Tại sao người nghiên cứu cần thuyết trình công trình nghiên cứu của mình

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 19-04-2021

Chắc chắn hiện nay không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC [NCKH]

Có thể hiểu đơn giản NCKH là một dự án nhóm. Dự án này giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng vận dụng và thực hành lý thuyết đã và đang được học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Do đó, việc thực hiện các đề tài NCKH giúp cho các bạn sinh viên thu được thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quãng thời gian còn là sinh viên.

Sinh viên NCKH là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất hiện nay, bởi trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo. Có thể khẳng định rằng, sinh viên tham gia NCKH sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân.

NHỮNG LỢI ÍCH CHUNG CHO SINH VIÊN TỪ VIỆC THAM GIA NCKH

Thứ nhất, NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới

Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của mình sẽ tăng lên. Đồng thời, các bạn có cơ hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, NCKH giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đối với đề tài khoa học do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện thì việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.

Thứ ba, phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình

Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học.  Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình.

Thứ tư, cải thiện tiếng Anh chuyên ngành

Khi tham gia dự án NCKH, các bạn sinh viên sẽ được cải thiện thêm tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo. Những điểm thuận lợi này cũng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng viết chuyên đề, viết luận văn tốt nghiệp và những kỹ năng viết báo cáo khi đi làm.

Thứ năm, thiết lập thêm các mối quan hệ mới

NCKH tạo môi trường để mở rộng mối quan hệ với bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa, Trường và các tổ chức, cơ quan bên ngoài xã hội. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt đẹp đó cũng là một lợi thế, để sinh viên có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn… Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên khi xin việc sau này.

 Thứ sáu, xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Đồng thời, những đề tài đạt giải được Khoa, nhà trường và các tổ chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội việc làm ưu tiên là điều đương nhiên.

LỢI ÍCH TĂNG THÊM KHI NCKH TẠI KHOA XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH

Những lợi ích ở trên là những lợi ích chung nhất cho sinh viên khi nghiên cứu khoa học, còn nếu sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại khoa Xuất bản, Phát hành thì ngoài những lợi ích kể trên thì các bạn còn được Khoa xét thưởng 3 đến 5 triệu đồng/đề tài [ bên cạnh kinh phí trường cấp là 5 triệu/đề tài] và được Khoa hỗ trợ sử dụng một số phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện đề tài, Khoa cũng tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ năng NCKH, quy trình nghiên cứu, thực hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình giúp cho sinh viên có đầy đủ nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp cận phương pháp và kỹ năng triển khai thực hiện đề tài.

Hơn nữa, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, các em sẽ được Khoa ưu tiên tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học; ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh  hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong NCKH; tính điểm rèn luyện sinh viên và cấp Giấy chứng nhận NCKH của Khoa Xuất bản, Phát hành [khi xin việc, hồ sơ của sinh viên sẽ được đánh giá cao hơn nếu có giấy chứng nhận này]. Đối với những đề tài có tính khoa học cao, ứng dụng trong thực tiễn sẽ được phát triển bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp trường, cấp bộ …

 Nói tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp các bạn sinh viên xây dựng và phát triển được tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, tự nghiên cứu và khả năng làm việc nhóm của mình. Qua đó cũng giúp sinh viên trau dồi kiến thức, phát huy những điểm mạnh, áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tích lũy kỹ năng nghề nghiệp… để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

ThS. Nguyễn Ngọc Thanh

Giảng viên khoa Xuất bản, Phát hành

Qua bài Bí quyết quan trọng hàng đầu: Tập trung vào nội dung, chúng ta đã biết tầm quan trọng của việc tập trung vào nội dung, cũng như lựa chọn được phương hướng giải thích phân tích.

Với mỗi nhóm khán giả khác nhau, sẽ có mong muốn nghe, nhu cầu phân tích và hàm lượng dữ liệu khác nhau. Trước khi xây dựng mỗi bài thuyết trình, điều quan trọng đầu tiên là chúng ta phải xác định được nhóm người nghe của mình là ai. Mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm, góc nhìn, phương diện phân tích và góc nhìn khác nhau. Nên việc xác định đối tượng cực kỳ quan trọng. Nó sẽ giúp ta “chốt bài” một cách nhanh chóng, trực tiếp và hiệu quả nhất. 

Tiếp theo xác định nội dung cần truyền đạt và quan điểm của mình dưới góc độ tiếp cận thân thiện cho người nghe. Những điều họ quan tâm. Mong muốn của họ là gì. Và những dữ liệu thực sự liên quan đến họ cũng như gây hứng thú cho người xem. 

Sau khi đã phân tích, xác định được đối tượng và nội dung rồi, chúng ta đi vào bước xây dựng bài.

Để hiểu kỹ hơn, bài này sẽ phân tích kỹ 3 nhân tố trên, đồng thời lấy ví dụ minh họa cực dễ hiểu cho bạn.

Nhân tố đầu tiên: Xác định đối tượng thính giả.

Thính giả của bạn.

Bạn càng hiểu rõ thính giả của mình thì bạn sẽ càng thành công trong việc truyền tải thông điệp mà bạn mong muốn. Hãy tránh cách xác định chung chung thính giả của bạn là ai, như là các bên có liên quan trong và ngoài một đơn vị hay công ty nào đó. Hay những ai có nhu cầu tìm hiểu – bằng việc cố gắng bao gồm càng nhiều thính giả cùng với các nhu cầu khác nhau của họ, bạn đang đặt bản thân vào trong một vị trí mà thông điệp của bạn đang được truyền tải theo một cách kém hiệu quả. Đôi khi việc này đồng nghĩa với việc phải tạo ra các cách truyền đạt khác nhau với từng đối tượng thính giả. Việc xác định đối tượng thính giả trọng tâm cũng là một cách để giới hạn hiệu quả. Như đã nói ở trên, càng am hiểu thính giả của bạn, việc đồng cảm với họ sẽ trở nên dễ dàng hơn từ đó xác định được cách thuyết trình hiệu quả hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của họ cũng như bản thân bạn.

Vị trí của người thuyết trình

Việc xác định được mối quan hệ của bạn với thính giả cũng như cách mà họ nhìn nhận bạn cũng vô cùng cần thiết. Liệu đây là lần đầu tiên bạn tiếp xúc với họ thông qua bài thuyết trình này hay bạn đã biết họ từ trước. Liệu họ đã xem bạn như một chuyên gia hay bạn phải xây dựng sự tín nhiệm của bản thân. Đây là những yếu tố quan trọng cần phải được cân nhắc để có thể xác định được cách xây dựng cấu trúc của bài thuyết trình của mình, khi nào cần dùng dữ liệu để có thêm dẫn chứng cũng như nhịp điệu và thứ tự sắp xếp câu chuyện mà bạn muốn kể.

Nhân tố thứ 2:  Xác định nội dung

Bạn muốn thính giả của bạn biết những gì? Đây là yếu tố mà bạn cần phải nắm rõ để quyết định liệu những gì bạn nói có thật sự đáng giá với thính giả của bạn hay không và tìm hiểu xem tại sao họ cần phải lắng nghe bạn. Bạn sẽ luôn muốn thính giả của bạn biết cách để có thể áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tiễn. Nếu mà bạn vẫn chưa thể xác định được câu trả lời cho những câu hỏi trên, bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu buổi thuyết trình của bạn có thật sự cần thiết hay không.

Đây có thể là một vấn đề vô cùng nan giải với rất nhiều người. Bởi vì vấn đề này thường do lối suy nghĩ rằng thính giả của bạn biết nhiều hơn cả người thuyết trình là bạn. Do đó họ có thể biết được những thông tin, dữ liệu này nên được trình bày như thế nào. Tuy nhiên đây là lối suy nghĩ sai lầm. Nếu bạn là người phân tích và thuyết trình về những dữ liệu này, bạn đương nhiên sẽ biết chúng rõ nhất, hay nói cách khác bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này. Việc này đưa bạn vào vị trí đặc biệt để truyền đạt dữ liệu và giúp những người khác hiểu và áp dụng chúng. Nói chung những người thuyết trình cần phải đặt bản thân vào một vị trí tự tin hơn khi đưa ra những lời khuyên hay gợi ý hoặc những nhận định dựa trên phân của mình. Và tất nhiên có công mài sắt có ngày nên kim, bạn sẽ có được thành quả của mình.

Hãy bắt tay làm quen với việc này ngay từ bây giờ, theo thời gian bạn sẽ quen dần. Hãy tự tin rằng dù bạn có đưa ra gợi ý có vẻ khác thường đi nữa, vấn đề trọng tâm là người nghe áp dụng chúng như thế nào.

Kể cả khi bạn không đưa ra gợi ý chính xác về cách áp dụng chúng như thế nào, hãy dẫn dắt người nghe áp dụng chúng theo hoàn cảnh của họ. Việc dẫn dắt như vậy là một cách vô cùng hiệu quả để bài thuyết trình trở nên sinh động hơn, bởi vì họ đã có một hướng đi rồi thay vì phải bắt đầu từ con số không. Còn nếu bạn chỉ đơn thuần là thể hiện dữ liệu, việc người nghe phản ứng kiểu “à cái này hay nè” ngay lúc đó rồi quên bẵng đi trong ngày hôm sau, đây hoàn toàn là điều dễ dàng xảy ra.

Việc dẫn dắt như này thường sẽ nhận được nhiều tương tác hơn từ cuộc trò chuyện hay thảo luận, trong buổi thuyết trình cũng sẽ sinh động hơn. Tất nhiên nếu bạn không dẫn dắt họ ngay từ đầu thì việc này đương nhiên sẽ không xảy ra rồi.

Nhân tố thứ 3: Cách thực hiện

Cách bạn giao tiếp với thính giả của mình sẽ bị tác động bởi một số yếu tố như khả năng dẫn dắt các thính giả của bạn, lượng thông tin họ tiếp nhận hay mức độ chi tiết của thông tin cần dùng.

Chúng ta có thể hiểu rằng cách giao tiếp hay khả năng dẫn dắt của bạn có thể sẽ thay đổi theo buổi thuyết trình, với việc thuyết giảng trực tiếp bên trái và những tài liệu mà bạn đưa cho người xem của bạn bên phải như hình 1.1 dưới đây. Hãy cân nhắc giữa lượng thông tin mà bạn đang truyền đạt với thính giả của bạn với mức độ dày đặc của thông tin ở 2 đầu của biểu đồ.

Hình 1.1 Cách thức giao tiếp liên tục

Ở phía bên trái, với Live Presentation [Thuyết trình trực tiếp], bạn [người thuyết trình] là người kiểm soát. Bạn quyết định những gì thính giả được thấy và thời điểm nhìn thấy. Bạn có thể ứng biến dựa vào tình huống để có thể tăng tốc độ bài thuyết trình của bạn lên cũng như giảm nhịp độ xuống, hoặc có thể đi sâu hay lướt qua một chi tiết nào đó. Không nhất thiết phải bao gồm tất cả các chi tiết vào trong phần thuyết trình của bạn [khi đang nói hoặc trên slide] bởi vì bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này, luôn luôn phải trả lời được các câu hỏi liên quan đến vấn đề đang được nói, cho dù các câu hỏi đó hay chi tiết đó không ở trong bài thuyết trình.

Hướng dẫn cách thức đạt được

Để có thể thành thạo kỹ năng thuyết trình, hãy luyện tập nhiều hơn.

Đừng chỉ thuyết trình bằng việc đọc những gì trong slide của bạn! Việc này thường gây những ác cảm cho thính giả. Bạn cần phải thuộc lòng nội dung để có thể thuyết trình tốt và việc này đồng nghĩa với tập luyện thật nhiều lần. Hãy đơn giản hóa nội dung của bạn và chỉ nên đưa ra những dẫn chứng để củng cố cho bài thuyết trình trên slide. Bạn có thể dùng slide như những gợi ý về những gì cần nói nhưng đừng dùng chúng như ghi chú để bạn đọc lên.

Dưới đây là vài mẹo nhỏ để làm quen với các dụng cụ thuyết trình của bạn:

- Hãy viết ra các ý chính của từng slide trong các ghi chú thuyết trình của bạn.

- Hãy dự đoán trong đầu của bạn những gì bạn sẽ nói ra. Việc dự đoán trước như vậy sử dụng một phần não bộ khác và làm việc này có thể giúp bạn nhớ đến những ý chính cần phải được nhắc đến. Và việc này cũng giúp chúng ta trong những khâu chuyển ý mà hầu như mọi người thuyết trình nào cũng vấp phải.

- Hãy tổng duyệt một buổi thuyết trình trước mặt người thân, bạn bè hay đồng nghiệp.

Ở phía bên phải của hình 1.1, với các tài liệu bạn đưa cho thính giả, sự kiểm soát của bạn [người tạo nên những dữ liệu ấy] lại ít hơn. Trong trường hợp này, các thính giả của bạn mới là người quyết định nên sử dụng những thông tin ấy như thế nào. Những thông tin chi tiết ở đây trở nên dày đặc hơn do bạn không thể ở kế bên họ để trả lời cho từng thắc mắc mà họ đưa ra. Vì vậy, họ cần phải tìm câu trả lời trong những thông tin mà bạn đưa ra trong các tài liệu này.

Cách lý tưởng nhất là làm cho các slide trở nên ngắn gọn [do bạn sẽ trả lời các câu hỏi mà thính giả đặt ra trong lúc thuyết trình] và các dữ liệu trong tài liệu mà bạn đưa cho họ cần chi tiết hơn.

Tuy nhiên trong thực tế, do thời gian có hạn cùng các giới hạn khác, các tài liệu cũng như phần thuyết trình của bạn thường là 1. Vì vậy đã tạo nên sự phát triển của “slideument”  để có thể thỏa mãn cả 2 nhu cầu cùng lúc. Do sự đa dạng về nhu cầu tạo ra những khó khăn nhất định, chúng ta sẽ tìm hiểu cách giải quyết chúng trong các chương tiếp theo. 

Tại thời điểm này, thao tác này, bạn cần phải xác định các phương tiện để thuyết trình quan trọng hơn như các kỹ năng thuyết trình trực tiếp, tài liệu bạn cần phải đưa cho thính giả hay một việc gì khác. Việc cân nhắc giữa mức độ thông tin mà bạn sẽ truyền đạt cho thính giả của mình và việc bạn có thể kiểm soát, dẫn dắt khán giả trong câu chuyện mà bạn kể trong buổi thuyết trình sẽ là các yếu tố quan trọng lúc bạn bắt đầu tạo nội dung.

Giọng điệu thuyết trình

Nên lựa chọn giọng điệu nào trong buổi thuyết trình của bản thân. Đây cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc. Bạn đang muốn tán dương một thành công hay bạn đang muốn khích lệ họ hành động. Chủ đề của buổi thuyết trình là vấn đề quan trọng hay chỉ là các nội dung đơn giản. Giọng điệu mà bạn dùng trong buổi thuyết trình sẽ quyết định các lựa chọn về thiết kế mà chúng ta sẽ được học trong những chương tiếp theo. Trước mắt, bạn cần suy nghĩ cụ thể hơn về giọng điệu mà bạn sử dụng khi bắt đầu bước vào chuyên ngành thể hiện dữ liệu.

Vấn đề cuối cùng chúng ta cần phải cân nhắc là thính giả của chúng ta là ai và chúng ta cần họ biết những thông tin gì và cách áp dụng chúng như thế nào. Từ đó chúng ta có thể giới hạn dữ liệu để có thể trả lời cho câu hỏi: Nên sử dụng dữ liệu nào để củng cố quan điểm trong phần thuyết trình. Các dữ liệu đó sẽ trở thành các yếu tố hỗ trợ để xây dựng câu chuyện mà bạn muốn kể. 

Có nên lơ đi các dữ liệu không mang tính hỗ trợ.Nếu như bạn đang cho rằng chỉ thể hiện các dữ liệu củng cố cho luận điểm của bạn và bỏ những dữ liệu khác sẽ làm cho phần thuyết trình của bạn trở nên thuyết phục hơn, thì mình xin nhấn mạnh rằng mình không ủng hộ việc này. Việc chỉ kể một phía của câu chuyện còn tệ hơn việc hiểu nhầm, đây là một chuyện vô cùng may rủi. Một thính giả tinh mắt có thể chỉ ra các lỗ hổng của câu chuyện khi mà các dữ liệu chỉ thể hiện một khía cạnh và bỏ lơ đi các khía cạnh khác. Việc cân bằng trong nội dung giữa các dữ liệu ủng hộ và phản bác sẽ tùy thuộc vào ngữ cảnh của bạn, sự tín nhiệm bạn của các thính giả cùng các yếu tố khác.

Hẳn là các bạn đã nắm được trọng tâm vấn đề, nếu bạn còn chưa biết bước tiếp theo làm thế nào, hãy đọc tiếp bài sau để hình dung cụ thể và áp dụng vào tính huống của bản thân nhé:

Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Phân tích dữ liệu

Video liên quan

Chủ Đề