.

- Quá trình hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có thể tóm tắt ở bảng sau đây:

Như vậy, trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.

Loigiaihay.com

-     Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá [giả định: giá cả = giá trị], nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu: p.

Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Hay lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hoá đo có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí tư bản.

Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:

W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành: W = k + p

-     So sánh giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận:

+ Giống nhau, cả lợi nhuận [p] và giá trị thặng dư [m] đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

+ Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chát của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.

-     Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao dộng làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:

+ Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhoà sự khác nhau giữa c và v.

+ Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phi sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thế thấp hơn giá trị hàng hoá là đã có lợi nhuận rồi.

Nhìn vào hình thức, lý luận giai cấp tư sản cho rằng, lợi nhuận là do lưu thông sinh ra. Vì nếu:

Giá cả = giá trị thì p = m

Giá cả > giá trị thì p > m

Giá cả < giá trị thì p < m

Nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả luôn băng tổng giá trị, do đó tổng p luôn luôn bằng tổng m.

Loigiaihay.com

03 Th6 2011


Giá trị thặng dư: là bộ phận giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do nhân công tạo ra và thuộc quyền sở hữu của người chủ vốn. Giá trị thặng dư là nguồn thu nhập cơ bản của các nhà tư bản, là cơ sở của toàn bộ các quan hệ tư bản chủ nghĩa. Vì vậy cho nên giá trị thặng dư là mục đích quyết định của sản xuất tư bản chủ nghĩa
Lợi nhuận :Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên sau khi bán hàng hoá theo đúng giá trị, nhà tư bản không chỉ bù lạiđủ số tiền đã ứng ra, mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng m. Số tiền lời này gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.

Lợi nhuận tư bản chủ nghĩa là kết quả của tổng tư bản đưa vào sản xuất. Do đó, lợi nhuận sẽ: . Xóa nhòa sự khác biệt giữa giá trị tư bản bất biến dùng trong sản xuất [ký hiệu là c] và giá trị tư bản khả biến [ký hiệu là v] . Che giấu nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư . Che giấu quan hệ tư bản chủ nghĩa

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư

Lợi nhuận và giá trị thặng dư xét về mặt chất th nó là một nhưng xét về mặt lượng thì nó không thống nhất với nhau Lợi nhuận có thể lớn hơn hay nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thặng dư vì lợi nhuận trực tiếp được tính gộp vào trong giá cả Ví dụ: Nếu cung = cầu thì giá cả = giá trị Nếu doanh thu là 120, chi phí 100 thì lợi nhuận [p] = giá trị thặng dư [m] = 20 Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm so với giá trị, do đó theo ví dụ trên thì doanh thu chỉ là 110 và p=10, p < m Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng so với giá trị, do đó doanh thu sẽ là 130 và p=30, p > m

Lợi nhuận che giấu giá trị thặng dư và là sự biến tướng của giá trị thặng dư. Lợi nhuận là sự biểu hiện của giá trị thặng dư, hay giá trị thặng dư mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận

Video liên quan

Chủ Đề