Một số thuốc kháng sinh thường dụng trong chăn nuôi thủy sản

Với nỗ lực tăng nhanh sản lượng thủy sản và kim ngạch xuất khẩu, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam rất chú trọng tới nuôi trồng thủy sản. Ðể đạt được sản lượng và lợi nhuận cao nhất, đại bộ phận người dân hiện đang áp dụng các phương thức nuôi thâm canh. Tuy nhiên, với hình thức này, vật nuôi lại bị ảnh hưởng nhiều bởi áp lực môi trường và dịch bệnh, gây chết hàng loạt. Trong số các bệnh của thủy sản thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây ra với những bệnh có tính chất nguy hiểm. Để khắc phục tình trạng này, thông thường, người nuôi sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh là những hợp chất có thể tiêu diệt hoặc ngăn cản sự tăng trưởng của các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc hoặc động vật nguyên sinh. Tuy nhiên, do việc sử dụng không đúng cách và quá nhiều các loại thuốc kháng sinh nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc [antibiotic resistence] và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc là việc sử dụng các loại kháng sinh với hàm lượng nhỏ trong thức ăn của thủy sản như một chất kích thích sinh trưởng.

Hiện tượng kháng kháng sinh gia tăng

Hiện tượng kháng kháng sinh là khả năng mà một sinh vật có thể chịu được tác động của các loại kháng sinh. Gen kháng thuốc thường có sẵn trong các loài vi sinh vật tạo ra kháng sinh [antibiotic – producing – bacteria] nhằm bảo vệ chúng khỏi tác động của kháng sinh này. Những gen này có thể được hình thành trong các loài vi khuẩn khác thông qua sự trao đổi gen với một vi khuẩn tạo ra kháng sinh, do vậy chúng có khả năng tạo ra cơ chế làm trung hòa hoặc phá hủy các loại thuốc kháng sinh.

Theo một nghiên cứu trên tôm nuôi của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 cho thấy, vi khuẩn Vibrio sp [n=20] kháng hoàn toàn với Oxacillin [80,3%], Novobiocin [72,3%], Erythromycin, Tetracycline [87,2%]; Vibrio sp [n=15] kháng cao với Oxytetracycline [86,7%], Ampiciline [81,2%] và Rifampicin [91,2%]. Cũng theo một nghiên cứu tại Nghệ An đã xác định có khoảng 15 loại kháng sinh được sử dụng dưới hình thức cho ăn [liều lượng 1,4 – 6 g/kg thức ăn], hình thức té xuống ao [1 kg/1.000 m3]; Xác định được V.parahaemolyticus [n=9] gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính [AHPND] kháng hoàn toàn Ampicilline, 90,9% kháng Neomycin, 66,7%; Erythromycine và 55,6% kháng Tetracyclie; V. parahaemolyticus [n=9] không gây bệnh AHPND kháng đồng thời 4 loại thuốc, 22,2% [6 loại] và 11,1% [5 loại].

Hay trên cá tra nuôi nước ngọt, vi khuẩn E.ictaluri [n=64] kháng cao với Chloramphenicol và Florfenicol [94,03%], Tetracycline [92,54%], Streptomycin [74,63%], Enrofloxacin [71,64%], Gentamicin và Norfloxacin [46,27%]; A. hydrophila [n=64] kháng hoàn toàn với Ampicillin, Amoxicillin và Cefalexin [100%], Tetracycline [90,54%], Florfenicol [60,81%] và Neomycin [54,05%]; Tần số xuất hiện các gen kháng Florfenicol là 72,5% và 87,5%; Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn A. hydrophila và E. ictaluri có khả năng truyền gen kháng thuốc của chúng sang vi khuẩn E. coli trong môi trường ao nuôi cá tra.

Giải pháp

Kháng sinh vốn dĩ được dùng để chữa bệnh, tuy nhiên, rất nhiều hộ nuôi đã sử dụng như một cách phòng ngừa. Vì vậy, để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh, người nuôi cần lưu ý, tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh; Thực hành nuôi tốt, quản lý/giám sát môi trường nuôi đúng kỹ thuật. Lựa chọn con giống cơ sở có uy tín; Ghi chép nhật ký nuôi, sử dụng thuốc/hóa chất; Không nhận thông tin tư vấn khi không có hoạt động thu mẫu tôm/cá trong ao/đầm mình; Không điều trị khi không được chẩn đoán; Loại thuốc được chỉ định dùng sau khi thực hiện các bước: 1] Thu mẫu động vật thủy sản tại hộ nuôi, 2] Phân tích nuôi cấy được vi khuẩn, 3] Lập kháng sinh đồ; Dừng sử dụng 7 – 14 ngày trước khi thu hoạch.

Sử dụng các sản phẩm probiotics để cải thiện hệ vi sinh vật của ao nuôi.

Đối với nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh nghiên cứu tạo ra giống vật nuôi kháng bệnh; Tạo được các sản phẩm thay thế kháng sinh; Rút ngắn thời gian chẩn đoán để cho phép lựa chọn thuốc kháng sinh thích hợp.

Bên cạnh đó, các cơ quan, nhà quản lý cần đẩy mạnh quy định bán kháng sinh; Kiểm tra giám sát hiệu quả cơ sở bán thuốc…; Kiểm soát hiệu quả sản phẩm probiotics; Tuyên truyền đến người nuôi thông tin về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh và áp dụng đúng các phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh trong trị bệnh, loại thuốc được dùng; Thuyết phục, hướng dẫn người nuôi tôm/cá theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

>> Năm 2017, Bộ NN&PTNT ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; trong đó, Cục Thú y được giao làm đầu mối. Đến nay, Cục đã tiến hành thủ tục thành lập đội kỹ thuật, tiểu ban về kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản; làm việc với các chuyên gia nhằm xây dựng chương trình về kháng kháng sinh.

Hiện nay ngành chăn nuôi đang chuyển dần theo phương thức chăn nuôi tập trung. Xu hướng này đã và đang ô nhiễm môi trường, làm chi diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Vì vậy, kháng sinh là loại thuốc thú y quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

1. Tình hình quản lý việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Theo thống kê, có 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên chúng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ. Do đó, nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán tự do. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], trong đó Việt Nam được xếp vào “một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới”.

Người dân sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan

Ở nước ta, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại gia cầm và lợn còn tệ hơn do thực trạng thực thi pháp luật và giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế. Đồng thời nhu cầu đạm động vật ngày càng tăng, Việt Nam hiện là một trong ba nước trong khu vực được dự đoán có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật nuôi tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2030.

2. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi [Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn], năm 2017 vừa qua, tình trạng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên sử dụng thuốc kháng sinh vẫn diễn ra thường xuyên tần suất từ 1 – 3 lần/tháng. Ngoài ra, người chăn nuôi còn sử dụng vắc – xin cho gia cầm quá liều lượng từ 1,5 – 2 lần so với khuyến cáo.

Tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay

Theo khảo sát của Viện Sức khỏe môi trường và phát triển bền vững, khoảng 50% số hộ cho biết họ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ lời khuyên cán bộ, bác sỹ thú y, người bán thuốc thú y; số còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm. Các loại kháng sinh được nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng là: Amoxicillin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin, Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin.

3. Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Mỗi năm, 50.000 người tại Mỹ và châu Âu chết do kháng thuốc kháng sinh. Ngày tại Thái Lan mỗi ngày có đến 100 người chết do kháng kháng sinh. Một trong những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này là sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan.

Vì lợi nhuận, không ít trang trại đã không ngần ngại sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh cấm. Họ trộn thẳng vào thức ăn mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Hậu quả là tồn dư thuốc trong sản phẩm thịt. Con người sử dụng thực phẩm này làm ảnh hưởng gan, thận cùng nhiều bất lợi khác cho cơ thể. Trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đó là tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi thuốc cũ không có tác dụng, thuốc mới chưa có, vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ trở thành đại dịch. “Khi thuốc kháng sinh không còn tác dụng thì chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể tử vong” – Bác sỹ Lokky Wai, đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo.

Hậu quả khó lường như vậy. Tuy nhiên, bằng mắt thường người tiêu dùng không thể nhận biết được thực phẩm có tồn dư kháng sinh. Cuộc đấu tranh chống sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn hết sức phức tạp.

4. Hướng giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi 

Để cải thiện chất lượng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cũng như tránh được tình trạng kháng kháng sinh cho người thì trước hết phải bắt đầu từ người chăn nuôi. Cần phải tuyên truyền, giáo dục cho họ: mặt lợi của kháng sinh; mặt hại của việc dùng kháng sinh không đúng loại, liều lượng, thời gian.

Từ thực trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam, Bộ NN – PTNN đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về quản ly sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017 – 2020”. Theo kế hoạch này, Bộ NN – PTNN đã đưa ra nhiều giải pháp, nội dung thực hiện. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh; nguy cơ hình thành kháng kháng sinh; giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tồn dư kháng sinh trong thực phẩm … Dần hạn chế sử dụng, tiến tới cấm sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi.

DS Nguyễn Gia Hân

[Visited 13.835 times, 1 visits today]

Video liên quan

Chủ Đề