Lịch tiêm phòng cho heo nái mang thai

Hỏi: Khi tách lợn con thì cần tiêm những loại vắc xin gì cho lợn con. Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi lịch tiêm phòng vắc xin cụ thể cho lợn.Tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Quân, Hải Dương

 Xin giới thiệu quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt để bà con có thể tham khảo.

+ Tiêm vắcx in phòng bệnh E.coli.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn lợn lần 1.

+ Tiêm vắc xin tai xanh lần 1.

+ Tiêm vắc xin Xoắn khuẩn lần 1, sau 1 tuần tiêm nhắc lại lần 2.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn lợn lần 2.

+ Tiêm vắc xinn phòng bệnh Phó thương hàn lần 1.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh giả dại.

+ Tiêm vắc xin Dịch tả lợn lần 1 [nếu lợn mẹ chưa tiêm phòng trước khi sinh]. Chú ý: Nếu lợn mẹ đã được tiêm phòng trước đó, thì tiêm phòng lần 1 cho lợn con vào ngày 35-38 ngày tuổi và nhắc lại lần 2 vào thời gian lợn 60 ngày tuổi.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh Phù đầu lợn con.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng lần 1.

– Lợn được 30-34 ngày tuổi: Tiêm vắc xin Phó thương hàn lần 2.

+ Tiêm vắc xin Dịch tả lợn lần 2.

+ Tiêm vắc xin Tai xanh lần 2.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnhTụ huyết trùng.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng lần 2.

– Lợn được 70 ngày tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh Đóng dấu lợn.

– Lợn được 90-100 ngày tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn lần 3.

– Đối với lợn nái hậu bị 6 tháng tuổi trở lên:

+ 6 tuần trước khi phối giống tiêm vắc xin Parvovac phòng bệnh sẩy thai lần 1.

+ 3 tuần trước khi phối giống tiêm vắc xin Parvovac phòng bệnh sẩy thai lần 2.
KS.CNTY- Nguyễn Xuân Thủy [st]

Copyright 2016 © HẢI THỊNH Thiết kế Web Thái Nguyên

CÂU HỎI: 

Chị TRẦN THỊ HOÀNG QUYÊN ở Bình Đại, Bến Tre hỏi: “Heo mẹ trước khi sinh 10 ngày có tiêm ngừa thuốc phòng bệnh giả dại được không? Heo nái mang thai 100 ngày có cần tiêm ngừa E.coli không?

Thưa chị Trần Thị Hoàng Quyên và bà con chăn nuôi thân mến!

Nói chung việc tiêm ngừa vaccine cho heo nái là điều rất cần thiết, vì có thể đạt được hai mục đích đó là:

[1] Ngừa bệnh cho heo nái

[2] Heo nái sẽ truyền kháng thể để phòng bệnh cho heo con qua sữa đầu. Vấn đề ở đây là nên tiêm ngừa lúc nào cho có hiệu quả?

-Chúng ta biết rằng heo nái ở thời kỳ đầu mang thai nếu bị nhiễm bệnh giả dại thì thai bị chết và tiêu thai.

-Nếu heo nái bị nhiễm bệnh giả dại ở giai đoạn giữa của chu kỳ mang thai thì sẽ gây ra hiện tượng thai gỗ, sẩy thai.

-Nếu bị nhiễm bệnh ở thời kỳ chửa cuối sẽ gây ra sẩy thai, heo con sinh ra yếu, hoặc chết lúc sinh.

Thời gian cần thiết để hình thành kháng thể cao nhất sau khi tiêm vaccine là khoảng 2 tuần. Như vậy việc tiêm ngừa vaccine để phòng bệnh giả dại cho heo nái 15 ngày trước khi phối là tốt nhất. Đối với heo nái rạ có thể tiêm vaccine ngừa bệnh giả dại 3-6 tuần trước mỗi lứa đẻ hoặc ít nhất là 2 tuần để heo nái đủ thời gian tạo ra kháng thể truyền qua cho heo con. [Lưu ý khi tiêm cho heo nái mang thai cố gắng tiêm nhẹ nhàng, đừng làm cho heo nái giựt mình hoặc nhảy chồm đột ngột có thể ảnh hưởng đến thai].

Tóm lại, heo nái của chị Quyên chỉ còn 10 ngày nữa là sinh thì không nên tiêm vaccine để ngừa bệnh giả dại vì không đủ thời gian để tạo kháng thể phòng bệnh cho heo con.

Vấn đề thứ hai mà chị Trần Thị Hoàng Quyên hỏi là heo nái mang thai 100 ngày có cần tiêm ngừa E.coli không?

Như phần trên đã trình bày, sau khi tiêm ngừa 2 tuần thì kháng thể sẽ được hình thành trong cơ thể thú mẹ và sẽ có trong sữa đầu. Việc tiêm ngừa E.coli cho heo nái là để tạo ra kháng thể truyền qua sữa đầu để ngừa bệnh E.coli cho heo con trong thời gian bú mẹ.

Con heo nái của Chi Quyên còn khoảng 2 tuần nữa mới sinh nên việc tiêm ngừa E.coli là vẫn còn kịp và cần thiết để phòng bệnh cho heo con.

Kính chúc chị Quyên cùng bà con chăn nuôi luôn sức khỏe và thành công.

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm tăng sưc đề kháng cho heo với một số tác nhân gây bệnh. Trong vắc xin có hai thành phần:

  • Kháng nguyên [là thành phần chủ yếu]: gồm có một hoặc một số mầm bệnh đã bị giết chết hoặc làm yếu đi.
  • Chất bổ trợ: gồm hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giữ kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể, tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở vật nuôi. Thường dùng là keo phèn [gọi là vắc xin keo phèn], dầu khoáng, dầu thực vật [gọi là vắc xin nhũ hóa].

Nguyên tắc chung khi tiêm vắc xin cho heo:

  •  
  • Thời gian từ lúc chích vaccin đến khi tạo miễn dịch cho heo là 3 tuần [tối thiểu 20 ngày], cấc loại vaccin chích cách nhau tối thiểu 1 tuần.
  • Khoảng thời gian an toàn dùng vaccin cho nái từ 70 ngày sau khi phối đến 3 tuần trước ngày sinh dự kiến [thời gian mang thai 113-115 ngày]

Thuốc, vaxin 

Lợn con,

lợn choai 

Lợn cái

hậu bị

Lợn

nái chửa

Lợn nái

nuôi con

Lợn

đực giống

Fertran-B12

hoặc

Phar-F.B 1080 

1 – 3 ngày tuổi.
Tiêm lần 2

sau 2 tuần

[nếu cần].

       

ADE – Bcomplex

1 – 3 ngày tuổi.
Tiêm lần 2

sau 2 tuần

[nếu cần] 

4 – 5 tháng tuổi 

Ngày chửa 84

và 100 

Ngày tách con 

Khi cần

Pharm- cox
[Phòng cầu trùng]

1ml/con 3 – 4

ngày tuổi 

Vacxin

Phó thương hàn

L1: 20 ngày tuổi
L2: 7 ngày sau

Nếu dịch xảy ra tiêm

cho nái chửa trước đẻ

ít nhất 15 ngày

Vacxin

Dịch tả lợn

30 – 45

ngày tuổi 

4 – 5

tháng tuổi

3 – 4 tuần trước đẻ

hoặc sau đẻ trên 15 ngày 

2 lần/năm

Vacxin
Tụ huyết trùng
  

55 – 60

ngày tuổi 

3 – 4 tuần trước đẻ

hoặc sau đẻ trên 15 ngày 

2 lần/năm

V. Farrowsure

[Lepto, thai gỗ,

đóng dấu] 

6 và 2 tuần

trước phối 

7 – 15 ngày

sau đẻ 

2 lần/năm

V. Lở mồm

long móng  

45 – 50

ngày tuổi

2 tuần

trước phối

Trước đẻ

trên 20 ngày 

3 lần/năm

V. Rối loạn

sinh sản

và hô hấp [JIXA1-R]

Lần 1: 14 ngày tuổi.

Lần 2: sau 28 ngày

 4 tháng tiêm một lần

Chú ý:

Tiêm vắc xin còn có thể gây phản ứng dị ứng [phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm]. Vật nuôi thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da [thường gặp ở heo]. Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì vật nuôi có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì sau khi tiêm ta cần theo dõi cẩn thận trạng thái sức khỏe của đàn vật nuôi trong vài giờ liền.

– Đối với lợn nái đẻ có thể tiêm vacxin sau khi đẻ qua 10 ngày nhưng cần kết thúc trước cai sữa 2 ngày.

– Đối với lợn con: sau khi tiêm mũi vacxin Dịch tả lần thứ nhất khoảng 3 – 4 tuần tiêm thêm mũi thứ 2 là tốt nhất. 

Trong vùng dịch tả lợn: Tiêm ngay cho lợn con sơ sinh vacxin DTL khi chưa bú sữa đầu sẽ phòng được bệnh dịch tả lợn.

– Có thể tiêm vacxin Dịch tả lợn và vacxin Tụ huyết trùng cùng một ngày nhưng tiêm ở 2 vị trí khác nhau và chỉ tiêm cho lợn trên 2 tháng tuổi.

– Trong các trang trại nên tiêm thêm vacxin phòng bệnh viêm phổi truyền nhiễm [bệnh suyễn]. Tốt nhất là tiêm các loại vacxin đa giá để tiết kiện thời gian.

– Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ, quảng canh chỉ cần tiêm  Fertran-B12 hoặc Phar-F.B 1080 và ADE-Bcomplex  cho lợn vào lúc 1 – 3 ngày tuổi để bổ sung Fe và tăng cường sức đề kháng, sau đó tiêm các loại vacxin phòng bệnh Phó thương hàn, Dịch tả, Tụ huyết trùng, vùng có nguy cơ tiêm thêm vacxin phòng bệnh Lở mồm long móng, Lepto, Tai xanh là đủ.

Liều thuốc trộn vào 1 tấn thức ăn cho lợn nuôi thịt.

Giới thiệu sản phẩm dùng đường ăn/uống với thành phần chính, chỉ định phòng trị bệnh kèm liều dùng, số ngày sử dụng chung cho lợn sau cai sữa

Tên thuốc 

Thành phần 

Phòng và trị các bệnh 

Liều 

điều trị 

Liều phòng 

Số ngày 

  sử dụng  

Ampi – col

Ampicilin, Colistin 

Nhiễm khuẩn tiêu hoá, hô hấp. 

2 kg 

1 kg 

3 – 5 ngày 

CRD – Pharm

Doxycyclin, Tiamulin 

Suyễn. Hồng lỵ, tiêu chảy phân sống. 

2 kg 

1 kg 

5 – 7

Dia – pharm

[Tiêu chảy heo]  

Neomycin, Colistin 

Nhiễm khuẩn tiêu hoá.

Phù đầu.

2,8 kg 

1,4 kg 

3

D.T.C Vit  

Doxycyclin, Tylosin 

Suyễn.

Hồng lỵ, tiêu chảy phân sống.

4 kg 

2 kg 

3 – 5

Enro – flox 5%  

Enrofloxacin

Nhiễm khuẩn tiêu hoá, phù đầu. 

1 kg 

0,5 kg 

3 – 5

Pharamox  

Amoxycilin 

Nhiễm khuẩn tiêu hoá, hô hấp. 

2 kg 

1 kg

5 – 7

Pharcolivet 

Ampicilin, S.dimethoxin 

Nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hoá. 

4 kg

 2 kg 

3

Pharmequin 

Flumequin 

Tiêu chảy, phù đầu.

Tụ huyết trùng. 

1 kg 

0,5 kg 

3 – 5

Pharm-flor

Florfenicol

Vi khuẩn bội nhiễm trong bệnh tai xanh

10g/20kgP/ngày

3 – 5

Pharmpicin  

Trimethoprim, Colistin 

Nhiễm khuẩn tiêu hoá.

Phù đầu.

2,5 kg 

1,25kg 

3 – 5

PTH-Pharma

Thiamphenicol 

Phó thương hàn, tiêu chảy, phù đầu. 

2 kg 

1 kg 

3 – 5

Men sống 

Phartizym-BSA

L. acidophilus,

B. subtilis,

Methionin, lyzin 

Khử mùi hôi trong phân.
Tăng trọng. Ngừa tiêu chảy, táo bón.

5 kg 

 2,5 kg 

 > 7

Men sống 

Pharbiozym 

Lactobacilus,

Methionin, lyzin, vitamin B1 

Tăng trọng.

Ngừa tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hoá. 

2 kg 

1 kg 

> 7

Men sống

Phar-selenzym

L.acidophilus, selen hữu cơ,

vitamin,

acid amin 

Tăng đề kháng, tăng sinh sản.

Phòng, trị  tiêu chảy.

Phòng trị ngộ độc gan, báng nước. 

2 kg

1 kg 

 > 7

Phar – C vimix    

Vitamin  C, Methionin 

Giải độc, chống nóng.

Tăng đề kháng

4kg

2kg

5 – 7

Phar – M comix  

9 vitamin,

6 khoáng vi lượng

và acid amin

thiết yếu. 

Làm hồng da, mượt lông.

Kích thích tăng trọng.

Kích sữa. Tăng sinh sản cho lợn nái.

Phòng trị bại liệt.

2 kg 

1 kg

 > 5

Pharotin – K  

Vit.A, vit.H, Fe, Zn…

Thiếu Zn. Viêm da, rụng lông.

Viêm kẽ chân, nứt móng.

5 kg 

1 kg 

 >5


Chú ý:  – 7 ngày trước và sau khi dùng CRD-Pharm không dùng sản phẩm chứa Salinomycin, monensin, maduramicin, narasin.
– Có thể kết hợp vừa dùng kháng sinh vừa dùng men sống.

Tư vấn khách hàng

Video liên quan

Chủ Đề