Mối quan hệ giữa nội sinh và ngoại sinh là gì

Như vậy một yếu tố văn hóa ngoại sinh có thể được tiếp biến, bảnđịa hóa, chuyển hóa thành nội sinh trong quá trình phát triển của nền vănhóa trong lịch sử. Khả năng nội sinh hóa các yếu tố ngoại sinh chính làsức sống, khả năng sinh tồn cuả một nền văn hóa. Khả năng này càngmạnh mẽ, khéo léo nền văn hóa đó càng phát triển. Khả năng này càngyếu ớt văn hóa càng èo uột và có nguy cơ bị hòa tan, bị triệt tiêu.Khi nghiên cứu về các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, PGS, TS ĐỗLai Thúy cho rằng: Chỉ có những yếu tố ngoại sinh nào được nội sinhhóa, nghĩa là đã biến dạng tuy là nó những không còn là nó như ban đầunữa mới được coi là yếu tố nội sinh khi xem xét ở thời điểm giao lưukhác. Như vậy có những yếu tố văn hóa vĩnh viễn chỉ là yếu tố ngoạisinh, dù có mặt trong một nền văn hóa khác rất lâu, vì chúng không đượcnội sinh hóa, chúng vẫn là chúng như ở nền văn hóa mà chúng xuất hiện.Ví dụ, âm P trong từ Popơlin cho đến nay vẫn nằm ngoài hệ thống ngữâm tiếng Việt, cho dù du nhập vào văn hóa Việt Nam từ cuối thế kỷ 19.Chúng tôi cho rằng, việc những thuật ngữ tiếng nước ngoài đượcchấp nhận sử dụng nguyên dạng hoặc phiên âm theo kiểu âm tiếng Việt,thực chất cũng đã là một bước nội sinh hóa. Vì thế để tiện xem xét, chúngtôi đưa ra một quan niệm ít nhiều mang tính máy móc, nghĩa là, tại mộtthời điểm nhất định, những yếu tố văn hóa có nguồn gốc ngoại sinh đãtồn tại trong một nền văn hóa chủ thể đều được coi là yếu tố nội sinh.1.1.2 Quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong giao lưu vănhoáBất kỳ hình thức giao lưu nào cũng phải có sự du nhập của các yếutố ngoại sinh vào nền văn hoá bản điạ và luôn luôn xảy ra mối tương tácgiữa các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh.Vấn đề đặt ra ở đây là:Vậy các yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh quan hệ với nhau như thếnào để có thể đạt được sự biến đổi trong mô thức một nền văn hoá? Hay nói cách khác thì giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và yếu tốngoại sinh mang tính quy luật như thế nào trong phát triển văn hoá? Đểlàm rõ quy luật này ta sẽ phân tích khả năng tương tác giữa các yếu tố nộisinh và yếu tố ngoại sinh trong một nền văn hoá cụ thể, mà trong phạm vicông trình nghiên cứu này chúng tôi chọn lựa chính nền văn hoá Việt.Xét về mặt logic thì giữa các yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh có thểxảy ra các quan hệ sau đây:1. Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản điạ đãđược chấp nhận và thay thế cho các yếu tố nội sinh tươg đưong làm chocác yếu tố này bị mất đi, hoặc giảm đi đáng kể vai trò của mình trong nềnvăn hoá bản địa.Ta có thể dễ dàng chứng minh điều này trong nền văn hoá ViệtNam. Trước khi giao lưu với văn hoá phương Tây, tục nhuộm răng đencòn là một phong tục cổ truyền rất phổ biến trong nền văn hoá Việt. Khigiải thích về nguồn gốc của phong tục này, nhiều nhà nghiên cứu đãkhẳng định rằng tục nhuộm răng đen là nhu cầu cần khẳng định sự khácbiệt mình với giới tự nhiên của người Việt. Khi giao lưu với văn hoáPháp, tục này đã hoàn toàn bị thay đổi bằng tục để răng trắng và cũngđược giải thích rằng đó là sự phát triển cao hơn của con người với tư cáchlà một cá nhân [Không chỉ là một cá thể như trước đây] thì con người đãcó nhiều cách khác nhau để khăng định bản thân mình, do đó không cầnthiết phải nhuộm răng đen nữa. Bất kỳ một sự lý giải nào về văn hoácũng chỉ mang tính suy luận, ước đoán, song việc tục nhuộm răng đen bịmất đi dưới tác động của mối giao lưu văn hoá với Phương Tây thông quavăn hoá Pháp là một điều không thể phủ nhận. Cũng có thể nhận thấyrằng dưới tác động của giao lưu với văn hoá Pháp mà mô thức văn hoátrong trang phục của người Việt cũng thay đổi hoàn toàn. Thay bằng bộquần chùng, áo dài của nam giới và chiếc váy rộng cùng áo tứ thân củanữ giới là bộ complê và những bộ quần áo theo đúng kiểu trang phục phương Tây. Trong trưòng hợp này, như ta đã thấy yếu tố nội sinh bị thaythế hoàn toàn bởi yếu tố ngoại sinh, tạo ra sự biến đổi trong phong tục cổtruyền của người Việt.Nếu ta ngược lại xa hơn dòng lịch sử của dân tộc ta thấy rõ sự biếnđổi trong mô thức văn hoá Việt Nam trong quan hệ với các yếu tố ngoạisinh được thể hiện rất rõ trong vốn từ vựng, trong hệ thống lễ hội cổtruyền và trong rất nhiều lĩnh vực văn hoá tinh thần khác. Đơn cử một vídụ, trước thế kỷ 15, Nho giáo mặc dù đã được du nhập từ rất lâu [từnhững năm đầu công nguyên] song vẫn chưa tìm được vị trí vững chắctrong nền văn hoá dân gian bản điạ, thì các nghi lễ nông nghiệp như nghilễ cầu mưa, cầu nắng, cầu mùa màng sinh sôi nảy nở đặc biệt là các nghilễ phồn thực, vốn là nghi lễ xuất phát từ tín ngưỡng bản địa tồn tại rất lâuđời trong nền văn hoá bản điạ truyền thống của người Việt vẫn là cácnghi lễ chính thống trong các lễ hội dân gian cổ truyền. Nhưng khi nhàHậu Lê quyết định chọn Nho giáo làm quốc giáo, thì mọi nghi lễ, nghithức của các lê hội dân gian bản điạ này, đặc biệt là nghi lễ phồn thựcphải nhường chỗ cho các nghi lễ của Nho giáo, các yếu tố nội sinh bị đẩylui sang như các nghi lễ bên lề, như những tục hèm trong các lễ hộitruyền thống. Mối quan hệ của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh này đãlàm biến đổi đáng kể bộ mặt của hệ thống lễ hội cổ truyền, làm mới hơn,phong phú hơn hệ thống nghi lễ, nghi thức và đẩy các nghi lễ cổ truyềnsang bên lề. Tuy nhien các nghi lẽ mang tính bản địa này vẫn tồn tại trongtrong vô thức của nhân dân, trong những phong tục đặc biệt được gọi là“tục hèm” mà nhiều khi không thể lý giải được nếu như không bóc táchđúng, giải mã đúng các lớp phủ văn hoá của chúng.Cũng có thể đưa ra một bằng chứng khác của việc thay thế cácphong tục bản địa bằng một phong tục khác dưới động của nền văn hoádu nhập. Đó là phong ục "cướp dâu", một phong tục khá phổ biến của cưdân văn hoá bản địa có chung cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Gọi là cướp dâu, nhưng thực tế đó là một phong tục đẹp, tượng trưng cho khát vọng tựdo yêu đương của thanh niêm nam nữ thời đó. Bởi vì về thực chất đây làmột sự thoả thuận giữa đôi trai gái yêu nhau, quyết tâm vượt mọi khókhăn cản trở để cùng nhau xây dựng mộng lứa đôi, đăc biệt là vượt quasự cấm đoán của cha mẹ, hay sự thách cưới quá cao vượt quá khả năngcủa chú rể tương lai. Cô dâu khi được cướp về thi chỉ làm đám cướitượng trưng, mang tính thủ tục và được toàn bộ dân làng ủng hộ. Songkhi Nho giáo du nhập vào, với ảnh hưởng của đạo lý "tam tòng, tứ đức",người con gái bị trói buộc hoàn toàn vào ý muốn của cha mẹ, "cha mẹ đặtđâu con ngồi đấy" nên phong tục đẹp này bị mai một đi và thay thế bằngcác nghi lễ "vấn danh" hay "dạm hỏi" mang khá đậm màu sắc Nho giáotrong văn hoá Việt. Tuy nhiên ở các nền văn hoá các dân tộc thiểu sốkhác như người H'mông chẳng hạn, tục này còn duy trì cho tới tận ngàynay.Tóm lại, với việc thay thế và gần như thay thế các yếu tố nội sinhtương đương, các yếu tố ngoại sinh có vai trò quan trọng trong việc làmđổi mới những mô thức văn hoá trong nền văn hoá bản địa, tạo cho nềnvăn hoá này biến đổi đa dạng hơn và phong phú hơn.2. Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản địa thìkết hợp với các yếu tố nội sinh để tạo ra các yếu tố mới, các yếu tố lai tạohết sức độc đáo và lý thú. Mối tương tác kiểu này giữa các yếu tố văn hoábản địa và yếu tố du nhập có thể coi là mối tương tác phổ biến nhất và tạocho nền văn hoá bản địa đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều.Có thể tìm được một cách dễ dàng các minh chứng hùng hồn cho mốiquan hệ tạo tiền đề cho phát triển dạng này. Khi Đạo giáo Phù thuỷ dunhập vào nền văn hoá Việt Nam đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn và tàitình với một tín ngưỡng dân gian bản địa rất phổ biến, rất đặc trưng trongcơ tầng văn hoá Đông Nam Á, đặc trưng cho nền văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước là tín nguỡng thờ mẫu để tạo thành tín ngưỡng Tam phủ,Tú phủ. Tín ngưỡng Tam phủ, tứ phủ là một tín ngưỡng hết sức đặc sắctrong nền văn hoá Việt Nam, nó vừa là tín ngưỡng thờ Mẹ Đất, mẹ Nước,mẹ Trời theo tâm thức dân gian truyền thống, vừa khác với tín ngưỡngthờ Mẹ vốn rất mộc mạc, chất phác bản địa bởi sự kết hợp vào đó các yếutố trừ tà, trừ bệnh, xin thẻ, xin xăm, bói toán, phong thuỷ... và việc dunghợp vào hệ thống các dối tượng tôn thờ nhiều ông hoàng, bà chúa, cô,cậu... của Đạo giáo Phù thuỷ. Việc lai tạo này thể hiện rất rõ vai trò quantrọng của gen nội sinh [các yếu tố nội sinh] và ưu thế của gen ngoại sinh[các yếu tố ngoại sinh] để tạo ra một hiện tượng văn hoá lai đặc sắc vàđộc đáo.Chữ Nôm cũng là một bằng chứng hùng hồn cho quan hệ Nội Ngoại sinh kết hợp này. Sử dụng một cách khéo léo các ký tự Hán theomột quy tắc ghép tự đặc biệt để ghi âm chữ Việt, chữ Nôm là một sảnphẩm được lai tạo hết sức tài tình và độc đáo góp phần quan trọng trongviệc hình thành nền văn hoá bác học trong lòng nền văn hoá dân gian củaViệt Nam và trong việc bảo tồn lưu giữ các di sản van hoá tinh thần củacha ông ta suốt mấy thế kỷ.Sự du nhập của Phật giáo cũng làm xuất hiện một tiểu hệ thống cáclễ hội mới trong hệ thống lễ hội cổ truyền, đó là các lễ hội chùa, mà chủyếu là các lễ hội chùa dạng tiền phật hậu thần hay tiền phật hậu mẫu. Đâylà dạng lễ hội rất độc đáo, kêt hợp nhuần nhuyễn các yếu tố Phật giáongoại sinh với tín ngưỡng dân gian bản điạ. Trong các loại hình lễ hộichùa này ta thấy các yếu tố của Phật giáo như nghi lễ thờ Phật, các dạngthức đọc kinh, kể hạnh... luôn gắn bó, dung hoà với các tục thờ cây, thờtự nhiên, tục thờ nhân thần... vốn đặc trưng cho tín ngưỡng bản địa. Mộtnguyên mẫu cho loại hình văn hoá lai tạo dưới tác động của các yếu tốngoại sinh và nội sinh này có thể kể đến lễ hội chùa Dâu. Việc kết hợpgiữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ các yếu tố tự nhiên đã tạo ra một tín ngưỡng độc đáo là tín ngưỡng thờ "Tứ Pháp", một trong các nguyên cớcăn bản, hạt nhân quan trọng để tiến hành lễ hội này. Trong lễ hội chùaDâu, ta thấy những yếu tố văn hoá bản địa kết hợp với Phật giáo một cáchtài tình và tuyệt diệu để tạo nên Phật Thạch quang mà bản chất chính làtục thờ đá rất cổ xua của người Việt kết hợp với Phật giáo, tục thờ tứpháp về bản chất chính là tục thờ cây + tục thờ mây mưa, sấm chợp +Phật giáo. Nếu phân tích bất kỳ một lễ hội chùa nào như lễ hội chùaLáng, lễ hội chùa Thầy... đều thấy rõ sự dung hợp, gắn kết, lai tạo tài tìnhcủa các yếu tố bản địa với Phật giáo như vậy.Tóm lại, việc kết hợp giữa các yếu tố nội sinh bản địa và ngoại sinhdu nhập vào để tạo ra các yếu/thành tố văn hoá mới mang sắc tố của cảhai yếu tố nội và ngoại sinh là một phương thức phát triển của văn hoábản điạ theo xu thế đa dạng hoá, phong phú hoá.3. Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản địa đãđược chấp nhận và tồn tại song song cùng với các yếu tố nội sinh tươngđương với chúng trong nền văn hoá bản địa và tạo nên sự đa dạng, phongphú cho nền văn hoá đó.Các dạng quan hệ kiểu này có thể kể đến mối quan hệ của từ dunhập và từ bản điạ trong vốn từ vựng. Trong từ vựng tiếng Việt tồn tại rấtnhiều từ Hán - Việt, vốn là các từ du nhập vào từ nền văn hoá TrungQuốc, và chúng vẫn song song tòn tại cùng với từ gốc bản địa như các từđồng nghĩa và chỉ phân biệt với nhau bằng văn phong. Thường thì từ HánViệt được dùng trong văn viết, trong cách nói trịnh trọng, trong ngôn ngữvăn học và khoa học, còn các từ gốc bản địa thường dùng trong ngôn ngữgiao tiếp, trong văn phong nói, thường gọi là cách nói nôm na.Ví dụ:Từ Hán viêtTừ gốc bản địaTânmới cốcũThuỷnướcThanhxanhhồngđỏhoàngvànghảibiểnhuyềnđenhằngtrănghạnhmậnMột bằng chứng khác của mối quan hệ tồn tại song hành và độc lậpnày có thể kể đến trang phục ngày cưới và trang phục tang lễ của ngườiViệt. Theo truyền thống, ngày cưới cô dâu mặc áo đỏ, tượng trưng cho sựmay mắn, hạnh phúc; song khi văn hoá phương Tây du nhập vào, thì côdâu lại mặc áo trắng, biểu hiện sự trong trắng, tinh khiết trong ngày cướicủa mình. Tang phục cũng tuơng tự như vậy. Màu trắng vốn là màutượng trưng cho tang thương, đau đớn của tang gia theo phong tục cổtruyền [thương đến trắng xương ra] song dưới tác động của giao lưu vănhoá với phương Tây người Việt chấp nhận cả tang phục màu đen, biểutrưng cho sự u buồn khi có người thân mất. Cho đến nay vẫn tồn tại songsong hai loại tang phục trắng [bản địa] và đen [ngoại sinh] trong tang lễcủa người Việt.Có thể dẫn ra rất nhiều bằng chững khác minh chứng cho việc tồntại song song và độc lập như thế của các yếu tố nội sinh và ngoại sinhtrong nền văn hoá Việt Nam và các nền văn hoá khác. Mối quan hệ dạngnày cũng tạo điều kiện cho văn hoá bản điạ phát triển theo xu hướng đadạng hoá. 4. Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản địa thìđược chấp nhận như một yếu tố văn hoá mới [bởi nó chưa hề có trong nềnvăn hoá bản địa] có thể ở dạng nguyên vẹn, cũng có thể ở dạng bản điạhoá, tuỳ thuộc vào đặc điểm tiếp biến của nền văn hoá bản địa.Đặc trưng cho kiểu quan hệ này có thể kể đến Nho giáo, Phật giáo, Ky tôgiáo, các yếu tố văn hoá vật chất như điện, phương tiện giao thông hiệnđại, các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt.. trong văn hoá Việt ; Bà la môn giáo,Hồi giáo trong văn hoá Chăm..vv.Khi các tôn giáo này du nhập vào nền văn hoá Việt Nam do đãđược cải biến, bản địa hoá khiến chúng khác nhiều so với nguyên bản.Song điều ta cần bàn ở đây là sự có mặt của các yếu tố này trong lòng nềnvăn hoá bản điạ đã làm thay đổi quan trọng về chất, chúng tạo cho vănhoá một bước nhảy trong quá trình phát triển của mình. Nho giáo và Phậtgiáo đã từng là hệ tư tưởng chính thống của văn hoá Đại Việt và Đại Namvà với vai trò đó các hệ tư tưởng này đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm vàsắc nét trong văn hoá Việt Nam từ nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đếnnghệ thuật văn chương, từ phong tục tập quán đến tâm lý dân tộc, đâu đâucũng thấy rõ nét ảnh hưởng của các tôn giáo du nhập đó. Và cho tới naykhi nói về nền văn hoá Việt Nam, không một học giả nào không nói đếntác động của các tôn giáo các hệ tư tưởng du nhập này.Sự du nhập và có mặt và tiếp biến một cách tài tình của các yếu tốvăn hoá ngoại sinh hoàn toàn mới trong nền văn hoá bản địa thường tạocho nền văn hoá bản địa đó sự phát triển mạnh mẽ như những bước ngoặttừ một nền văn hóa dân tộc trở thành một nền văn hóa mang tính khu vực,từ một nền văn hoá mang tính khu vực trở thành một nền văn hoá mangtính quốc tế. Đó là khi mối giao lưu văn hoá tạo ra cho nền văn hoá bảnđiạ tất cả các loại hình, dạng thức và yếu tố đặc trưng cho khu vực hoặcthế giới. Sự du nhập của các yếu tố ngoại sinh như Phật giáo, Nho giáo,Đạo giáo, Hindu giáo vào nền văn hóa Việt Nam cổ đại đã taoh cho văn hóa Việt Nam bước ra vũ đài khu vực; Còn sự có mặt của nhạc giaohưởng, báo chí, điện ảnh, thơ tự do, hội hoạ sơn dầu... từ mối giao lưu vớivăn hoá phương Tây đã tạo cho văn hoá Việt Nam bước nhảy vọt ra vũđài thế giới.Ngoài bốn mối quan hệ nêu trên còn phải kể đến mới quan hệ kếthợp của các yếu tố ngoại sinh vói nhau, hoặc sự kết hợp của các yếu tốngoại sinh trên nền tảng của yếu tố nội sinh bản địa để tạo ra các yếu tốmới, tạo ra sự đa dạng, phong phú nhiều tầng cho nền văn hóa bản điạ màta có thể thấy rất rõ khi phân tích hiện tượng "tam giáo đồng nguyên", khiphân tích hệ thống nghi lễ, tín ngưỡng trong lễ hội cổ truyền của ViệtNam.Từ những phân tích, chứng minh các mối quan hệ giữa các yếu tốngoại sinh và nội sinh trên đây trong nền văn hoá Việt, ta thấy rằng, tất cảcác mối tương tác của các yếu tố này đều tạo điều kiện cho văn hoá bảnđiạ phát triển theo các khuynh hướng: đổi mới theo xu thế thời đại [quanhệ 1]; đa dạng hoá, phong phú hoá bằng các yếu tố lai tạo, kết hợp giữacac yếu tố nội sinh và ngoại sinh [mối quan hệ 2]; đa dạng hoá, phongphú hoá bằng sự tồn tại song hành và độc lập của các yếu tố nội sinh vàngoại sinh [mối quan hệ 3]; và đa dạng hoá tạo những bước chuyển biếnvề chất, nâng cao vai trò của các yếu tố văn hoá bản địa bằng các yếu tốvăn hoá ngoại sinh hoàn toàn mới so với nền văn hoá bản điạ [mối quanhệ 4].Tóm lại, xử lý mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinhtrong giao lưu văn hoá chính là quy luật phát triển của các nền văn hoátrên thế giới nói chung, và văn hoá Việt Nam nói riêng. Sự phát triển nàyluôn làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc, nếu ta hiểu bản sắc văn hoá dântộc là một hệ thống mở luôn phát triển và hoàn thiện cùng với lịch sử vàthời gian. 1.2 Dữ liệu văn học và việc khai thác dữ liệu văn học để nghiên cứuvề văn hóa1.2.1 Dữ liệu và dữ liệu văn họcDữ liệu là một thuật ngữ khá mới mẻ trong vốn từ vựng thuật ngữhiện đại. Trong các từ điển tiếng Việt trước đây không thấy xuất hiệnthuật ngữ này. Bởi lẽ thuật ngữ này ra đời vào thời đại công nghệ thôngtin. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì dữ liệu được định nghĩanhư sau:“Nói chung, dữ liệu bao gồm những mệnh đề phản ánh thực tại. Một phânloại lớn của các mệnh đề quan trọng trong thực tiễn là các đo đạc hay quansát về một đại lượng biến đổi. Các mệnh đề đó có thể bao gồm các số, từhoặc hình ảnh.”Theo bách khoa toàn thư tiếng Việt online thì: “Dữ liệu là chấtliệu ban đầu của thông tin, thường là các giá trị của thông tin địnhlượng như giá bán của một mặt hàng, số nhà được xây dựng, số ngườitrong một đơn vị, vv. Trong tin học, DL được dùng như một cách biểudiễn hình thức hoá của thông tin về các sự kiện, hiện tượng, thích ứngvới các yêu cầu truyền đưa, thể hiện và xử lí bằng máy tính và hệ máytính”.Trong như vậy trong thông tin học, dữ liệu được hiểu là nhữngthông tin ban đầu đã được xử lý theo một quy tắc nhất định để máy tínhđiện tử có thể đọc, lưu trữ được.Dữ liệu sau này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kháccủa khoa học xã hội. Ta có thể hiểu một cách chung nhất về thuật ngữ nàylà:Xét về mặt từ nguyên thì “Dữ liệu” là một từ hán việt bao gồm haiyếu tố, trong đó dữ tức dữ kiện, liệu tức số liệu, chất liệu, như thế dữ liệu là chất liệu ban đầu của thông tin, là các dữ kiện được hàm chứa và đượcthể hiện dưới một hình thức nhất định.Dữ liệu có thể là những thông số cụ thể, số liệu cụ thể như các consố thống kê, các chỉ số. dữ liệu cũng có thể là những thông tin hàm chứatrong một thông tin khác phục vụ cho một mục đích khác mà ngườinghiên cứu có thể sử dụng để minh chứng và suy luận ra những thông tinkhái quát mới.Trong nghiên cúu khoa học, dữ liệu chính là những thông tin [dữkiện hoặc số liệu] dùng để phục vụ cho những minh chứng, những suyluận của người nghiên cứu. Các thông tin này thường được thể hiện dướimột hình thức nhất định và người khai thác nó nhiều khi không chỉ sửdụng chúng theo hàm nghĩa đen mà sử dụng chúng theo nhiều phươngdiện khác nhau. Dữ liệu thường là những thông tin ban đầu là của mộtngành nhưng có thể phục vụ cho việc suy xét, nghiên cứu cho các ngànhkhác; Có thể là những minh chứng ban đầu phục vụ cho một mục đích,nhưng vẫn có thể được sử dụng để minh chứng cho một mục đích khác.Ví dụ:Trong giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của Tràn Quốc Vượngthì từ dữ liệu khảo cổ học là tìm thấy nhiều đồ tùy táng trong các mộ củangười cổ xưa, nhà nghiên cứu suy ra rằng: Người Việt cổ thời đó đã cóquan niệm về thế giới bên kia sau cái chết”Hoặc trong giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần NgọcThêm, thông qua nội hàm của từ “cái” tức mẹ trong tiếng Việt cổ và việcsử dụng từ này để chỉ những vật to lớn nhất mà tác giả Trần Ngọc Thêmđã đưa ra kết luận rằng: Văn hóa Việt Nam cổ là nền văn hóa trọng phụnữ.

Video liên quan

Chủ Đề