Một trong những cách thực để công dân thực hiện quyền ứng cử là tự

Ngay sau khi đất nước mới dành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn và thiết lập nhà nước ta theo kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đặc trưng cơ bản của nhà nước của dân, do dân, vì dân đó là: nhà nước do nhân dân làm chủ, chính quyền nhà nước do nhân dân thiết lập thông qua chế độ bầu cử. Trong những quyền cơ bản của công dân, trước hết đó là quyền bầu cử và ứng cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Hễ những ai muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử". Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp, pháp luật của nhà nước ta. Tại Điều 2, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định: công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. Quyền ứng cử của người dân được thực hiện thông qua 2 hình thức: công dân tự ứng cử và do tổ chức, cơ quan, đơn vị giới thiệu ứng cử. Qua các kỳ bầu cử cho thấy, phần lớn công dân thực hiện quyền ứng cử của mình thông qua tổ chức, cơ quan, đơn vị giới thiệu. Quyền tự ứng cử của công dân mặc dù được pháp luật quy định, song kết quả thực hiện còn có nhiều hạn chế. Chẳng hạn, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI cả nước có 67 người tự ứng cử, trong đó 10 người được đưa vào danh sách chính thức, kết quả chỉ có 2 người trúng cử; cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XII cả nước có 238 người tự ứng cử, trong đó có 30 người được đưa vào danh sách chính thức và chỉ duy nhất 01 người trúng cử. Nghệ An là một trong những tỉnh luôn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI, Nghệ An chỉ có một người nộp đơn tự ứng cử, nhưng sau khi hiệp thương vòng 3 không được đưa vào danh sách chính thức. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII vừa qua, có 3 người nộp đơn tự ứng cử, song chỉ có 01 người được đưa vào danh sách ứng cử viên chính thức và kết quả đã trúng cử. Đây là trường hợp duy nhất của cả nước đại biểu trúng là người tự ứng cử trong cuộc bầu cử này. Qua thực tiễn những cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội vừa qua cho thấy sở dĩ quyền tự ứng cử của người dân chưa được phát huy tốt là do những nguyên nhân sau đây: 1. Về Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, tại Điều 2, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định: công dân nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. Song, tại điều các điều 34, 35, Luật bầu cử đại biểu lại quy định cơ quan, tổ chức đơn vị giới thiệu người của tổ chức mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Quy trình giới thiệu: trước hết lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị dự kiến người ra ứng cử, tiếp đó tổ chức lấy ý kiến của hội nghị cử tri nơi người đó công tác, trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị thống nhất giới thiệu người của cơ quan mình ra ứng cử. Với quy trình thực hiện như vậy những người là Đảng viên, là cán bộ, công chức trong các tổ chức của Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan của nhà nước thì trên thực tế quyền ứng cử của họ theo quy định của Pháp luật đã bị hạn chế rất nhiều. Thực tế đây vẫn là cách làm cũ theo kiểu: "Đảng cử dân bầu". Chỉ có những người, ngoài Đảng, những người không tham gia vào các tổ chức của Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan của nhà nước mới có điều kiện thực hiện quyền tự ứng cử của mình theo quy định của Pháp luật. Mặt khác, Luật bầu cử đại biểu quốc hội và các văn bản hướng dẫn hiện hành của nhà nước lại chưa quy định cụ thể, rõ ràng về thủ tục, trình tự thực hiện quyền tự ứng cử của công dân, nên trong thực tế người dân thực hiện quyền tự ứng cử của mình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. 2. Về công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của công dân trong công tác bầu cử còn hạn chế. Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức phụ trách bầu cử, cũng như một bộ phận quần chúng nhân dân chưa thực sự quan tâm, khuyến khích, đồng tình ủng hộ đối với các trường hợp tự ứng cử. Trong xã hội vẫn còn tâm lý chưa đồng thuận đối với những người tự ứng cử, cá biệt có lúc còn "cảnh giác" với người tự ứng cử. Trong thời gian tới, để đảm bảo quyền tự ứng cử của công dân, cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau đây: 1. Cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, quy định rõ ràng quyền tự ứng cử của công dân, quy trình, thủ tục, cách thức để công dân thực hiện quyền tự ứng cử của mình. Trong Luật bầu cử Quốc hội hiện hành chưa có điều luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục trong việc thực hiện quyền tự ứng của công dân. 2. Cần tuyên truyền phổ biến một cách sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân về Pháp luật bầu cử, về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong các cuộc bầu cử, về quyền tự ứng cử của công dân. Vận động nhân dân tham gia tích cực vào các cuộc bầu cử, khuyến khích mọi công dân có đủ đức, tài mạnh dạn thực hiện quyền tự ứng cử, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hình thành văn hóa bầu cử lành mạnh, phát huy quyền dân chủ của mọi người dân, trên cơ sở đó tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. 3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức phụ trách bầu cử cần thực hiện tốt quá trình hiệp thương, tạo điều kiện để mọi công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện tốt quyền tự ứng cử của mình, tạo điều kiện để các ứng cử viên vận động bầu cử, đưa tin một cách bình đẳng đúng pháp luật, tránh trường hợp kỳ thị đối với những người tự ứng cử. 4. Trong xã hội dân chủ, ắt sẽ có những lực lượng, cá nhân lợi dụng dân chủ. Các ngành chức năng thực thi bảo vệ pháp luật cần phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp tiến hành kiểm tra xem xét chu đáo, kỹ lưỡng quá trình công tác, nhân thân của các ứng cử viên, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về pháp luật bầu cử, những ứng cử viên không xứng đáng để loại ra ngoài danh sách. Đồng thời tạo điều kiện để những người có đủ đức tài, không phân biệt tự ứng cử hay do cơ quan, tổ chức giới thiệu thực hiện tốt quyền công dân theo quy định của pháp luật. Tuyển chọn những người tự ứng cử là những người thực sự có năng lực, có tín nhiệm cao, giúp ích cho nhân dân, cho quê hương. Việc này chỉ có thể bắt đầu và cuối cùng là ý kiến của nhân dân, nhân dân phát hiện, nhân dân kiểm tra, nhân dân lựa chọn. 5. Trong quá trình phân bổ ứng cử viên về các đơn vị bầu cử, cần xem xét tạo điều kiện để những ứng cử viên được giới thiệu về địa bàn mà họ đã có quá trình hoạt động, công tác, những nơi mà phần lớn cử tri đã có nhiều thông tin nhất về ứng cử viên, qua đó cử tri sáng suốt bỏ phiếu lựa chọn người xứng đáng nhất đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất./. Hồ Đức Thành Giám đốc Sở Nội vụ » Luật Thuế bảo vệ môi trường cần sớm ban hành[01/06/2010] » Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm tra dự thảo nghị quyết kỳ họp của HĐND[20/12/2009] » Tham vấn ý kiến nhân dân để có quyết sách đúng đắn[18/12/2009] » Chất lượng các kỳ họp HĐND huyện và của các xã, thị thực trạng và nguyên nhân[12/08/2008] » Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn sau hai năm thực hiện Luật thanh tra[12/08/2008] » Để việc tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND các cấp đạt kết quả tốt[11/08/2008] » Tiếp xúc cử tri: Thực trạng và nguyên nhân[30/03/2008] » Một số kinh nghiệm về công tác tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội[25/03/2008] » Nói và Làm[08/03/2008] » Bàn về thực hiện kiến nghị sau giám sát[08/03/2008]

03/05/2021    Lượt xem: 74516    In bài viết   Độ tương phản  

Quyền bầu cử là gì? Quyền ứng cử là gì? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân? Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tiến hành theo những nguyên tắc nào? Thế nào là nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?

Theo Điều 27 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 quy định như sau: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”.

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.

Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND.

Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc bầu cử phổ thông.

- Nguyên tắc bình đẳng.

- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp.

- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Nguyên tắc bầu cử phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật [trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự]. Nguyên tắc này thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình./.

Anh Xê Ka

Video liên quan

Chủ Đề