Mức đóng bh năm 2023

[HNMO] - Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV vừa diễn ra, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, trong đó quyết nghị nhiều phương án liên quan đến lương cơ sở 2023, chính sách lương hưu, bảo hiểm xã hội [BHXH] từ 1-7-2023. Mức điều chỉnh tăng dự kiến từ 1,49 triệu đồng/tháng hiện nay lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 1-7-2023, tương ứng mức đóng BHXH cho người lao động cũng tăng lên.

Chi trả lương hưu tại nhà ở quận Ba Đình.

BHXH Việt Nam cho biết, tại Khoản 2, Điều 5 và Khoản 1, Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định rõ, mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

Ngoài ra, Điểm I, Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở. Do đó, trường hợp lương cơ sở được điều chỉnh tăng 1,8 triệu đồng/tháng từ 1-7-2023 thì mức đóng BHXH của người lao động sẽ tăng theo.

Cũng tại kỳ họp vừa diễn ra, Quốc hội quyết định tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp BHXH với đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp. 

Với nội dung này, đối chiếu theo các quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1-1-2016 trở đi, mức hưởng lương được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Còn đối với nhóm đối tượng người lao động tham gia BHXH trước ngày 1-1-2016 thì mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, nghĩa là lương cơ sở tăng thì mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng từ 1-7-2023. 

Với các trường hợp hưởng trợ cấp BHXH, theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, các chế độ trợ cấp BHXH gồm có mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau; mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; mức dưỡng sức sau thai sản; mức trợ cấp mai táng; mức trợ cấp tuất hằng tháng được căn cứ dựa trên mức lương cơ sở.

Chẳng hạn, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở; mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở…

Như vậy, từ ngày 1-7-2023, một số trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH dự kiến tăng theo mức điều chỉnh tăng của lương cơ sở.

[Tổ Quốc] - Chiều 11/11/2022, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, trong đó chốt thời điểm tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 với mức tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng. Việc này không chỉ thay đổi mức thu nhập của người lao động mà còn thay đổi mức đóng BHYT của các nhóm đối tượng.

Mức đóng BHYT của người lao động thay đổi ra sao từ 1/7/2023?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo mức sau:

Mức đóng BHYT của người lao động

Mức đóng BHYT của người lao động = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó, mức lương cơ sở không ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhưng lại tác động đến mức đóng BHYT tối đa của nhóm đối tượng này. Bởi theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội [BHXH], mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa chỉ bằng 20 tháng lương cơ sở.

Do đó, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT tối đa của người lao động sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2023.

Mức đóng BHYT của cán bộ, công chức, viên chức

Cũng theo khoản 1 Điều 18 và điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi tháng, cán bộ, công chức viên chức sẽ phải đóng quỹ BHYT theo tỷ lệ sau:

Mức đóng BHYT của cán bộ, công chức, viên chức = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó:

- Tiền lương đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm [tính theo lương cơ sở và hệ số tương ứng] và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có]. 

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa = 20 tháng lương cơ sở. 

Do đó, khi lương cơ sở tăng từ 1/7/2023, mức đóng BHYT của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo. Mức tăng cụ thể sẽ phụ thuộc vào hệ số lương mà người đó đang được nhận và mức đóng BHYT tối đa của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên mức 540.000 đồng/tháng.

Mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên

Theo khoản 11 Điều 18 và điểm 4.2 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, đối tượng học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đóng với BHYT theo mức sau:

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Như vậy, từ 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên sẽ tăng từ 46.935 đồng/tháng lên thành 56.700 đồng/tháng.

Mức đóng BHYT của người hoạt động không chuyên trách cấp xã 

Khoản 2 Điều 18 và điểm 1.3 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định năm 2019 quy định, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mỗi tháng phải đóng BHYT với mức sau:

Mức đóng BHYT của người người hoạt động không chuyên trách cấp xã = 1,5% x Mức lương cơ sở

Từ 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ tăng từ 22.350 đồng/tháng lên mức 27.000 đồng/tháng. 

Mức đóng BHYT của hộ nghèo, cận nghèo

Theo khoản 10 Điều 18 và điểm 4.1, 4.1a khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2019, những người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều tham gia BHYT phải đóng với mức sau:

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 30% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Do đó, khi lương cơ sở tăng từ 1/7/2023, mức đóng BHYT của người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều sẽ tăng từ 20.115 đồng/tháng lên thành 24.300 đồng/tháng. 

Mức đóng BHYT của hộ nông - lâm - ngư nghiệp có mức sống trung bình

Theo khoản 12 Điều 18 và điểm 4.3 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình phải đóng với BHYT theo mức sau:

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Từ 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình sẽ tăng từ 46.935 đồng/tháng lên thành 56.700 đồng/tháng.

Mức đóng BHYT hộ gia đình 

Khoản 13 Điều 18 và khoản 5 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình phải đóng với BHYT theo mức sau:

Thành viên hộ gia đình

Số tiền đóng/tháng

Người thứ nhất

4,5% mức lương cơ sở

Người thứ hai

70% mức đóng của người thứ nhất

Người thứ ba

60% mức đóng của người thứ nhất

Người thứ tư

50% mức đóng của người thứ nhất

Người thứ năm trở đi

40% mức đóng của người thứ nhất

Khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT hộ gia đình cũng sẽ tăng ngay từ ngày 1/7/2023 với mức tăng cụ thể như sau:

Thành viên hộ gia đình

Mức tăng

Người thứ nhất

Tăng từ 67.050 đồng/tháng lên thành 81.000 đồng/tháng

Người thứ hai

Tăng từ 46.935 đồng/tháng lên thành 56.700 đồng/tháng

Người thứ ba

Tăng từ 40.230 đồng/tháng lên thành 48.600 đồng/tháng

Người thứ tư

Tăng từ 33.525 đồng/tháng lên thành 40.500 đồng/tháng

Người thứ năm trở đi

Tăng từ 26.820 đồng/tháng lên thành 32.400 đồng/tháng

Trọng Trần

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề