Một số bài tập về biện pháp tu từ từ vựng

I. CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh.

1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Trẻ em như búp trên cành

2. Nhân hoá: là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

3. ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng [giống nhau] nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự

vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh [Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài].

5. Điệp ngữ: là từ ngữ [hoặc cả một câu] được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

VD:    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

          Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

6.Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

VD:

Mênh mông muôn mẫu màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.

8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

 II. Luyện tập

Bài tập 1: Phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học và ẩn dụ, hoán dụ tu từ học?

Gợi ý: 1.[ 1điểm]

 – ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học là phép chuyển nghĩa tạo nên nghĩa mới thực sự của từ, các nghĩa này đư­ợc ghi trong từ điển.

– ẩn dụ, hoán dụ tu từ học là các ẩn dụ, hoán dụ tạo ra ý nghĩa lâm thời [nghĩa ngữ cảnh] không tạo ra ý nghĩa mới cho từ. Đây là cách diễn đạt bằng hình ảnh, hình t­ượng mang tính biểu cảm cho câu nói; Không phải là phư­ơng thức chuyển nghĩa tạo nên sự phát triển nghĩa của từ ngữ.

Bài tập 2: Biện pháp tu từ được sử dụng  trong hai câu thơ sau là gì ?

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi .

[ Truyện Kiều – Nguyễn Du ]

A. ẩn dụ     C. Tương phản

B. Hoán dụ   D. Nói giảm , nói tránh .

Gợi ý: C

Bài tập 3: Hai câu thơ sau  sử dụng những biện pháp tu từ nào ?

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

A. Nhân hoá và so sánh   C. ẩn dụ và hoán dụ.

B. Nói quá và liệt kê.      D. Chơi chữ và điệp từ.

Gợi ý: A

Bài tập 4: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trờ đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trog lăng rất đỏ.

Gợi ý: Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ.

Các biện pháp tu từ trong tiếng Việt: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa, phép điệp, phép đối, nói quá, nói giảm, nói tránh, …
Đề bài :Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau:
1.

Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa

2.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

3.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông

4

.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

5.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào

6.

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân đầu gối vẫn săn gân

7.

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

8.

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

9.

Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

10.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

11.

Đầu xanh đã tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

12.

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn liền với thị thành đứng lên

13

Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng

14. Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại.Chúng ta muốn có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.

15.

Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên bờ

16.Cờ bạc, r­ượu chè, lô đề,… nó đều thông thạo cả. Khổ thân nhất là bà già nhà nó. Lá vàng sắp rụng đến nơi mà vẫn phải khòng l­ưng quẩy gánh ngày ngày kiếm vài ba chục để nuôi kẻ đầu xanh 17.Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. ĐÁP ÁN: 1. Bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ ” cây đa, bến cũ, con đò” . Trong đó “cây đa”, “bến cũ” là những vật đứng yên,” con đò” là vật thường xuyên di chuyển, chúng dùng để biểu hiện nỗi buồn của đôi trai gái khi phải xa nhau. 2. Ẩn dụ : thuyền, bến Thuyền: là vật thường xuyên thay đổi ->> biểu tượng cho người con trai [ tình cảm dễ đổi thay ] Bến : vật cố định ->> tình cảm thủy chung của người con gái Cách nói ẩn dụ là cho câu ca thêm tế nhị, phù hợp với việc bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm thủy chung của người con gái 3. Ẩn dụ : lửa lựu ,chỉ hoa lựu nở nhiều, đỏ rực như những đốm lửa. Cách nói ẩn dụ làm cho bức tranh trở nên sinh động, rực rỡ sắc màu, hoa lựu không chỉ có màu, mà còn có độ sáng, độ nóng. Điệp phụ âm đầu “L” trong các từ ” lửa lựu lập lòe ” làm cho câu thơ có sức tạo hình .

4.Hình ảnh ẩn dụ ” giọt long lanh ” có thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân … Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại . Sự chuyển đổi cảm giác rất sáng tạo độc đáo của tác giả . Từ tiếng hót của loài chim mà ông cảm nhận bằng thính giác giờ đây trở thành giọt long lanh rơi mà ông đã trông thấy chúng sắp rơi xuống .


5. Hoán dụ : Thôn đoài , thôn Đông : lấy địa danh để chỉ người sống ở địa danh đó Cau , trầu : Ẩn dụ chỉ người con trai và người con gái Cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, hán dụ rất phù hợp với lối nói bóng gió, xa xôi, tế nhị của tình yêu. 6.Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người ->>Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong 7. Điệp ngữ : Khăn thương nhớ ai Hán dụ “khăn : chỉ người cọn gái Tác dụng của biện pháp tu từ: bộc lộ nỗi niềm thương nhớ một cách kín đáo , tế nhị nhưng không kém phần mãnh liệt của cô gái 8.Hoán dụ : “Áo chàm” chỉ đồng bào  Việt Bắc 9. Lửa : ẩn dụ chỉ hoa dâm bụt Cách nói ẩn dụ khắc họa vẻ đẹp của hoa dâm bụt : đỏ, rực rỡ, đầy sức sống… 10. Hoán dụ : bàn tay ->> chỉ người/ sức lao động, ý chí của con người 11. Hoán dụ : Đầu xanh : chỉ người còn trẻ Má hồng : người con gái đẹp 12. Hoán dụ : Áo nâu: người nông dân Áo xanh : người công nhân 13. Biện pháp phóng đại :khom lưng chống gối [ cố gắng hết sức] để gánh 2 hạt vừng [ công việc quá nhỏ nhặt, không đáng kể] Trên thực tế không ai như thế ->> phóng đại nhằm mục đích mỉa mai, châm biếm những chàng trai yếu đuối, vô tích sự  

14.  

Ẩn dụ Văn nghệ ngòn ngọt : thứ văn nghệ tầm thường, hào nhoáng bề ngoài, không có giá trị

Tình cảm gầy gò: [phản ánh ] những tình cảm ,cảm xúc thoáng qua,vô nghĩa, tầm thường…

  1. Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên bờ Ẩn dụ thác: những khó khăn trở ngại. Thuyền : ý chí, nghị lực của con người

16. Lá vàng sắp rụng đến nơi mà vẫn phải khòng l­ưng quẩy gánh ngày ngày kiếm vài ba chục để nuôi kẻ đầu xanh

Ẩn dụ lá vàng: người già Kẻ đầu xanh : người còn trẻ

17.Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nắng giòn tan

Xem thêm bài tập về phép điệp phép đối tại đây://vanhay.edu.vn/bai-tap-ve-phep-diep-phep-doi


Xem thêm các biện pháp tu từ đã học :  biện pháp tu từ Bài tập tiếng việt

Ôn tập các biện pháp tu từ từ vựng

Bài 1: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong các câu thơ sau:

a, Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

[Trần Đăng Khoa ]

b, Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

[Đỗ Trung Quân ]

Bài 2: Hãy tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau:

a, Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu

b, Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

So sánh ở đây được thực hiện nhờ những từ so sánh nào?

 Bài 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong việc diễn đạt của các câu văn sau:

- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa thơ ngây này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

- Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

[ Tôi đi học – Thanh Tịnh ]

Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập các biện pháp tu từ từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ôn tập các biện pháp tu từ từ vựng Bài 1: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong các câu thơ sau: a, Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng [Trần Đăng Khoa ] b, Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. [Đỗ Trung Quân ] Bài 2: Hãy tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau: a, Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu b, Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu So sánh ở đây được thực hiện nhờ những từ so sánh nào? Bài 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong việc diễn đạt của các câu văn sau: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa thơ ngây này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. [ Tôi đi học – Thanh Tịnh ] Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [ Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng ] Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa. Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. [ Mùa xuân của tôi – trích “ Thương nhớ mười hai “ - Vũ Bằng ] Bài 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai đoạn văn dưới đây? Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. Hai đoạn văn có điểm gì giống nhau? Tôi yêu Sài Gòn da diết.Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bống nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. [ Sài gòn tôi yêu – Minh Hương ] Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải vì thế. [ Mùa xuân của tôi – trích “ Thương nhớ mười hai “ - Vũ Bằng ] Bài 5: Đọc bài thơ sau: Dòng sông mặc áo Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trôi thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây rang vàng Dèm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai [ Nguyễn Trọng Tạo ] [?] Bài thơ tả cảnh gì? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để miêu tả? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó bằng một đoạn văn. Bài 6: Hãy viết tiếp những câu văn sau bằng cách dùng hình ảnh so sánh: a. Con đường làng uốn lượn.. b. Mùa đông, cây hồng trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành .. c. Bầu trời đầy sao. d. Những quả dừa lúc lỉu trên cao. e. Trong buổi bình minh, chim chóc đua nhau cất tiếng hót ríu ran Bài 7: Dùng nghệ thuật nhân hoá để viết lại những câu văn tả sau đây sao cho cách diễn đạt trở nên giàu hình ảnh hơn: a. Về mùa hè, nước sông trong xanh màu ngọc bích. b. Trưa hè, lũ trẻ thường rủ nhau ra chơi dưới bóng cây đa cổ thụ. c. Khi diều hâu xuất hiện, gà mẹ xoè cánh che chở cho đàn con. d. Cần trục vươn tới, kéo lên từng thùng hang khổng lồ, nhẹ nhàng đặt vào khoang những chiếc xe tải đang chờ sẵn. Bài 8: Tìm và điền những từ tượng hình, tượng thanh phù hợp vào chỗ trống trong các đoạn văn sau: a. “ Nắng đã lên. Sau một đợt mưa [1] kéo dài, chút ánh nắng [1] ấy thật đáng quý biết bao. Bầu trời không còn khoác chiếc áo choàng trắng [3] nữa. Những khoảng xanh thẫm trên vòm cao loang ra rất nhanh, phủ kín tạo thành một chiếc áo khoác mới tinh. Nổi lên trên cái nền trời xanh [4] đó là những cụm mây trắng muốt trôi [5]. Mặt trời ló ra. Nắng [6]. Rồi nắng [7] dần lên. Trong khu vườn nhỏ, chim choc gọi nhau [8] nghe vang động và [9] biết bao ”. b. “ Dòng sông trong chiều hè thật [1]. Gió thổi [2] đủ làm cho sóng nước gợn [3]. Ánh nắng cuối ngày vàng rực, phủ sáng trên dòng nước trong xanh. Một vài con đò nhỏ lướt qua. Tiếng hò của cô lái đò vọng lên [4], [5]. Hai bên bờ sông, những bãi ngô xanh rờn [6]. Trên vòm cao [7], cánh diều đang chao lượn. Tiếng sáo diều [8], [9] lan toả trong bóng chiều. Bài 9: Hãy sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa để viết lại đoạn văn sau đây sao cho tạo thành một đoạn văn mới giàu hình ảnh và giàu sức gợi hơn. a. Trước sân trường có một cây bàng to lớn. Dưới gốc cây bàng nổi lên nhiều cái u rất to. Cành lá bàng xòe ra rất rộng. Mùa đông lá bàng màu đỏ. Mùa hè, lá bàng màu xanh. b. Đêm đã về khuya. Gió bấc thổi hun hút. Cái lạnh bao trùm khắp nơi. Cây cối im lìm trong giá rét. Thỉnh thoảng có tiếng côn trùng rả rích nghe càng thêm não nùng. *Ẩn dụ - Hoán dụ Bài 1: Thay thế các từ ngữ in đậm sau bằng những ẩn dụ thích hợp: Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng lẫy có trên khắp các sườn đồi. Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng. Bài 2: Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây: a, Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? [Ca dao] b, Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn [Ca dao] c, Chỉ có thuyền mới biết Biển mênh mông nhường nào. [Xuân Quỳnh] d, Này lắng nghe em khúc nhạc thơm. [Xuân Diệu] đ, Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố [Phạm Thế Khải] e, Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới. [Nguyễn Tuân] Bài 3: Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không? Nếu có, em hãy chỉ ra những ẩn dụ cụ thể: Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Bài 4: Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào? a, Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát [ Viễn Phương ] b, Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu [ Lê Anh Xuân ] Bài 5: Chỉ ra các hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào? a, Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi. [Nguyễn Tuân] b, Tự nhiên, Xa Phủ rút cây sáo. Tiếng sáo thoát ra từ ống trúc, véo vonTiếng sáo bay theo chân hai người tới chỗ rẽ. [Ma Văn Kháng] Bài 6: Tìm ẩn dụ và hoán dụ trong các câu sau: a, Nhận của quá khứ những con đê vỡ, những nạn đói, ta đã làm nên các mùa vàng năm tấn, bảy tấn. [Chế Lan Viên] b, Bóng hồng nhác thấy nẻo xa Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai [Nguyễn Du] Bài 7: Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ dưới đây và xếp vào một kiểu hoán dụ thích hợp: a, Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người [Tố Hữu] b, Hội làng ta năm nay to hơn mọi năm. Mới bảnh mắt ông thủ chỉ và mấy tay thủ trống đã có mặt trên sân cỏ bên đầm sen, chuẩn bị cho buổi đấu vật. [Trần Đình Khôi] c, Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn liền với thị thành đứng lên [Tố Hữu] d, Tay ta, tay búa, tay cày Tay gươm tay bút dựng xây nước mình [Tố Hữu] đ, Đứng lên, thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn! [Tố Hữu]

Video liên quan

Chủ Đề