Gia tài của mẹ vì sao bị cấm

Giờ phút lịch sử của dân tộc trôi qua đã 43 năm. Trịnh Công Sơn mất 17 năm trước. Khánh Ly đã trở về hát trên quê hương, nhưng không được hát cho quê hương vì “Gia tài của Mẹ” vẫn chưa được phổ biến Continue reading

Tagged 30 tháng Tư 1975, Cal VSA, Gia tài của mẹ, Nối vòng tay lớn, nhạc Trịnh Công Sơn, sinh viên Đại học Berkeley

Khánh Ly trở về mà không hát ca khúc da vàng, không cất tiếng với “Gia tài của mẹ” thì đó không phải là Khánh Ly được người Việt và thế giới biết đến. Continue reading

Tagged Ca khúc Da vàng, Gia tài của mẹ, Hát cho quê hương Việt Nam, Khánh Ly, Nối vòng tay lớn, Trịnh Công Sơn

  • Nguyễn Lộc
  • gửi cho BBC từ Sài Gòn

Nguồn hình ảnh, bbcvietnamese.com

Chụp lại hình ảnh,

Ca sĩ Khánh Ly sẽ biểu diễn ngày 9/5 ở Hà Nội

Vậy là ngày 30/4 năm thứ 39 đã trôi qua và cũng như vài năm trở lại đây, Sài Gòn vào những ngày này lại chứng kiến những đợt “di tản” rầm rộ ra khỏi thành phố!

Nhưng khác với thập niên 80, 90 thế kỷ trước, họ không đi xuống tàu vượt biển mà thay vào đó là những chuyến xe đò, phi cơ tấp nập. Người Sài Gòn giờ “di tản” cho những chuyến đi chơi xa cùng gia đình và bạn bè trong dịp lễ này.

30/4, đơn giản là dịp nghỉ lễ để “trốn chạy” khỏi thành phố xô bồ như tôi và thế hệ cùng lứa đang làm mà thôi.

Có lẽ TPP vẫn còn trong vòng thương thảo nên trên TV năm nay “trầm lắng” những biểu ngữ “Mỹ cút, Ngụy nhào” hay những đoạn phim tài liệu “giải phóng miền Nam” như mọi khi [hài hước là ở Trà Vinh, người ta còn dùng hình ảnh xe tăng.. Mỹ húc đổ dinh Độc Lập thay vì T30]. Cũng phải thôi, phần thì thương thuyết chưa xong, phần thì cần phải tìm những yếu tố mới trong thời đại này.

Và người ta đã ồn ào về hai sự kiện: chuyến đi Trường Sa, thăm nghĩa trang quân lực Việt Nam Cộng hòa và sự trở về của ca sỹ Khánh Ly.

Xin không bàn về chuyến thăm Trường Sa, trong bài viết này, tôi – một người trẻ thế hệ 8x trong nước [1986] xin mạn phép đóng góp ý kiến về sự trở về của ca sĩ Khánh Ly [mà xin được phép gọi bằng Cô] – một tượng đài, một tiếng hát đã thôi thúc biết bao thế hệ…

Nhớ một đêm tối cách đây hơn 10 năm, một thằng thanh niên 17 tuổi mở đĩa nhạc "Khánh Ly - Một cõi đi về" để tập tành nghe nhạc xưa, nhạc Vàng. Nói "tập tành" vì ở cái tuổi ấy làm sao mà chiêm nghiệm được "trên hai vai ta, đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm, một cõi đi về" được!

Ở trong cái độ tuổi đó, để chứng minh là người trưởng thành thì ngoài rượu bia, thuốc lá, bài bạc, bồ bịch trai gái thì chọn nghe nhạc Vàng, nhạc Trịnh - với tôi, cũng là một cách chứng tỏ. Rồi từ đó, đi vào "tâm" lúc nào không hay.

Giọng hát Khánh Ly đến với tôi như thế, dù không hiểu hết "nội hàm" của lời nhạc nhưng chất giọng khàn đặc biệt của cô đã thấm đượm và đưa tôi đi hết đĩa nhạc rất "ngọt".

Từ đó, với tôi nhạc Trịnh chỉ có Cô hát thôi chứ không ai khác được, nhất là những bài nhạc liên quan đến cuộc chiến [cảm giác rùng mình khi nhìn và nghe Khánh Ly "hát cho người nằm xuống" hay là "Gia tài của mẹ, để lại cho con. Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn"]. Sau này, khi nghe trên YouTube thì lại càng da diết với cô trong “Một chút quà cho quê hương”, “Kinh Khổ” hay “Sài Gòn ơi, vĩnh biệt”….

Chất giọng khàn ấy là niềm thôi thúc tôi tìm hiểu về âm nhạc và xã hội của giai đoạn "20 năm nội chiến từng ngày"

Giờ Cô về hát lại trên quê hương, không ở Sài Gòn - nơi nuôi dưỡng giọng ca Cô trưởng thành mà là ở Hà Nội! Cuộc trở về được quá nhiều sự mong đợi, nói như nhạc sỹ Tuấn Khanh là "giữa bãi hoang, ngó về đền đài" trong một bài viết rất hay của ông.

Nhưng nếu được nói, tôi vẫn giữ riêng cho mình mộ ý kiến là cô đừng về.

Vì Khánh Ly là một trong những tinh túy của một thời đã qua, Cô đại diện cho một xã hội mà qua tài liệu, lớp hậu bối như chúng tôi thường nói đến với một sự tiếc nuối và ao ước – “Sài Gòn ơi, vĩnh biệt”!

Cô chọn Hà Nội – nơi cô sinh ra, chắc là bùi ngùi và xúc động lắm. Và chắc hẳn trong hàng ghế hôm 9/5 tới sẽ có những quan chức ngồi nghe Cô hát và tôi cầu mong họ hãy xem lại trong 20 năm có một chế độ tạo ra một Khánh Ly lay động rất nhiều thế hệ thì sao 39 năm qua, thể chế thống nhất lại cứ phải ngóng trông giọng ca đã 70 tuổi trở về.

Chỉ mong là cuộc trở về của cô thành công tốt đẹp và ai đó đừng "lợi dụng" dịp này để nói về hòa giải với giọng điệu của kẻ bề trên.

Cuối cùng, tôi cũng nghĩ đó là ao ước của biết bao nhiêu người [và kể cả Cô nữa chăng?] là ở ngay trung tâm hội nghị Quốc Gia, Khánh Ly sẽ cất giọng:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm đô hộ giặc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày Gia tài của mẹ để lại cho con Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”

Vâng, “Gia tài của mẹ là nước Việt buồn” vẫn còn đúng như thời điêu linh, Cô Khánh Ly ạ!

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, một thanh niên sống tại TP HCM.

 Ca khúc “Gia tài của mẹ” do chính Trịnh Công Sơn hát

TBT  Bàn về tình trạng dạy sử ở nước ta, GS. Nguyễn Văn Tuấn dẫn ý của ông Hà Văn Tấn, một sử gia, nhận định rằng “Lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức” và “Các nhà sử học chúng ta thường tự coi là mác xít nhưng bệnh thiên lệch lại hay dễ mắc. Mà thiên lệch cường điệu một cách phiến diện một mặt nào đó, lại là đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm”[4].

  GS Tuấn cũng dẫn dụ rằng bài hát Gia tài của mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết chính là một cách dạy và học lịch sử : phải trung thực, không hư cấu, thần thánh theo ý chí chủ quan.

“DẠY CHO CON TIẾNG NÓI THẬT THÀ …”

Nguyễn Văn Tuấn

//anhbasam.wordpress.com/2015/12/06/6049-day-cho-con-tieng-noi-that-tha/#more-156554

Sáng nay, tôi đọc được một bài viết hay về tình trạng dạy sử ở nước ta, mà trong đó tác giả có trích câu ca nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: Dạy cho con tiếng nói thật thà. Ngày nay, chắc ít ai rong giới trẻ còn nhớ đến ca khúc “Gia tài của mẹ” này, vì có thời gian nó bị cấm [một cách vô lí]. Nhưng lời ca mà tác giả trích rất ư là thích hợp như một lời khuyên về dạy sử.

Tôi nhiều lần nhận xét là chương trình dạy sử [và văn học] hiện nay lẫn lộn giữa tuyên truyền và giáo dục. Chỉ cần lật vài trang sách giáo khoa sử bậc trung học, bất cứ của lớp nào, có thể thấy dễ dàng 3 đặc điểm chính là nội dung lệch lạc, dối trá, và một chiều.

Đặc điểm thứ nhất là nội dung quá lệch. Dành nhiều nội dung cho sử “cách mạng”: Tôi không có con số cụ thể về tất cả sách, nhưng chỉ đếm các câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp tú tài, những nội dung liên quan đến cách mạng chiếm gần 65% tổng nội dung. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định rằng: “Nói trắng ra, hiện nay người ta chán ghét học văn ,học sử là vì dạy văn thì có thật sự dạy văn đâu, mà là dùng văn để dạy chính trị, chủ yếu để dạy chính trị… Sử cũng hoàn toàn như vậy, không hề khác” [1]. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có nhận xét tương tự, ông nói rằng từ “tất cả các đề thi sử tốt nghiệp và thi vào đại học gần 40 năm nay đều chỉ hỏi về lịch sử Việt Nam từ sau năm 1930” [2]. Tác giả Nguyễn Văn Nghệ nói thẳng sử hiện nay được dạy là “sử quốc doanh”.

Đặc điểm thứ hai là dối trá. Những sự kiện không có thật được đưa vào sách sử và bắt học sinh phải học. Vụ Lê Văn Tám là một ví dụ tiêu biểu; dù sử gia đã lên tiếng, nhưng vẫn không chịu chỉnh sửa. Những sự kiện lịch sử được viết lại chệch hướng so với sự thật, và đó cũng là dối trá. Tiến sĩ Phạm Quốc Sử đã nói: “Từ rất sớm, sử học và dạy học lịch sử nước ta đã được tiêm những liều ‘vắc xin’ để ngừa những tư tưởng trái chiều. Nhưng liều tiêm khá nặng, khiến cho đối tượng bị tê cứng, hết sinh khí.”

Đặc điểm thứ ba là thiếu khách quan. Ai cũng biết sử học là một môn khoa học xã hội, mà khoa học thì đòi hỏi tính khách quan. Nhưng sách sử hiện nay thì không khách quan, mà được soạn theo mô thức “ta thắng địch thua”. Ngoài ra, nội dung thì được soạn một cách tích cực về “phe thắng cuộc”, và bôi nhọ “phía bên kia” [dù phía bên kia cũng là đồng bào, anh em trong một nước]. Một người trong cuộc, từng dạy sử ở đại học, là ông Hà Văn Thịnh nói: “Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm với Pháp, Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được” [3].

Ông Hà Văn Tấn, một sử gia, nhận định rằng “Lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài í thức của chúng ta. […] Các nhà sử học chúng ta thường tự coi là mác xít nhưng bệnh thiên lệch lại hay dễ mắc. Mà thiên lệch cường điệu một cách phiến diện một mặt nào đó, lại là đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm. Cũng chính vì vậy nhiều sự thật lịch sử đã bị bỏ qua” [4].

Do đó, có thể nói không ngoa rằng môn sử hiện nay không phải là sử học đúng nghĩa, mà nó là một sự tích hợp từ chính trị, tuyên truyền, và “tín sử” chỉ chiếm một phần nhỏ. Tôi muốn thêm rằng, các đặc điểm đề cập trên, chẳng những dạy sự dối trá cho cả mấy thế hệ người Việt, mà còn gây chia rẽ dân tộc một cách sâu sắc. Do đó, dù chiến tranh đã chấm dứt 40 năm, nhưng sự chia rẽ, thậm chí thù hận, vẫn tồn tại trong lòng dân tộc, và điều đó làm cho đất nước khó mà lớn và mạnh được. Ngày xưa, khi sáng tác ca khúc “Gia tài của mẹ”, có lẽ Trịnh Công Sơn không biết rằng những lời ca mang đậm tính nhân văn lại cũng là những lới khuyên về giáo dục rất hợp hiện nay:

Dạy cho con tiếng nói thật thà,
mẹ mong con chớ quên màu da,
con chớ quên màu da, nước Việt xưa.
Mẹ mong trông con mau bước về nhà,
mẹ mong con lũ con đường xa,
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù.

Tài liệu tham khảo

[1] //www.bbc.com/vietnamese/forum/2011/08/110808_history_students_comments.shtml

[2] //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/33607/khong-the-lan-lon-lich-su-voi-chinh-tri.html

[3] //www.danchimviet.info/archives/8990/nha-s%E1%BB%AD-h%E1%BB%8Dc-ha-van-th%E1%BB%8Bnh-noi-v%E1%BB%81-hcm/2010/05

[4] GS. Hà Văn Tấn, Lịch sử, sự thật và sử học, đăng trên Tạp chí Tổ quốc tháng giêng năm 1988, In lại trong: Một số vấn đề lí luận sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007.

Video liên quan

Chủ Đề