Một Bài hát được Vinh danh Trọng đêm trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022

Lời điếu mà nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đọc tại lễ truy điệu nhạc sĩ Phú Quang sáng 13/12, tôi nghe mà thấy bùi ngùi và thương tiếc cho một bậc tài danh về âm nhạc nước nhà nay đã đi xa. 

Nhạc sĩ Phú Quang xứng đáng là tượng đài bất hủ với những bài hát khắc khoải chứa đựng cả hồn cốt của mảnh đất này

Càng tiếc thương người nhạc sĩ ấy bao nhiêu, tôi càng thấy buồn và thấy cần nói cho hết quan điểm của mình. 

Sau này, mỗi lần, khi hội đồng nào đó tổ chức bỏ phiếu bầu chọn ra những người xứng đáng để nhận giải thưởng cũng như các danh hiệu cao quý [buộc phải qua quy trình 2 bước bỏ phiếu kín và đều phải được 80% phiếu bầu trong hội đồng từ cấp cơ sở cho đến cấp nhà nước đồng thuận] thì cũng nên xem xét cho có trách nhiệm hơn trước lá phiếu của mình.   

Theo lời điếu mà nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đọc, "nhạc sĩ Phú Quang xứng đáng là tượng đài bất hủ với những bài hát khắc khoải chứa đựng cả hồn cốt của mảnh đất này". 

Có lẽ chúng ta cũng không cần liệt kê cả trăm nhạc phẩm, từ nhạc giao hưởng đến nhạc phim và các ca khúc trữ tình với nhiều góc độ, cảm xúc trong gia tài âm nhạc đồ sộ mà ông để lại để nhận biết ông là bậc tài danh mức nào. 

Tiếc rằng vào năm 2011, cách ngày ông ra đi tròn chục năm, ông lại bị loại khỏi cuộc bầu chọn của một hội đồng nào đó và thế là không được cấp cao hơn xem xét để trao giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. 

Và sau lần đó, nhạc sĩ Phú Quang đã thề rằng, đây là lần đầu và cũng là lần cuối cùng trong đời ông làm hồ sơ.  

Buồn và chua chát 

Tôi cũng không biết trường hợp nhạc sĩ Phú Quang khi được một hội đồng nào đó bầu chọn liệu có ai nói với ông rằng “tôi vừa bỏ cho cậu một phiếu”, giống như một số trường hợp mà tôi biết. 

Tôi được một vị giáo sư kể cho nghe về người bạn của ông mà cười ra nước mắt.  

Số là trong một hội đồng bầu học hàm giáo sư năm nọ, có nhiều vị tham gia và khi ra khỏi phòng họp, họ đã nhắn tin chúc mừng vị phó giáo sư [PGS] đang có cơ hội đủ phiếu phong giáo sư. Rồi có người còn gặp ông PGS bắt tay rất chặt và chúc mừng ông như xong cả rồi.  

Thế nhưng, khi biết kết quả thì than ôi! Ông PGS nọ chỉ được đúng 1/5 phiếu bầu chứ không phải được 4/5 thành viên hội đồng bữa đó, họ hoặc nhắn tin, hoặc bắt tay nói rằng vừa bỏ phiếu ủng hộ ông.  

Thế mới biết, một khi không công khai lá phiếu của mình thì rất dễ có chuyện như vậy. 

Nhạc sĩ Phú Quang đã tâm sự với bạn bè khi họ bức xúc thay cho ông và hỏi ông có định đi làm cho ra lẽ vì sao không. Phú Quang đáp hài hước: “Bị loại rồi, kiện cáo, thắc mắc mà làm gì”. 

Theo quy định hiện hành, thời gian trong kế hoạch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành trước mỗi đợt xét tặng giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật sẽ thực hiện 5 năm một lần, vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9. 

Như vậy, đã thêm 2 kỳ bỏ phiếu bầu, nhạc sĩ Phú Quang vẫn không được xét lại để trao. 

Vị nhạc sĩ của công chúng đã chia sẻ rằng mình cũng  không buồn vì hội đồng xét giải thưởng. Cái được lớn nhất với ông là được khán giả ghi nhận. 

Để không phải làm ‘đơn xin giải thưởng’ 

Một nhạc sĩ có không biết bao nhiêu tác phẩm để đời như Phú Quang, khiến bao người nghe say đắm sao vẫn khó được xem xét để nhận giải thưởng về văn học nghệ thuật đến vậy nhỉ! 

Nên chăng, cần có những ngoại lệ. Họ là những trường hợp không cần phải làm "đơn xin giải thưởng" mà chúng ta vẫn nên xem xét nếu họ có những tác phẩm còn mãi với thời gian và đi vào lòng người. Theo tôi, chỉ cần cơ quan có trách nhiệm đề xuất với tác giả và tác giả trả lời có chấp nhận hay không khi được tặng. Như vậy là đủ, phòng khi họ bất ngờ từ chối thì cũng dở.  

Một cách khác, chúng ta có thể tổ chức thăm dò dư luận xã hội bằng cách thông báo trên một số phương tiện truyền thông hoặc phát phiếu ở một số đối tượng khán giả, thính giả, độc giả về người nghệ sĩ đó. Khi họ đảm bảo các tiêu chuẩn là cũng có thể xét đặc cách. Bởi một khi họ là "tượng đài trong tâm trí người dân" thì đã thừa xứng đáng.  

Trong thực tế, đất nước ta có rất nhiều người tài năng và nổi tiếng đặc biệt. Họ có đủ tư cách và uy tín để Nhà nước chủ động tiến hành xem xét, không bắt buộc phải làm đơn cứng nhắc như nhau. Nên hiểu rằng, người nghệ sĩ thường có cá tính mạnh, lòng tự trọng cao.

Không nên cào bằng mà phải có những đặc cách nhất định với những tài năng nổi trội, xuất chúng. 

Quốc Phong

Ở nhiều nước, các giải thưởng lớn về nghệ thuật không do nhà nước mà do các tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc những quỹ nghệ thuật bình xét và trao tặng.

Nhạc sĩ Doãn Nho [phải] và ca sĩ Tùng Dương với giải thưởng Bài hát của năm 2012 dành cho Chiếc khăn piêu tại đêm tổng kết trao giải Bài hát yêu thích - Ảnh: GIA TIẾN

Danh sách do ông Phùng Huy Cẩn - Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng [Bộ VH-TT&DL] cung cấp cho báo chí.

Quyết định tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước do Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký đầu năm 2017 trao tặng cho các tác giả có cụm tác phẩm xuất sắc và đặc biệt xuất sắc về văn học nghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt này được tặng cho 7 tác giả: GS. TS. NSND Lê Ngọc Canh [Lý Lai Anh], NSND Chu Thuý Quỳnh, TS Trần Đình Ngôn, tác giả Nguyễn Thế Khoán [Mịch Quang], GS. NSND Nguyễn Trọng Bằng, nhạc sĩ Doãn Nho, PGS Triệu Đạt Hiền [Chu Minh].

Ba cố tác giả được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh là Nguyễn Xuân Thiều; nhạc sĩ Hoàng Phi Hồng [Hoàng Hà, Cẩm La]; nhà văn Trần Hữu Mai.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã ký quyết định tặng giải thưởng Nhà nước cho 56 tác giả và 11 cố tác giả.

Một số tác giả đoạt giải thưởng Nhà nước như: NGND Hoàng Cương, GS. TS Trần Thế Bảo, NSND Lê Văn Thi, NSND Phạm Nhuệ Giang, NSND Trần Thế Dân, TS Ngô Phương Lan, NSND Đào Bá Sơn, NSUT Nguyễn Xuân Sơn, KTS Lê Thành Vinh, NSND Hà Bắc, Nguyễn Đăng Chương [Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn]…

Trước đó, ngày 21-11-2016, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Ban thi đua khen thưởng Trung ương, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình về việc "chưa xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật" cho 39 tác giả, trong đó có: nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ Thu Bồn, nhạc sĩ Thuận Yến, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, tác giả Ninh Viết Giao, nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng, tác giả Trần Bảng, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên...

Ngoài ra, những tác giả “trượt” giải thưởng Nhà nước có nhiều tác giả gương mặt quen thuộc như: nhà nghiên cứu di sản Trần Lâm Biền, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhạc sĩ Lê Việt Hòa, nhà văn Nguyễn Đình Lạp, nhà nghiên cứu văn hoá Ngô Đức Thịnh, nhạc sĩ Nguyễn Thế Song…

Ngày 25-11-2016, Bộ VH-TT&DL có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục xét giải thưởng Nhà nước với ba tác giả: Minh Chuyên, Lê Đức Tiến, Nguyễn Thị Phương Hoa.  

Mới đây, ngày 14-2-2017, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho hai tác giả là nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà thơ Thu Bồn.

Tờ trình cho biết hai tác giả này có hồ sơ đủ điều kiện và tỉ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% trở lên của tổng số thành viên Hội đồng cấp Nhà nước nhưng thiếu giải thưởng theo quy định [giải thưởng trong các cuộc thi do Bộ VH-TT&DL hoặc các hội văn học nghệ thuật trung ương tổ chức hoặc giải thưởng quốc tế]. Tuy vậy, các tác phẩm của hai tác giả đều được công luận và Hội đồng cấp Nhà nước đánh giá cao. Nên Bộ VH-TT&DL trình Thủ tướng xem xét, trình Chủ tịch nước xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật cho hai tác giả.

"Nghiêng về nhân thân" khi xét chọn?

Về những ý kiến băn khoăn việc xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước còn những bất cập, ông Phùng Huy Cẩn cho biết, quy trình thành lập Hội đồng cấp Nhà nước rất chặt chẽ, tuy nhiên, những thành viên Hội đồng ở các lĩnh vực khác nhau, đều có kiến thức nền, nhưng khi xét về lĩnh vực chuyên sâu lại là điểm yếu.

Theo ông Cẩn, hướng khắc phục điểm yếu này là nên giảm bớt các thành viên là chuyên gia, chỉ giữ lại các thành viên từ cơ quan quản lý nhà nước, và vấn đề được đưa ra xét chọn cũng nghiêng về nhân thân các tác giả thay vì chủ yếu tập trung vào giá trị các tác phẩm.

Bên cạnh những tiêu chuẩn khung khi xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, ông Cẩn mong muốn nên đề cập thêm “các trường hợp đặc biệt sẽ do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định” để “xét chọn hợp lý, hợp tình” với các trường hợp tương tự như Xuân Quỳnh, Thu Bồn.

V.V.TUÂN

Video liên quan

Chủ Đề